Hãy sắp xếp các ảnh chụp của các giai đoạn của giảm phân dưới kính hiển vi

6.1 K

Với giải Câu 1 trang 107 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 17: Giảm phân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 17: Giảm phân

Câu 1 trang 107 Sinh học 10Hãy sắp xếp các ảnh chụp của các giai đoạn của giảm phân dưới kính hiển vi (ở hình bên) theo đúng trình tự các kì của quá trình giảm phân.

 (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Đặc điểm các kì của giảm phân là:

- Kì đầu I:

+ Các NST kép bắt đôi với nhau thành từng cặp tương đồng và dần co xoắn.

+ Các chromatid của các NST tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo).

+ Thoi phân bào hình thành, màng nhân và hạch nhân tiêu biến.

- Kì giữa I:

+ Các cặp NST kép tương đồng co xoắn cực đại và di chuyển về mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, tập trung thành hai hàng.

+ Các vi ống được vào một phía tâm động của mỗi NST kép.

- Kì sau I:

+ Hai NST kép trong cặp tương đồng tách rời nhau ra và mỗi NST di chuyển trên thoi phân bào đi về một cực của tế bào.

- Kì cuối I:

+ Các NST kép dần dãn xoắn.

+ Thoi phân bào tiêu biến.

+ Màng nhân và hạch nhân xuất hiện tạo thành hai nhân mới.

+ Tế bào chất phân chia tạo thành hai tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ nhưng ở trạng thái kép.

- Kì đầu II:

+ NST kép dần co xoắn và hiện rõ.

+ Thoi phân bào được hình thành.

+ Màng nhân và hạch nhân dần tiêu biến.

- Kì giữa II:

+ Các NST kép co xoắn cực đại và di chuyển về mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào tập trung thành một hàng.

+ Mỗi NST kép gắn với vi ống ở cả hai phía của tâm động.

- Kì sau II:

+ Hai chromatid của mỗi NST kép tách rời nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào đi về hai cực của tế bào.

- Kì cuối II:

+ Các NST dần dãn xoắn.

+ Thoi phân bào tiêu biến.

+ Màng nhân và hạch nhân xuất hiện tạo thành hai nhân mới.

+ Tế bào chất phân chia tạo thành hai tế bào con.

Lời giải:

Sắp xếp các ảnh chụp của các giai đoạn của giảm phân dưới kính hiển vi theo đúng trình tự các kì của quá trình giảm phân là: 1 (kì đầu I), 4 (kì giữa I), 2 (kì sau I), 3 (kì cuối I), 8 (kì đầu II), 7 (kì giữa II), 6 (kì sau II), 5 (kì cuối II).

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Số lượng NST ở tế bào con được sinh ra qua giảm phân là

A. giống hệt tế bào mẹ (2n).

B. giảm đi một nửa (n).

C. gấp đôi tế bào mẹ (4n).

D. gấp ba tế bào mẹ (6n).

Đáp án đúng là: B

Giảm phân là hình thức phân bào giảm nhiễm, các tế bào con được tạo ra qua giảm phân có số lượng nhiễm sắc thể giảm một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.

Câu 2: Điểm khác biệt của giảm phân so với nguyên phân là

A. có thể xảy ra ở tất cả các loại tế bào.

B. có 1 lần nhân đôi NST.

C. có 2 lần phân chia NST.

D. có sự co xoắn cực đại của NST.

Đáp án đúng là: C

Giảm phân có 1 lần nhân đôi NST nhưng có 2 lần phân chia NST (giảm phân I và giảm phân II).

Câu 3: Sự trao đổi chéo của các chromatid của các NST tương đồng xảy ra vào kì nào trong giảm phân?

A. Kì đầu II.

B. Kì giữa I.

C. Kì sau I.

D. Kì đầu I.

Đáp án đúng là: D

Sự trao đổi chéo của các chromatid của các NST tương đồng xảy ra vào kì đầu I trong giảm phân

Xem thêm lời giải bài tập Sinh Học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: 

Mở đầu trang 104 Sinh học 10: Cơ chế nào giúp các loài sinh sản hữu tính duy trì được bộ NST của loài qua các thế hệ?...

Đánh giá

0

0 đánh giá