Với giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước chi tiết bám sát nội dung sgk Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước
Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi 1 trang 156 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 1 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy:
- Kể tên các thành phần chủ yếu của thủy quyển.
- Cho biết nước ngọt tồn tại dưới những dạng nào. Nêu tỉ lệ của từng dạng.
Lời giải:
- Các thành phần chủ yếu của thủy quyển: Nước mặn (97,5%), nước ngọt (2,5%).
- Nước ngọt tồn tại ở 3 dạng gồm nước ngầm (30,1%), băng (68,7%), nước mặt và nước khác (1,2%).
- Nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ tồn tại ở những đâu?
- Hãy mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước.
Lời giải:
- Nước mưa rơi xuống tồn tại ở ao, hồ, sông, suối, biển và đại dương, nguồn nước ngầm,...
- Vòng tuần hoàn nước lớn
Chu kỳ tuần hoàn của nước là dòng chuyển động liên tục của nước và không có điểm bắt đầu, tuy nhiên chúng ta có thể bắt đầu từ sông hồ và đại dương. Mặt Trời làm nóng bề mặt trái đất làm cho nước bốc hơi. Hơi nước bốc lên tầng khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa. Mưa xuống, nước được giữ lại ở sông hồ hay nước ngầm, các vùng nước đóng băng,… Từ đó nước tiếp tục di chuyển theo vòng tuần hoàn của nó.
Luyện tập & Vận dụng
Lời giải:
Nước trong các sông, hồ có tham gia vào các vòng tuần hoàn lớn của nước. Vì nước trong ao hồ cũng là nước trong thiên nhiên, và đều tham gia vào quá trình vận động, chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Lời giải:
Học sinh tìm kiếm thông tin trên sách, báo hoặc internet,…
Nguồn nước ngọt ở Việt Nam đang suy giảm về số lượng và bị ô nhiễm nghiêm trọng.
* Tình trạng: Việt Nam có nguồn nước mặt, nước ngầm tương đối tốt, trữ lượng dồi dào. Tuy nhiên, nguồn nước này đang có nguy cơ ô nhiễm từ hoạt động xả thải, đặc biệt với các sông chảy qua đô thị. Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng nên hiện tượng xâm mặn vào sâu qua các cửa sông, làm ảnh hưởng tới chất lượng nước ngọt của các địa phương. Ở một số đoạn sông, nước sông bị ô nhiễm với mức độ cao, xu hướng ngày càng tăng đã ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nước sông để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
* Hậu quả:
- Nước bị ô nhiễm có hại cho sức khỏe của con người, động vật và thực vật.
- Nước bị ô nhiễm có các bệnh truyền nhiễm như dịch tả, sốt thương hàn,…
- Lượng nước ngọt trên thế giới giảm, thiếu nước ngọt nghiệm trọng ở một số vùng.
- Mất nhiều chi phí để xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước ngọt.
- Làm chết nhiều loài sinh vật biển, đại dương và động vật khi uống nước có độc,…
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước
1. Thuỷ quyển
- Khái niệm: Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm trên bề mặt và bên trong của vỏ Trái Đất.
- Các nguồn nước
+ Nước ở các đại dương, biển, sông, hồ, đầm lầy.
+ Nước dưới đất (nước ngầm), tuyết, băng.
+ Hơi nước trong khí quyển.
2. Vòng tuần hoàn lớn của nước
* Đặc điểm
- Nước trong thiên nhiên không ngừng vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
- Nước di chuyển giữa đại dương, lục địa và không khí.
- Nước mưa rơi xuống tồn tại ở ao, hồ, sông, suối, biển và đại dương, nguồn nước ngầm,...
* Vòng tuần hoàn nước lớn
Chu kỳ tuần hoàn của nước là dòng chuyển động liên tục của nước và không có điểm bắt đầu, tuy nhiên chúng ta có thể bắt đầu từ sông, hồ và đại dương. Mặt Trời làm nóng bề mặt Trái Đất làm cho nước bốc hơi. Hơi nước bốc lên tầng khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa. Mưa xuống, nước được giữ lại ở sông hồ hay nước ngầm, các vùng nước đóng băng,… Từ đó nước tiếp tục di chuyển theo vòng tuần hoàn của nó.