Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống Ngữ văn 9 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống
Đề bài: Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống.
Dàn ý Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống
- Mở đầu: Người chủ trì nêu vấn đề thảo luận đã được thống nhất ở phần chuẩn bị.
- Triển khai:
+ Theo sự chỉ định của người chủ trì, các thành viên trình bày ý kiến thảo luận với các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. Chú ý sử dụng ngôn ngữ cơ thể và điều chỉnh ngữ điệu nói cho phù hợp với nội dung rình bày; kết hợp hiệu quả ngôn ngữ nói với các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, đoạn phim ngắn,…
+ Khi một thành viên phát biểu, các thành viên còn lại lắng nghe, ghi chép vắn tắt nội dung ý kiến; đặt câu hỏi, góp ý, phản biện.
+ Thư kí ghi chép nội dung các ý kiến thảo luận thành biên bản.
- Kết thúc: Người chủ trì tổng kết các nội dung chính đã thảo luận; khẳng định ý nghĩa của việc thảo luận về vấn đề trong đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học, cảm ơn sự góp ý của các thành viên tham gia.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 1
Xin chào thầy cô và các bạn. Tên em là..., học sinh lớp...
Đoạn trích "Kim Tiền" trong vở kịch "Đình Công và Nổi Dậy" của tác giả Vi Huyền Đắc là một phần của câu chuyện tinh tế về sự phân khúc và tầng lớp xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ cận hiện đại. Bằng cách phân tích đoạn trích này, chúng ta có thể thảo luận về tác dụng và tác hại của đồng tiền trong cuộc sống.
Về tác dụng của đồng tiền, có thể thấy đồng tiền có những tác dụng chi phối con người qua một số phương diện sau:
1. Sự thăng tiến và phát triển: Đồng tiền có thể là phương tiện để mỗi người thăng tiến và phát triển trong cuộc sống. Trong đoạn trích, Kim Tiền được miêu tả như một người có địa vị và quyền lực, có thể thúc đẩy sự thăng tiến xã hội của mình thông qua việc sử dụng tiền bạc.
2. Khả năng thể hiện sức mạnh: Đồng tiền có thể là công cụ để thể hiện sức mạnh và ảnh hưởng trong xã hội. Việc sở hữu nhiều tiền bạc có thể mở ra cánh cửa cho quyền lực và tầm ảnh hưởng, như trong trường hợp của Kim Tiền.
Nhưng đồng tiền cũng đem đến rất nhiều tác hại cho con người:
1. Sự Phân Biệt Đối Xử: Đồng tiền có thể gây ra sự phân biệt đối xử trong xã hội, tạo ra một khoảng cách giữa những người giàu có và những người nghèo đói. Trong đoạn trích, Kim Tiền thể hiện sự coi thường và khinh miệt đối với những người nghèo khó, đánh dấu một sự chênh lệch đáng kể giữa các tầng lớp xã hội.
2. Mất Mát của Giá Trị Nhân Văn: Việc sự sở hữu tiền bạc có thể dẫn đến mất mát của giá trị nhân văn và đạo đức. Trong đoạn trích, Kim Tiền được miêu tả như một người tham vọng và không từ bất kỳ hành động nào để đạt được mục tiêu của mình, mặc cho những tổn thất xã hội và nhân văn.
Vì vậy, có thể thấy đồng tiền có tác dụng và tác hại đối với cuộc sống, và đoạn trích "Kim Tiền" từ vở kịch "Đình Công và Nổi Dậy" thể hiện rõ điều này. Việc thảo luận về vấn đề này có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn về vai trò của tiền bạc trong xã hội và cách nó ảnh hưởng đến con người và giá trị xã hội.
Bài thảo luận của em đến đây là kết thúc. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 2
Xin chào thầy cô và các bạn. Tên em là..., học sinh lớp...
Tình yêu thương là một trong những đề tài mà có lẽ dù có đo đếm hết chiều dài của thời gian người ta cũng không thể khai thác được cho đến cùng kiệt. Trong văn chương, tình yêu thương là đề tài nhận được rất nhiều tình cảm của các tác giả qua nhiều giai đoạn. Và Nam Cao cũng là một trong những tên tuổi hướng ngòi bút của mình vào tình yêu. Trong truyện ngắn Chí Phèo ông không lý tưởng hóa tình yêu bằng sự lãng mạn, thơ mộng và thi vị mà ông đã tập trung ngòi bút vào miêu tả tình yêu chân thực, ca ngợi sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người.
Hình ảnh “bát cháo hành” mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo trong tác phẩm gắn liền với mối tình “đôi lứa xứng đôi” Chí Phèo - thị Nở. Trước khi gặp Thị, Chí Phèo từng là một người nông dân lương thiện, hiền lành như cục đất. Con người ấy dù có một tuổi thơ bất hạnh, bị chuyền tay như một món hàng nhưng vẫn giữ trọn được những vẻ đẹp tâm hồn cao quý, thiêng liêng của một đời lương thiện, biết phải trái biết đúng sai, biết tự trọng. Nhưng bàn tay đen tối của bọn cường hào phong kiến nói chung, đại diện là Bá Kiến nói riêng và cái nhà tù thực dân không cho con người ấy sống cuộc đời lương thiện. Chúng hùa vớỚI nhau, tước đi cả nhân hình và nhân tính của người nông dân lương thiện, để biến anh Chí trở thành thằng Chí Phèo, biến anh canh điền hiền lành, chăm chỉ trở thành kẻ lưu manh có mỗi một nghề là rạch mặt ăn vạ. Chẳng ai cho Chí một chút quan tâm, không ai coi hẳn là người. Để từ đó, Chí Phèo trượt dài trên con dốc tha hóa xuống đáy vực của nó và trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.
Thế nhưng, phía cuối đường hầm vẫn còn một chút ánh sáng le lói để Chỉ hy vọng. Trong cái làng Vũ Đại ấy vẫn còn một người dám nhìn đến Chí, không sợ Chí Phèo và luôn đi qua vườn nhà hắn để lấy nước. Đó là một người đàn bà khốn khổ, khổ đau và phải chịu nhiều thiệt thòi - thị Nở. Chao ôi! Sao nhà văn Nam Cao lại dùng những lời văn lạnh lùng đến tàn nhẫn, mỉa mai để tả người đàn bà khốn khổ ấy? Người đàn bà đã mang một dung nhan “xấu ma chê quỷ hờn”, lại còn dở hơi “ngần ngơ như những người đần trong cổ tích”, mà thị lại còn nghèo nếu trái lại thì ít nhất sẽ có một người đàn ông khổ sở. Họ gặp nhau trong một đêm gió mát rười rượi với ánh trăng ở vườn chuối cạnh bờ sông. Những tàu lá chuối bị gió bay lại “giãy lên đành đạch như là hứng tình”. Khung cảnh lãng mạn đang tác thành cho họ. Chí Phèo uống rượu ở nhà Tự Lãng đã say từ nửa đường; thị Nở đi kín nước cũng hớ hênh tựa vào gốc chuối ngủ trong cái gió mát như quạt hầu. Hai con người dị dạng, hai số phận trớ trêu đã trải qua một đêm tình lãng mạn đúng kiểu “Chí Phèo thị Nở”. Nhưng Nam Cao dựng lên mối tình “người - ngợm” này không phải để câu khách rẻ tiền mà làm tỏa sáng tình người, tình yêu thương và sự săn sóc ấm áp của một người đàn bà xấu xí ngoại hình nhưng lại có một tấm lòng vàng.
Đêm tình ấy đã khiến thị Nở xao xuyến và suy nghĩ nhiều, đặc biệt về Chí Phèo, về trận ốm của Chí. Thị về nhà sau cuộc tình, sau khi dìu Chí Phèo vào nhà và trằn trọc không sao ngủ được. Thị nghĩ “thổ trận ấy thật là phải biết, cứ gọi là hôm nay nhọc nhữ”. Và thị nghĩ phải cho hắn ăn một tí gì mới được. Vì thế, Thị đã đem cho Chí nồi cháo hành còn nóng hổi để hắn ăn cho khỏi ốm. Hơn cả một chi tiết nghệ thuật, bát cháo hành của thị Nở đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật trong văn học hiện đại Việt Nam. Đặt trong quãng đời dài dặc tràn đầy bi kịch, trong hoàn cảnh dưới đáy xã hội hiện tại của Chí, bát cháo ấy là tình người hiếm hoi mà Chí nhận được. Đó chính là hạnh phúc tình yêu muộn màng, quý giá vô vàn mà lần đầu tiên trong đời hắn được cảm nhận. Bát cháo hành nóng hổi cùng những cử chỉ, lời nói thô vụng của thị Nở đã đánh thức phần “Người” lương thiện bị vùi lấp lâu nay trong Chí. Không ngờ được con người mới hôm qua còn đi đốt nhà, bắt vạ, rạch mặt ăn vạ, hôm nay lại có thể tỉnh táo nhận ra nhịp sống thường ngày. Hắn có thể khóc, có thể sống dậy những cảm xúc đã bị tê dại bấy lâu nay, có thể yêu và khát khao được trở lại cuộc sống lương thiện. Đáng nói hơn, đánh thức Chí không phải là sức mạnh của quyền lực từ bả Kiến, cũng không phải sức mạnh được mang đến từ những người dân làng Vũ Đại mà đó lại là lòng yêu thương ngây thơ, thuần phác của con người Thị Nở.
Lòng yêu thương con người với nhau thật giản dị hiện diện mọi ngày, mọi nơi, mọi thời điểm nhưng chúng lại có những sức mạnh phi thường. Đó là tình cảm gia đình, tình yêu thương của ông bà cha mẹ dành cho con cái, lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Những người hàng xóm láng giềng luôn giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Thầy cô luôn cố gắng dành trọn vẹn kiến thức mình có cho học sinh, luôn đồng cảm giúp đỡ các em khi vấp ngã. Ngày nay, tuy đã hòa bình nhưng đất nước ta vẫn phải chịu đựng thiên tai hoành hành, lòng yêu thương ấy lại được thể hiện qua những cuộc từ thiện từ chiếc quần áo, sách vở hay gói đồ ăn... Chỉ cần có lòng yêu thương, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, mọi chuyện đều có thể vượt qua được.
Ngày nay, trong xã hội hiện đại tình yêu thương lại càng thêm quý trọng, nhất là khi con người đang phải chịu nhiều áp lực từ công việc, của cơm áo gạo tiền. Cùng với đó là sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì lại càng cần đến sự yêu thương, nó như một sợi dây để gắn kết lại với nhau để con người trở nên gần gũi, gắn bó với nhau hơn, thể hiện sự đồng cảm chia sẻ, không ngại hy sinh để giúp đỡ lẫn nhau. Nó cũng sẽ mang đến cho con người sức mạnh, ý chí to lớn để vượt qua mọi nghịch cảnh, khó khăn, thử thách trong cuộc sống, giúp ta bù đắp, rèn luyện, tu dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách, đặc biệt được mọi người ngưỡng mộ, quý trọng, yêu mến. Từ đó có thể giúp xã hội tốt đẹp, văn minh tiến bộ hơn, tình yêu thương chính là cội nguồn cứu vớt con người khỏi những bất hạnh trong cuộc sống.
Hiểu được rõ ý nghĩ và giá trị của lòng thương con người, mỗi cá nhân chúng ta cần phải trau dồi tinh thần ấy. Hãy luôn yêu thương con người nhiều hơn, bởi khi ta cho đi tình cảm yêu thương bao nhiêu thì chính bản thân ta sẽ nhận lại được bấy nhiêu. Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận được mở ra vì con người, vì nhân quyền tất cả đều xuất phát từ lợi ích của mọi người, vì tình yêu thương giữa con người với nhau.
Hãy biết yêu quý bản thân chúng ta một cách đúng đắn, rồi yêu thương con người khác, cùng chung tay giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thật tuyệt vời biết bao vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi ngày, bản thân chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẽ cho cuộc sống của chính mình. Cuộc sống sẽ thật tươi đẹp biết bao nhiêu khi có tình thương.
Bài thảo luận của em đến đây là kết thúc. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 3
Xin chào thầy cô và các bạn. Tên em là..., học sinh lớp...
Đoạn trích "Sống hay không sống?" (trích vở kịch Ham-lét của Sếch-xpia) đã để lại nhiều chiêm nghiệm về những bài học cá nhân cho mỗi con người trên hành trình hoàn thiện mình và trở thành một cá thể có ích, sống có ý nghĩa trong cộng đồng, xã hội.
Câu hỏi "Sống hay không sống?" của Hamlet không chỉ là một câu hỏi đơn giản mà còn là sự phản ánh của sự phân vân và hoang mang về ý nghĩa của cuộc sống. Trong bối cảnh của vở kịch, Hamlet đang đối diện với sự bất công và tàn ác trong xã hội, và câu hỏi này thể hiện sự bất mãn và sự hoài nghi về ý nghĩa của sự tồn tại. Vì vậy, quá trình tự vấn lương tâm và quyết định đạo đức thể hiện qua việc đặt ra câu hỏi này cũng phản ánh việc Hamlet đang thực hiện một quá trình tự vấn lương tâm và đạo đức. Anh phải đối mặt với sự đau khổ và mất mát, và câu hỏi này là một phần của quá trình tìm kiếm ý nghĩa và định hình hành động của mình dựa trên những giá trị và nguyên tắc cá nhân.
Câu hỏi "Sống hay không sống?" cũng thể hiện tâm trạng hoang mang và bất an của Hamlet. Anh đang đối diện với một tình huống khó khăn và phức tạp, và câu hỏi này là biểu hiện của sự căng thẳng và lo lắng của anh đối với tương lai.
Ngoài việc phản ánh tâm trạng cá nhân của nhân vật, câu hỏi "Sống hay không sống?" cũng có ý nghĩa triết học và tâm lý sâu sắc. Nó thể hiện sự quan tâm về vấn đề của sự tồn tại và ý nghĩa của cuộc sống, và là một phần của quá trình tìm kiếm sự thấu hiểu và hạnh phúc trong tâm hồn con người.
Cuối cùng, câu hỏi "Sống hay không sống?" cũng có thể được hiểu là một sự phản ánh của xã hội và thời đại của Shakespeare. Trong một thời đại đầy tranh cãi và bất ổn, câu hỏi này thể hiện sự phản ánh và đối diện với những vấn đề tương tự trong xã hội.
Trong xã hội ngày nay, biết tự hỏi (tự vấn) về những suy nghĩ, hành động đúng, sai của mình trong cuộc sống có phải là một vấn đề mà tuổi trẻ hiện nay cần rèn luyện vì khi sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha hóa con người, khiến con người dễ sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn của dòng đời. Và để có được thói quen nhìn nhận lại chính mình, biết tự vấn lương tâm để sống tốt hơn chúng ta cần tự nhìn nhận lại bản thân, soi xét để tìm ra lỗi sai, từ đó cải thiện và tiến bộ, tuân theo các mục tiêu đã đặt ra, theo đuổi chúng một cách có chọn lọc, đồng thời cũng biết buông bỏ nếu bản thân không phù hợp, bắt tay làm bạn với chính mình, bớt kỳ kèo so đo, ngưng tự giày vò bằng những so sánh, đối xử tốt với bản thân hơn.
Tóm lại, đoạn trích "Sống hay không sống?" không chỉ là một câu hỏi đơn giản mà còn là biểu hiện của sự phức tạp và sâu sắc của tâm trí con người, và có thể được hiểu và phân tích từ nhiều góc độ khác nhau, từ tâm lý đến triết học và xã hội. Đoạn trích cũng cho thấy hành trình đi tìm bản ngã của mỗi người là rất quan trọng và cần kiên trì trong một quá trình dài. Tự vấn là cách để mỗi người tự soi chiếu chính mình, biết được mình là ai và sứ mệnh của mình là gì để có thể tự viết lên cuộc đời, hạnh phúc với sự lựa chọn của mình và trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Bài thảo luận của em đến đây là kết thúc. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 4
Xin chào thầy cô và các bạn. Tên em là..., học sinh lớp...
Việc biết tự vấn lương tâm là một cách rèn luyện quan trọng để sống có ý nghĩa hơn được đặt ra trong đoạn trích "Sống hay không sống?" từ vở kịch "Hamlet" của William Shakespeare. Thông qua đoạn trích, chúng ta nhận thức được một số quan điểm sau về vấn đề tự vấn lương tâm:
1. Tự Phê Phán và Đánh Giá Bản Thân:
Trong đoạn trích, Hamlet đặt ra câu hỏi "Sống hay không sống?" khi chàng đối diện với một cuộc sống đầy bất công, khổ đau và thách thức. Việc này thể hiện sự tự phê phán và đánh giá bản thân, là một phần quan trọng của quá trình tự vấn lương tâm.
2. Xác Định Giá Trị và Ý Nghĩa Của Cuộc Sống:
Bằng cách tự vấn lương tâm, Hamlet cố gắng xác định giá trị và ý nghĩa của cuộc sống. Qua việc đặt câu hỏi "Sống hay không sống?", anh phản ánh sự bất mãn và lo lắng về ý nghĩa của sự tồn tại và tồn tại một cách có ý nghĩa.
3. Đối Mặt và Vượt Qua Khó Khăn:
Việc tự vấn lương tâm trong tình huống khó khăn giúp Hamlet đối mặt với bản thân và vượt qua những thách thức trong cuộc sống. Mặc dù đối diện với sự bất mãn và hoang mang, nhưng việc tự vấn giúp anh tìm ra sự hiểu biết và giải quyết vấn đề.
4. Điều Chỉnh Hành Động và Quyết Định:
Tự vấn lương tâm cũng giúp Hamlet điều chỉnh hành động và quyết định của mình dựa trên nguyên tắc và giá trị cá nhân. Việc đặt ra câu hỏi "Sống hay không sống?" có thể dẫn đến sự sáng suốt và tự nhận thức, giúp anh đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.
5. Ý Nghĩa Sâu Sắc và Tư Tưởng Triết Học:
Cuối cùng, việc tự vấn lương tâm trong tình huống phức tạp này không chỉ mang lại ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống mà còn thể hiện tư tưởng triết học về ý nghĩa của sự tồn tại và ý thức về cái chết.
Tóm lại, việc biết tự vấn lương tâm qua việc đặt ra câu hỏi "Sống hay không sống?" trong đoạn trích "Hamlet" không chỉ là một cách rèn luyện mà còn là một yếu tố quan trọng để sống có ý nghĩa hơn, mang lại sự tự nhận thức, sáng suốt và hướng dẫn trong cuộc sống.
Bài thảo luận của em đến đây là kết thúc. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 5
Xin chào thầy cô và các bạn. Tên em là..., học sinh lớp...
Các bạn nghĩ tình yêu thương có thực sự quan trọng không? Sau khi đọc “Cô bé bán diêm” tôi nghĩ chúng ta nên cùng nhau thảo luận về vấn đề này. Bây giờ chúng ta bắt đầu nhé!
Câu chuyện “Cô bé bán diêm” của Andersen đã khiến em thật sự xúc động và đau lòng trước số phận thảm thương của cô bé. Khép lại trang sách, những suy tư về tình yêu thương con người luôn mãi trăn trở trong tâm trí em. Liệu nếu là người qua đường trong câu chuyện “Cô bé bán diêm”, chúng ta sẽ lựa chọn thờ ơ hay đồng cảm, phớt lờ hay sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn?
Trong đêm giao thừa lạnh giá, cô bé bán diêm đã ra đi với cái chết đau lòng. Cái chết của em là lời tố cáo đanh thép cho sự vô tình và bất công của xã hội đương thời. Đồng thời cũng để lại trong lòng độc giả những rung động, nỗi niềm xót thương khó tả. Em bé bán diêm đã phải chịu đựng sự tàn nhẫn của thế giới xung quanh, không ai quan tâm đến lời chào hàng tha thiết của em. Thậm chí khi em bé qua đời, thi thể lạnh giá của em cũng chỉ nhận được sự lạnh lùng và tàn nhẫn từ những người xung quanh. Dẫu biết rằng đêm giao thừa, ai ai cũng chỉ muốn mau chóng về nhà, đoàn tụ với gia đình, người thân. Nhưng người ta đã lỡ quên đi hoặc cố tình phớt lờ sự van xin thương xót, van xin chút tình người của cô bé đáng thương. Có lẽ chết trong đêm tuyết rơi cũng chẳng giá lạnh bằng không nhận được chút tình người ấm áp nào.
Nhưng trong thế giới đầy tàn bạo đó, nhà văn An-đéc-xen đã dành cho em tình yêu và sự thương cảm sâu sắc. Chính tình cảm đó đã khiến ông miêu tả em cuối truyện với đôi má hồng và nụ cười trên môi, và mơ tưởng về cuộc hành trình trở về thiên đường của hai bà cháu. Tuy nhiên, câu chuyện này đem lại cho chúng ta một cảnh tượng đau lòng, gợi lên sự đau xót vô bờ bến cho những kiếp người nghèo khổ.
Sự thờ ơ, vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh đâu chỉ có từ thời của An-đéc-xen. Ngay trong chính xã hội hiện đại, đủ đầy vật chất ngày nay, con người ta đôi lúc cũng quên đi việc phải đồng cảm, sẻ chia với những người khó khăn. Hoặc có thể nhiều người đã quá nhàm chán và quen với những tin tức về đói nghèo, bạo lực, chiến tranh... đôi khi là lừa đảo... Tuy nhiên, đừng chỉ vì một vài trường hợp "con sâu làm rầu nồi canh" mà chán ghét, thờ ơ với nhiều người đang thật sự khó khăn cần giúp đỡ. Hãy hành động bằng sự sẻ chia với người đang gặp khó khăn, lên án những việc làm thờ ơ, vô cảm với người khác, lên án những hiện tượng lừa đảo, hay bạo hành, ngược đãi trẻ em. Đó mới là quyết định đúng đắn khi bạn đang phân vân liệu nên lựa chọn thờ ơ hay đồng cảm, phớt lờ hay sẻ chia.
“Cô bé bán diêm” là câu chuyện đầy nhân văn, khơi gợi trong lòng người đọc những xúc cảm và trách nhiệm về lòng nhân ái, bao dung, cảm thông và sẻ chia với mọi người. Dù ra đời đã lâu nhưng cho đến tận ngày nay, những giá trị cao cả ấy vẫn được lưu giữ vẹn nguyên.
Bài thảo luận của em đến đây là kết thúc. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 6
Xin chào thầy cô và các bạn. Tên em là..., học sinh lớp...
Có thể thấy biết tự vấn lương tâm không chỉ là một cách rèn luyện mà còn là một yếu tố quan trọng để sống có ý nghĩa hơn. Dưới đây là một số lập luận để nghị luận về vấn đề này:
1. Xây dựng tính đạo đức:
Tự vấn lương tâm giúp ta xây dựng và củng cố tính đạo đức của bản thân. Khi ta rèn luyện khả năng tự vấn lương tâm, ta học cách đánh giá hành động của mình dựa trên những giá trị và nguyên tắc đạo đức, và từ đó, thúc đẩy hành động tích cực và ý nghĩa hơn trong cuộc sống.
2. Giữ vững nhân quả:
Việc tự vấn lương tâm giúp ta nhận thức được hậu quả của hành động của mình đối với bản thân và người khác. Khi ta làm việc theo lương tâm, ta sẽ hành động một cách có trách nhiệm và đảm bảo rằng mọi quyết định đều được đánh giá kỹ lưỡng để tránh gây ra tổn thương không cần thiết.
3. Tạo Ra Cuộc Sống Ý Nghĩa:
Sống theo lương tâm giúp ta có một cuộc sống ý nghĩa hơn. Khi ta làm theo lương tâm, ta hành động dựa trên những giá trị và nguyên tắc mà ta tin tưởng, từ đó tạo ra sự nhất quán và hài hòa trong cuộc sống.
4. Xây Dựng Mối Quan Hệ Tốt Đẹp:
Việc tự vấn lương tâm cũng giúp ta xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Khi ta sống theo lương tâm, ta trở nên đáng tin cậy và đáng kính trọng trong mắt người khác, tạo ra một môi trường giao tiếp và tương tác tích cực và hòa nhã.
5. Góp Phần Vào Sự Phát Triển Xã Hội:
Cuối cùng, việc biết tự vấn lương tâm cũng góp phần vào sự phát triển xã hội. Khi mỗi người sống theo lương tâm và đạo đức, xã hội sẽ trở nên công bằng và nhân đạo hơn, tạo ra một môi trường sống tích cực và bền vững cho mọi người.
Tóm lại, biết tự vấn lương tâm không chỉ là một cách rèn luyện mà còn là một yếu tố quan trọng để sống có ý nghĩa hơn, mang lại sự nhất quán, hài hòa và phát triển cho bản thân và xã hội.
Bài thảo luận của em đến đây là kết thúc. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 7
Xin chào thầy cô và các bạn. Tên em là..., học sinh lớp...
Đề tài người lính là đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến chống giặc cứu nước. Có người vẽ lên cuộc sống vất vả, sự hy sinh anh dũng nơi chiến trường của các chiến sĩ, có người vẽ lên vẻ đẹp oai hùng, uy nghi cùng với tinh thần lạc quan… Nhưng tất cả đều thể hiện tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Vậy hình ảnh người lính được thể hiện như thế nào trong thơ văn kháng chiến, cụ thể là qua bài thơ Đồng chí, xin mời thầy cô và các bạn cùng lắng nghe và trao đổi.
Hình ảnh người lính trước hết được thể hiện ở xuất thân và lí tưởng sống cao đẹp. Người lính cụ Hồ xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, có thể là những người lao động nghèo khổ “Quê hương anh đất mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” (Đồng Chí – Chính Hữu), hoặc là những chàng thanh niên trẻ tuổi vô tư “chưa một lần yêu/ còn mê thả diều” (Đồng dao mùa xuân- Nguyễn Khoa Điềm)… Dù xuất thân ở hoàn cảnh nào thì ở họ đều có chung một lí tưởng cao đẹp sẵn sàng hy sinh tuổi xuân, dũng cảm chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân mặc áo lính gan dạ dũng cảm “tỳ tay trên mũi súng” (Cá nước – Tố Hữu), các anh dẻo dai bền bỉ hành quân vượt qua “trăm suối ngàn khe”, vượt suốt, trèo đèo trong cảnh “ngày nắng đốt” chói chang, những “đêm mưa dầm dề, gió buốt chân tay” quanh năm suốt tháng. Không một khó khăn, trở lực ngăn được bước tiến của anh:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới”.
Bên cạnh đó, hình ảnh người lính còn được thể hiện ở hoàn cảnh sống và chiến đấu thiếu thốn, khắc nghiệt. Người lính chiến đấu ở những nơi rừng núi âm u rậm rạp “đêm nay rừng hoang sương muối” (Chính Hữu), “bụi phun tóc trắng”, “mưa xối xả”… Cuộc chiến đấu diễn ra trong mọi hoàn cảnh: trong đêm đông lạnh buốt, hay nắng lửa mưa ngàn, nơi chiến trường ác liệt. Người lính phải gắng vượt lên tất cả để hoàn thành nhiệm vụ. Không chỉ thời tiết, thiên nhiên khắc nghiệt mà cuộc sống chiến đấu ở chiến trường đầy gian khổ, thiếu thốn và cả sự khốc liệt của chiến tranh: những cơn sốt rét rừng hành hạ, ốm đau thiếu thuốc men, bom đạn rình rập đe dọa sự sống, cuộc chiến tranh khốc liệt, hiểm nguy mà những người lính phải đối mặt “áo rách, quần có vài mảnh vá, chân không giày” (Phạm Tiến Duật). Bằng những hình ảnh chân thực, sống động, những nét vẽ không màu. Thơ ca đã gieo vào lòng người đọc những xúc động lắng sâu về hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn, hy sinh, thử thách, của những người lính cách mạng- những anh bộ đội cụ Hồ. Đất nước gian lao, cuộc đời người lính cách mạng cũng đầy khó khăn thử thách. Người lính đã vượt lên, chiến thắng mọi hoàn cảnh để chiến thắng được kẻ thù.
Và cuối cùng, hình ảnh người lính hiện lên là những con người yêu nước với những phẩm chất tốt đẹp: giàu lòng yêu nước, kiên cường, lạc quan yêu đời. Những người lính ra đi từ mọi miền quê của đất nước, họ gác lại những tình cảm, ước mơ riêng, những khát khao tuổi trẻ băng qua bom đạn, vượt qua mọi khó khăn, để tiến về phía trước. Quyết tâm ra đi chiến đấu để bảo vệ độc lập cho quê hương cho Tổ quốc. Tất cả đều bắt nguồn từ lòng yêu nước sâu sắc và vô cùng vĩ đại của những người lính mang tên gọi vô cùng giản dị mà thân thương: Bộ đội cụ Hồ. Những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu. Mọi khó khăn gian khổ, bom đạn của kẻ thù lùi lại phía sau bởi ở họ có một lòng yêu nước sâu sắc, một lý tưởng cao đẹp “Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Với tinh thần “Tất cả vì Tổ quốc thân yêu”. Trong gian nan thử thách, tình đồng đội càng tỏa sáng, trong chiến đấu gian khổ, đồng đội là nguồn động viên là cánh tay dìu đỡ, là người chia lửa khi giáp mặt quân thù “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đồng thời đó cũng là động lực giúp người lính vượt qua tất cả để hoàn thành lý tưởng cao cả của mình. Dù hoàn cảnh chiến đấu còn đầy những cam go, thử thách, vẻ đẹp phẩm chất cách mạng của người lính vẫn rạng ngời tỏa sáng. Họ chính là những bài ca đi cùng năm tháng, bất tử với thời gian.
Trên đây là toàn bộ phần thảo luận của em về vấn đề hình ảnh người lính được thể hiện như thế nào trong thơ văn kháng chiến. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 8
Xin chào thầy cô và các bạn. Tên em là..., học sinh lớp...
Quan niệm về sống có lí tưởng đối với thế hệ trẻ ngày nay có thể được thảo luận thông qua đoạn trích "Sống hay không sống?" trong vở kịch "Hamlet" của William Shakespeare. Đoạn này thể hiện sự nghi ngờ, sự phân vân và tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, điều mà nhiều người trẻ hiện nay cũng đang đối mặt.
Trong đoạn trích này, Hamlet đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống và nỗi đau của sự tồn tại. Qua đó, anh ta tự phản xạ và tìm kiếm sự hiểu biết và ý nghĩa sâu xa hơn về bản thân và thế giới xung quanh. Đây có thể được hiểu là một quan niệm sống có lí tưởng đối với thế hệ trẻ ngày nay, khi họ cũng đang tìm kiếm sự tự do, ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống.
Sếch-xpia đã tạo ra một nhân vật tưởng chừng mạnh mẽ nhưng lại sâu sắc và nhạy cảm. Hamlet không chỉ là một nhà lãnh đạo, mà còn là một con người có tâm trạng biến đổi và suy nghĩ sâu xa. Điều này có thể phản ánh quan niệm sống có lí tưởng của thế hệ trẻ hiện nay, nơi sự nhạy cảm và tâm trạng được coi trọng hơn, và việc hiểu biết và chấp nhận cảm xúc của bản thân và người khác là quan trọng.
Câu hỏi "Sống hay không sống?" cũng thể hiện sự tìm kiếm ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống. Thế hệ trẻ ngày nay thường đặt ra những câu hỏi tương tự và đang tìm kiếm ý nghĩa và mục tiêu trong sự nghiệp, mối quan hệ và cuộc sống cá nhân. Điều này cho thấy quan niệm sống có lí tưởng không chỉ là về thành công về mặt vật chất mà còn về sự hài lòng và ý nghĩa tinh thần.
Ngoài ra, một quan điểm khác có thể là sự khao khát sống để ghi danh trong lịch sử. Thế hệ trẻ có thể được kích thích bởi sự cống hiến và thành tựu của những người đi trước, và muốn tạo ra một thế hệ mới có ý nghĩa và tầm vóc trong xã hội.
Tóm lại, quan niệm sống có lí tưởng có thể thay đổi tùy thuộc vào quan điểm và giá trị cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, thông qua việc thảo luận về đoạn trích này, thế hệ trẻ có thể tìm ra những ý nghĩa và mục tiêu sống phù hợp với bản thân và xã hội hiện đại.
Bài thảo luận của em đến đây là kết thúc. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 9
Xin chào thầy cô và các bạn. Tên em là..., học sinh lớp...
Trong bài thơ “Tôi yêu em”, Puskin đã chọn miêu tả một phẩm chất vô cùng đặc biệt của con người khi đứng trước tình yêu - sự cao thượng. Từ đó, tác phẩm cho ta thấy ý nghĩa của lòng cao thượng đối với tình yêu đôi lứa ngay trong cuộc sống thực.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tôi yêu em” có một tình yêu tha thiết, mãnh liệt đến vô cùng. Nhà thơ khắc họa sức mạnh của tình yêu thông qua mọi cung bậc từ yêu thương, nhớ nhung đến hờn ghen, thậm chí cả những phút giây tuyệt vọng:
Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Dẫu cho đó là tình yêu đơn phương không được đáp lại thì nhân vật trữ tình vẫn một mực thủy chung. Từng lời thơ đều toát lên sự chân thành, dịu dàng của con người khi đứng trước tình yêu. Điều đau khổ nhất trong tình yêu cũng là yêu mà không được đáp lại. Nỗi buồn trong tình yêu có thể dẫn đến muôn vàn những xúc cảm tiêu cực. Sự cô đơn, tuyệt vọng, ghen tuông có thể bóp nghẹt chính ta và thậm chí cả người mà ta yêu. Thế nhưng, ở đây, từ khi ý thức được tình yêu của mình dành cho cô gái, chàng trai đã chọn một cách yêu vô cùng lý trí:
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
Sự cao thượng được thể hiện một cách rõ ràng. Chàng trai ý thức được bản thân rất yêu người con gái cũng như thái độ, tình cảm của cô đối với anh. Anh kìm nén ngọn lửa tình yêu trong mình vì “không để em bận lòng thêm nữa”. Tình yêu không chỉ có những cảm xúc mãnh liệt mà còn cần cả sự tinh tế cùng đức hi sinh.
Đến khổ thơ cuối, sự cao thượng được đẩy lên cao hơn khi chàng trai dành cho người con gái mình yêu lời chúc phúc:
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
Điệp khúc “Tôi yêu em” được lặp lại để nhấn mạnh tình yêu vô bờ. Thế nhưng, tình yêu cũng trở nên vô nghĩa nếu ta ích kỉ, biến tình cảm của mình thành sợi dây trói buộc đối phương. Chính vì thế, anh đã dành cho cô gái lời cầu chúc: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Tình yêu chân thành, đằm thắm ấy không đối lập với sự hi sinh mà nó chính là khởi nguồn cho tấm lòng cao thượng. Chàng trai đã chọn lùi bước để cô gái hạnh phúc với tình yêu của riêng mình, hy vọng rằng cô gặp được người yêu cô như cách anh đã yêu. Sự cao thượng vừa cho thấy tình yêu sâu sắc, đức hi sinh cùng sự tự trọng của con người trong tình yêu.
Không chỉ trên trang sách mà ở trong đời sống thực, cao thượng cũng là phẩm chất mà con người cần có trong tình yêu đôi lứa. Nếu những ngọt ngào hay hờn ghen là gia vị của tình yêu thì tấm lòng cao thượng là điều tiên quyết làm nên tình yêu chân chính. Cao thượng được thể hiện ở việc bao dung trước những lỗi lầm của đối phương, thấu hiểu những khó khăn mà người kia phải trải qua, không vì những ham muốn ích kỉ của bản thân mà làm ảnh hưởng đến người mình yêu,… Hơn hết, cao thượng còn là hạnh phúc khi người mình yêu được hạnh phúc.
Cao thượng mang lại rất nhiều giá trị thiết thực cho tình yêu của mỗi con người. Đức tính này đề ra cho chúng ta một phương cách sống và yêu vô cùng đúng đắn và văn minh. Nhờ có sự cao thượng mà ta biết quan tâm, hi sinh vì người mình yêu. Lòng cao thượng xóa bỏ sự ích kỉ của cái tôi, giúp gắn kết con người. Từ đó mà những người yêu nhau sẽ thấu hiểu và cảm thông cho nhau. Không chỉ vậy, khi bước vào tình yêu với một tâm thế cao thượng, ta sẽ luôn gìn giữ được lòng tự tôn của chính mình, biết cách giữ cho lòng mình thanh thản. Những trái tim cao thượng sẽ tạo ra một tình yêu có giá trị vững bền. Kể cả khi tình yêu không được như ta hy vọng, ta cũng không đánh mất chính mình. Ngược lại, thiếu đi sự cao thượng, tình yêu trong sáng sẽ bị biến chất, trở thành những toan tính hẹp hòi hoặc sự bi lụy đớn hèn.
Có lẽ, suy nghĩ và hành động cao thượng chính là lời tuyên ngôn trong sáng, chân thành nhất mà mỗi chúng ta có thể dành cho tình yêu của mình. Đó cũng là một cách để trao đi yêu thương và yêu thương chính mình trong cuộc sống.
Bài thảo luận của em đến đây là kết thúc. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 10
Xin chào các bạn! Như chúng ta đã biết, Shakespeare, nhà văn và nhà viết kịch thiên tài của Anh, để lại di sản lớn trong sự phát triển và hình thành của nghệ thuật kịch phương Tây. "Hamlet" là một trong những tác phẩm nổi bật, xoay quanh cuộc sống của thái tử Hamlet ở Đan Mạch. Trong vở kịch, Ham-lét đã có những sự đấu tranh trong nội tâm của mình qua những lời độc thoại. Và qua những lời độc thoại đó, chúng ta thấy nổi lên vấn đề biết tự vấn lương tâm là một cách rèn luyện để sống có ý nghĩa hơn.
Những lời thoại ấy đã trở thành kinh điển: “Sống hay không sống – đó là vấn đề. Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng đi, đằng nào cao quý hơn? Chết, là ngủ. Không hơn. Và tự nhủ rằng ngủ đi tức là chấm dứt mọi đau khổ của cõi lòng và muôn vàn vết tử thương mà hình hài phải chịu đụng kết liễu cuộc đời như thế, chẳng đáng mong muốn sao? Chết, ngủ. Ngủ, có thể chỉ là mơ”. Hamlet băn khoăn về lẽ sống, bị dày vò bởi câu hỏi “Sống hay chỉ tồn tại?”. Ta nên khom lưng chịu đựng cường quyền như sỏi đá vô tri để bảo toàn cho sinh mệnh nhỏ nhoi hay đứng lên chiến đấu trong cô độc, bất chấp những khó khăn? Hamlet mang trong mình những lí tưởng cao đẹp, ước mơ thay đổi cục diện xã hội nhưng lại phải chọn cách giả điên để sống thật với chính mình. Đây chính là sự bất lực và tuyệt vọng đến cùng cực. Bao quanh chàng toàn là những điều giả dối và những kẻ xu nịnh, tham lam. Chỉ mình Hamlet nhận ra sự thực và đau khổ với sự thực ấy. Thậm chí, cái chết cũng chẳng thể làm chàng nguôi ngoai. Hamlet thét lên trong niềm tuyệt vọng và căm phẫn: “Bởi vì, ai là người có thể chịu đựng những roi vọt và khinh khi của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi giày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lí, hỗn xược của cường quyền, sự miệt thị của kẻ bất tài đối với đức tài nhẫn nhục, khi chỉ cần với một mũi dùi là có thể đủ đưa mình đến chỗ yên nghỉ. Có ai đành cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì mênh mang sau khi chết, cả một thế giới huyền bí mà đã vượt biên cương thì không một du khách nào còn quay trở lại, nỗi sợ làm cho tâm trí rối bời và bắt ta phải cam chịu mọi khổ nhục trên cõi thế này còn hơn là bay tới những nỗi khổ nhục khác mà ta chưa hề biết tới?”. Hamlet không chỉ ý thức rõ về thực tại mà còn ý thức về chính mình. Những ước mơ, khát vọng cao đẹp bị lòng thù hận xâm chiếm.
Trong xã hội ngày nay, biết tự hỏi (tự vấn) về những suy nghĩ, hành động đúng, sai của mình trong cuộc sống có phải là một vấn đề mà tuổi trẻ hiện nay cần rèn luyện vì khi sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha hóa con người, khiến con người dễ sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn của dòng đời. Và để có được thói quen nhìn nhận lại chính mình, biết tự vấn lương tâm để sống tốt hơn chúng ta cần tự nhìn nhận lại bản thân, soi xét để tìm ra lỗi sai, từ đó cải thiện và tiến bộ, tuân theo các mục tiêu đã đặt ra, theo đuổi chúng một cách có chọn lọc, đồng thời cũng biết buông bỏ nếu bản thân không phù hợp, bắt tay làm bạn với chính mình, bớt kỳ kèo so đo, ngưng tự giày vò bằng những so sánh, đối xử tốt với bản thân hơn.
Tóm lại, biết tự vấn lương tâm là một quá trình. Chúng ta không cần phải vội vàng, đó không phải là việc có thể thực hiện được trong 1 - 2 ngày. Hãy sử dụng những suy nghĩ mạnh mẽ để chống lại những nỗi sợ hãi lớn nhất trong bản thân mỗi người. Khi nhận ra mình là ai, chúng ta sẽ mất ít thời gian hơn để khiến bản thân hạnh phúc. Tập trung vào điểm mạnh sẽ mang lại những động lực cần thiết để tạo ra sự khác biệt to lớn và tốt hơn.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 11
Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ đã đặt ra vấn đề vô cùng nóng hổi với xã hội, đời sống con người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay, đó là việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu đẹp và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập và phát triển, tiếng Việt đang phải đối mặt với nhiều hiện tượng ảnh hưởng tiêu cực.
Tiếng Việt của chúng ta vốn là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng, phong phú. Trong tiếng Việt có rất nhiều cách nói đa thanh, đa nghĩa, chỉ cần trong câu văn đảo trật tự từ hoặc thay đổi cách ngắt nghỉ hay thêm bớt một từ thôi là nghĩa của câu có thể hoàn toàn thay đổi. Tiếng Việt cũng giống như linh hồn của đất nước vậy, nó là bản sắc, là hồn túy của dân tộc. Tiếng Việt chất chứa bề dày lịch sử, nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Người Việt sử dụng tiếng Việt mới thẩm thấu được nhiều những lớp ý nghĩa trong cách nói năng của mọi người. Còn Tiếng Việt là còn đất nước. Người Việt sử dụng tiếng Anh ngày càng nhiều và thông thạo. Không những thế tiếng tiếng Hàn, tiếng Trung quốc, tiếng Nhật Bản cũng ngày càng phổ biến. Việc học tiếng nước ngoài và học tiếng Việt dường như tỉ lệ nghịch với nhau. Người Việt thì sử dụng tiếng nước ngoài ngày càng nhiều nhưng sử dụng tiếng Việt thì lại càng biến chất, nghèo nàn. Sự trong sáng trong tiếng Việt là một vấn đề rất rộng mở, bao hàm tất cả những gì liên quan đến việc sử dụng và có ảnh hưởng đến tiếng Việt. Bản chất vốn có của tiếng Việt như thế nào và việc sử dụng đúng bản chất đó ra sao thì đó chính là sự trong sáng của tiếng Việt. Con người chúng ta sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp hàng đầu giữa mọi người với nhau, đối với người Việt ta, sử dụng Tiếng Việt là phương tiện quan trọng nhất, đảm bảo được sự hiệu quả trong giao tiếp và truyền đạt.
Một trong những nét trong sáng đầu tiên của tiếng Việt chính ở hệ thống chuẩn mực và quy định về việc sử dụng tiếng Việt, từ việc sử dụng chữ viết, phát âm, từ ngữ, ngữ pháp, cho đến phong cách ngôn ngữ đều có những quy tắc chung. Mỗi chữ viết có cách viết và cách phát âm khác nhau, có thể ghép với nhau theo quy tắc để tạo nên những từ mới. Mỗi câu đều có cấu trúc ngữ pháp nhất định và mang phong cách ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh sử dụng, tất cả điều đó cấu thành sự trong sáng của tiếng Việt. Tiếng Việt là ngôn ngữ của chúng ta, do ông cha ta là người sáng lập nên, gắn liền với bản sắc văn hóa của dân tộc.
Vậy làm thế nào chúng ta gìn giữ được tất cả những nét trong sáng trên của tiếng Việt? Trước hết đó là phải tôn trọng tiếng nói, ý thức được tầm quan trọng của việc phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, nếu không nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến những sai lệch trong bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Bên cạnh đó, trong bất cứ hoàn cảnh giao tiếp hay phải sử dụng ngôn ngữ, chúng ta đều phải cân nhắc kỹ lưỡng, không thể sử dụng một cách tùy tiện, nói năng lung tung. Việc trau dồi vốn tiếng Việt và thường xuyên có ý thức rèn luyện cũng chính là gìn giữ sự trong sáng của tiếng ta. Bởi vậy, chúng ta cần sử dụng lời ăn tiếng nói một cách đúng đắn, không nói năng hàm hồ, dùng từ thô thiển, kích động.
Mỗi người Việt Nam phải có ý thức trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong chính hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp. Phải rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực, quy tắc ngôn ngữ để đảm bảo sự trong sáng. Lời nói phải vừa đúng, vừa hay, vừa có văn hóa. Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc, lựa lời khi sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất. Cần có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực và nguyên tắc sử dụng tiếng Việt ta. Muốn có hiểu biết cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, từ sự trau dồi vốn ngôn ngữ qua sách giáo khoa, hoặc qua việc học tập ở nhà trường. Tiếp nhận tiếng nước ngoài đúng cách và có bản lĩnh. Khi nói năng, phải lịch sự, tinh tế, thể hiện văn hóa cao đẹp của người Việt ta trong giao tiếp. Không nói những lời thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hóa và mạnh mẽ loại bỏ những lời nói thô tục, lăng nhăng pha tạp, sử dụng không đúng lúc. Phải biết xin lỗi người khác khi làm sai, khi nói nhầm. Phải biết cám ơn người khác. Giao tiếp đúng vai, đúng tâm lý, tuổi tác, đúng chỗ. Biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp. Không ngừng sáng tạo, bổ sung vào hệ thống từ ngữ tiếng Việt ta ngày càng phong phú và trong sáng hơn.
Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp”. Trải qua thời gian, nó không ngừng được bồi đắp bởi “tiếng nói của quần chúng nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa”. Đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ mà những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,… và các nhà văn nhà thơ ngày nay đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật, khiến cho nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ thường. Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của Tiếng Việt, kết quả của cả một quá trình và biết bao công sức duỗi mài…
Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của chúng ta, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt là bảo vệ tiếng Việt, bảo vệ ngôn ngữ của quốc gia chính là bảo vệ tiếng nói của dân tộc, bảo vệ đất nước. Nếu không gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt đồng nghĩa với việc chúng ta dần đánh mất đi ngôn ngữ của chính mình. Chúng ta phải tự hào rằng tiếng Việt chính là thứ tiếng thiêng liêng đẹp đẽ nhất, và nó là nguồn gốc để khai sinh ra đất nước Việt Nam này. Chính vì thế, chúng ta hãy sử dụng tiếng Việt thật đúng ý nghĩa. Và đừng bao giờ đánh mất thứ tiếng đẹp đẽ đó.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 12
Thơ ca đã từ lâu trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Với ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu của loại hình ngôn ngữ đơn lập không biến hình, có thanh điệu, thơ ca đã góp phần làm phong phú thêm tâm hồn, tạo nên những khoảnh khắc tinh tế và sâu sắc cho con người trong cuộc sống hàng ngày. Qua thơ, người Việt tìm thấy niềm vui, sự an ủi, và cảm hứng để đối mặt với khó khăn, thử thách. Thơ cũng là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống với hiện đại, giúp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Trong từng giai đoạn lịch sử, thơ ca còn thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí bất khuất của người Việt, đồng thời mở ra không gian để mỗi người được bày tinh thần nhân đạo sâu sắc. Như vậy, thơ ca không chỉ là nguồn cảm hứng sáng tạo mà còn là nguồn sức mạnh tinh thần, giúp con người Việt Nam gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Khi tiếng nói của còn chập chững, những vần thơ ca dao đã cất tiếng hát, vang vọng tâm hồn bình dị, chất phác của người lao động Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ca dao vẫn giữ vị trí độc tôn trong kho tàng văn học dân gian, là minh chứng cho sức sáng tạo và trí tuệ phi thường của người Việt trong lĩnh vực thơ ca. Ra đời trước cả chữ viết, ca dao là tiếng nói chung của cộng đồng, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, đạo đức, tình cảm của người Việt. Những câu ca dao mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng niềm yêu lao động, yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, và cả những ước mơ, khát vọng bình dị của con người. Thể thơ lục bát được sử dụng chủ yếu trong ca dao bởi nó gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Nhịp thơ chẵn với những vần lưng và vần chân liên tục dễ thuộc đã khiến ca dao trở nên gắn bó với đời sống con người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ca dao không chỉ là tiếng lòng của người lao động, mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ, nhà văn. Từ ca dao, những áng thơ văn bất hủ được ra đời, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học nước nhà. Ngày nay, dù xã hội đã phát triển hiện đại, ca dao vẫn giữ nguyên giá trị và vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Ca dao là lời nhắc nhở về cội nguồn, về những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
Thơ ca trung đại Việt Nam là một bức tranh đa sắc, phản ánh nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, trong đó nổi bật là lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo. Khi đất nước lâm nguy, lòng yêu nước được thể hiện qua những lời thề quyết chiến, quyết thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền non sông. Tiêu biểu là bài thơ "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt với khí phách hào hùng, khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc. Hay trong thơ ca thời Trần, "hào khí Đông A" vang dội thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng quân Nguyên Mông trong bài “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão. Bên cạnh đó, tinh thần nhân đạo cũng là một giá trị nhân văn cao đẹp được thể hiện trong thơ ca trung đại. Khi xã hội phong kiến khủng hoảng, nhiều giá trị đạo đức bị đảo lộn, thơ ca đã lên tiếng đồng cảm với những số phận bất hạnh, là tiếng nói bênh vực cho những người yếu thế. Tiêu biểu là các tác phẩm "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm, hay "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du. Thơ ca trung đại đã góp phần khơi gợi lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo trong mỗi người dân Việt Nam. Những vần thơ hào hùng, những tiếng lòng đồng cảm đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, là nguồn sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Lịch sử chứng kiến những cuộc giao lưu văn hóa có vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi và phong phú thêm quan niệm thơ ca. Những cuộc giao thương, di dân, hội nhập mang đến cho thơ những luồng gió mới, thúc đẩy sự phát triển và biến đổi trong quan niệm sáng tác. Sự giao thoa văn hóa ảnh hưởng đến thơ ca như thế nào? Có thể nói, sự giao thoa đã mang đến những quan niệm mới, góc nhìn mới và thúc đẩy sự sáng tạo về thơ: Khi văn hóa Việt cọ xát với văn hóa Pháp, những quan niệm thẩm mỹ mới được du nhập, tác động đến cách nhìn nhận và sáng tác thơ ca. Ví dụ, sự du nhập của văn hóa phương Tây vào Việt Nam đầu thế kỷ XX đã góp phần thúc đẩy phong trào Thơ mới, với những quan niệm mới về thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, và cả quan niệm về cái đẹp. Giao thoa văn hóa giúp các nhà thơ tiếp cận với những cách nhìn nhận mới về thế giới, về con người, từ đó khơi nguồn cảm hứng sáng tác và tạo nên những tác phẩm độc đáo. Việc tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau khơi gợi sự sáng tạo, giúp các nhà thơ tìm tòi, thử nghiệm những phương thức biểu đạt mới, góp phần làm phong phú thêm ngôn ngữ thơ ca. Phong trào Thơ mới (1932 - 1945) là ví dụ điển hình cho sự ảnh hưởng của giao thoa văn hóa trong thơ ca. Thơ mới chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp, thể hiện qua sự đổi mới về thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, và quan niệm về cái đẹp. Các nhà thơ Thơ mới hướng đến thể hiện cái tôi cá nhân, chú trọng đến cảm xúc và những rung động nội tâm. Năm 1921, Phạm Quỳnh trong bài viết “thơ là gì?” sau khi phân tích nguyên tắc nguồn gốc của thơ theo tinh thần tiếp thu văn hóa Phương Tây, đã viết: “Nói tóm lại thời thơ là uyên nguyên ở âm nhạc âm thầm mà cứu cánh ở triết lí sáng sủa” . Câu trên có thể viết lại theo văn phong hiện đại là như thế này: Tóm lại thì, thơ có gốc xuất phát âm thầm từ nhạc tính nhưng mục đích cuối cùng là ở tư tưởng triết lí sáng rõ. Như vậy, mục tiêu triết lí sáng sủa của thơ ca chính là quan niệm mới từ phương Tây, so với tình cảm, âm điệu và ý nghĩa của quan niệm thơ phương Đông. Giao thoa văn hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thơ ca. Nó mang đến những quan niệm mới, khai mở những góc nhìn mới, và thúc đẩy sự sáng tạo, góp phần làm phong phú thêm diện mạo của thơ ca qua từng giai đoạn lịch sử.
Thơ ca Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã thực hiện một sứ mệnh lịch sử cao đẹp: cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, đồng thời phản ánh vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ - thi sĩ. Sứ mệnh cổ vũ, động viên trong thơ trước hết là tiếng nói của lòng yêu nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý chí quyết tâm chiến đấu và tinh thần hy sinh anh dũng của quân và dân ta. Những bài thơ như "Sáng tháng năm" (Tố Hữu), "Việt Bắc" (Tố Hữu), "Đất nước" (Nguyễn Khoa Điềm) đã trở thành những khúc ca hùng tráng, khơi dậy lòng yêu nước và ý chí chiến đấu trong mỗi người dân Việt Nam. Ngoài ra, sứ mệnh phản ánh vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ - thi sĩ cũng là một sứ mệnh của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Nhiều tập thơ, bài thơ ra đời trong thời gian 1945-1975 đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ: dũng cảm, kiên cường, lạc quan, yêu nước, yêu thương đồng đội. Đồng thời, nhiều tác phẩm cũng thể hiện những rung động tinh tế của tâm hồn người chiến sĩ: nỗi nhớ quê hương, người thân, tình yêu đôi lứa, và niềm khao khát hòa bình. Có thể khẳng định, thơ ca trong hai cuộc kháng chiến đã góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Thơ ca đã cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, đồng thời phản ánh vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ - thi sĩ.
Thế giới của chúng ta còn nhiều cách biệt giữa các dân tộc, nhưng thơ ca chính là cầu nối, là bàn tay chân thành, là giọng nói ấm áp giúp chúng ta tìm đến nhau, cảm thông và thấu hiểu nhau hơn. Nhờ có thơ ca, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp linh diệu, bí ẩn, cũng như thấy được sức mạnh tinh thần hiển linh và tiềm ẩn của mỗi dân tộc. Thơ ca là tiếng nói chung của nhân loại, vượt qua mọi rào cản về ngôn ngữ, văn hóa và địa lý. Những vần thơ chứa đựng những cảm xúc chân thành, những rung động tinh tế của con người trước cuộc sống. Thơ ca giúp chúng ta hiểu được những niềm vui, nỗi buồn, những ước mơ và khát vọng của con người ở mọi nơi trên thế giới. Năm 1912, tập “Thơ Dâng” của nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore xuất bản ở Anh và đã tạo nên những mối đồng cảm to lớn từ các nhà thơ Châu Âu khiến họ phải thốt lên những lời có cánh: “Tôi đọc nó trên tàu, trên đỉnh núi, trong các tiệm ăn và tôi thường phải dùng nó để che giấu những người lạ khỏi nhìn tôi kẻo họ sẽ thấy tôi đang xúc động đến mức nào. Những bài thơ trữ tình đó đã chỉ ra một thế giới mà tôi từng mơ thấy từ rất lâu” (William Yeats, thi hào Ireland); “Khi rời Tagore, tôi cảm thấy dường như mình là một tên man rợ mặc da thú và cầm chùy đá vậy” (Ezra Pound- nhà thơ Mỹ); “Không có nhà thơ ở châu Âu nào kể từ cái chết của Goethe vào năm 1832 có thể sánh được với Tagore về nhân cách cao cả, về sự vĩ đại tự nhiên, về sự thanh thoát hài hòa” (thư kí Hội đồng giải Nobel). Ở Việt Nam, năm 1929, nhân sự kiện Tagore ghé thăm Sài Gòn trong ba ngày (từ 21/6) và nghỉ tại khách sạn Continental, nhà thơ Đông Hồ đã dịch bài số 35 và bài số 36 trong tập "Thơ Dâng" của Tagore ra thơ song thất lục bát. Thơ ca cũng là cầu nối để chúng ta chia sẻ những giá trị văn hóa và tinh thần của mỗi dân tộc. Qua những bài thơ, chúng ta có thể khám phá những nét đẹp độc đáo trong văn hóa, phong tục tập quán và lịch sử của mỗi quốc gia. Mỗi đời tổng thống Mỹ khi đến Việt Nam điều mượn một câu thơ trong truyện Kiều để bày tỏ sự chân thành đồng thời cũng khái quát được tình hình quan hệ hai nước. Thơ ca giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn, tạo nên sự đồng cảm và thấu hiểu giữa các dân tộc. Trong thế giới ngày nay, khi mà những mâu thuẫn và xung đột vẫn còn xảy ra, thơ ca chính là tiếng nói hòa bình, là lời kêu gọi cho sự đoàn kết và yêu thương giữa con người. Hãy đọc thơ, hãy chia sẻ những vần thơ hay với nhau để thế giới của chúng ta trở nên gần gũi, thân thiện và tràn đầy yêu thương hơn.
Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, thơ ca vẫn giữ một vị trí xứng đáng trong tâm trí độc giả. Những vần thơ hay, ý thơ đẹp giúp chúng ta tìm thấy sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn, đồng thời mở rộng tầm nhìn và cách nhìn về cuộc sống. Đối với các em học sinh, thơ ca là nguồn tri thức vô giá, giúp các em trau dồi vốn từ, rèn luyện khả năng cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật. Thơ ca cũng giúp các em hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc, từ đó nuôi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc. Hãy đến với thơ ca, mở rộng tâm hồn đón nhận những vần thơ hay, ý thơ đẹp để cuộc sống thêm phong phú và thi vị hơn. Thơ ca sẽ là người bạn đồng hành cùng chúng ta trên mọi nẻo đường của cuộc đời.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 13
Tình yêu là một thứ cảm xúc huyền bí, thiêng liêng và cao quý, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Vẻ đẹp của tình yêu được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau:
Khi yêu, con người ta cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ và tràn đầy sức sống. Tình yêu mang đến cho ta những cảm xúc ngọt ngào, lãng mạn và khiến ta cảm thấy được yêu thương, trân trọng. Niềm vui của tình yêu không chỉ đến từ những khoảnh khắc lãng mạn mà còn đến từ những điều bình dị trong cuộc sống. Đó là niềm vui khi được cùng nhau chia sẻ bữa cơm, cùng nhau đi dạo, cùng nhau trò chuyện và cùng nhau trải qua những vui buồn trong cuộc sống.
Khi yêu, ta có động lực để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Ta muốn hoàn thiện bản thân để xứng đáng với người mình yêu và để người ấy hạnh phúc. Tình yêu giúp ta rèn luyện những đức tính tốt như: sự bao dung, lòng vị tha, sự kiên nhẫn và trách nhiệm.
Khi gặp khó khăn, thử thách, tình yêu là nguồn động lực to lớn giúp ta vượt qua. Tình yêu cho ta sức mạnh để đối mặt với mọi chông gai và không bao giờ bỏ cuộc. Khi có người yêu thương và tin tưởng ta, ta sẽ có thêm niềm tin vào bản thân và vào cuộc sống.
Tình yêu giúp con người kết nối với nhau, tạo nên những mối quan hệ bền chặt và gắn bó. Tình yêu là sợi dây liên kết giữa con người với con người, giúp ta cảm thấy bớt cô đơn và lạc lõng. Tình yêu giúp ta xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và những người xung quanh.
Tình yêu không chỉ dành cho người yêu mà còn dành cho tất cả mọi người. Khi yêu, ta biết yêu thương và chia sẻ với những người xung quanh, lan tỏa lòng nhân ái và sự ấm áp đến với mọi người. Tình yêu giúp ta trở thành một người tốt hơn, biết quan tâm và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Vẻ đẹp của tình yêu còn được thể hiện qua những câu chuyện, bài thơ, bài hát về tình yêu. Những tác phẩm nghệ thuật này đã ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu và khẳng định sức mạnh to lớn của tình yêu.
Tình yêu là một món quà quý giá mà cuộc sống ban tặng cho con người. Hãy trân trọng và gìn giữ tình yêu để cuộc sống của chúng ta thêm ý nghĩa và hạnh phúc
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 14
Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây, em xin trình bày phần thảo luận về vấn đề vai trò của thế hệ trẻ với sự phát triển của tiếng Việt.
Tiếng Việt, với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, là di sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc bảo tồn và phát triển tiếng Việt trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thế hệ trẻ, với sự năng động, sáng tạo và tiềm năng lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển ngôn ngữ này.
Thế hệ trẻ là những người kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Qua việc học tập và sử dụng tiếng Việt, họ không chỉ giữ gìn mà còn truyền tải những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu đến các thế hệ sau. Thế hệ trẻ cần được giáo dục và trang bị kiến thức về tiếng Việt một cách đầy đủ và chính xác. Việc học tiếng Việt không chỉ dừng lại ở việc nắm vững ngữ pháp, từ vựng mà còn là hiểu và thấm nhuần những giá trị văn hóa, lịch sử ẩn chứa trong ngôn ngữ. Thế hệ trẻ cần phát huy tính sáng tạo trong việc sử dụng tiếng Việt. Qua đó, họ có thể sáng tạo ra những cách diễn đạt mới mẻ, phù hợp với thời đại nhưng vẫn giữ được sự trong sáng và chuẩn mực của ngôn ngữ.
Sự phát triển của tiếng Việt không thể tách rời khỏi sự phát triển của xã hội. Thế hệ trẻ, với vai trò là lực lượng lao động chính trong tương lai, sẽ định hình và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tiếng Việt. Trong thời đại số, thế hệ trẻ có vai trò quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển tiếng Việt. Các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng di động và các công cụ kỹ thuật số khác là môi trường lý tưởng để tiếng Việt được sử dụng và phát triển một cách sáng tạo. Thế hệ trẻ là người tiêu thụ và tạo ra nội dung truyền thông lớn nhất hiện nay. Qua các kênh truyền thông như báo chí, truyền hình, mạng xã hội, họ có thể lan tỏa và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời tạo ra những xu hướng mới trong cách sử dụng ngôn ngữ.
Mặc dù thế hệ trẻ có nhiều tiềm năng, họ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo vệ và phát triển tiếng Việt. Việc sử dụng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác ngày càng phổ biến trong giới trẻ, tạo ra áp lực lớn đối với việc duy trì sự thuần khiết của tiếng Việt. Thế hệ trẻ cần có ý thức và trách nhiệm trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn, đồng thời biết kết hợp hài hòa giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác. Thói quen sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực trên mạng xã hội đang làm mất đi tính nghiêm túc và sự trong sáng của tiếng Việt. Thế hệ trẻ cần tự giác và có trách nhiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách đúng đắn và có ý thức.
Thế hệ trẻ đóng vai trò then chốt trong việc bảo tồn và phát triển tiếng Việt. Với sự sáng tạo, năng động và trách nhiệm, họ không chỉ là người giữ gìn mà còn là người phát triển ngôn ngữ dân tộc. Để tiếng Việt mãi là niềm tự hào của dân tộc, thế hệ trẻ cần được giáo dục, hỗ trợ và khuyến khích trong việc sử dụng và phát triển ngôn ngữ một cách sáng tạo và đúng chuẩn. Việc bảo vệ và phát triển tiếng Việt không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, để ngôn ngữ này mãi trường tồn cùng dân tộc Việt Nam.
Bài trình bày của em đến đây là kết thúc, rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 15
Thơ ca, như một đám mây sáng tạo, được tạo ra từ những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc sống và trở thành bức tranh tinh tế làm phong phú thêm vẻ đẹp của thế giới. Thơ ca không chỉ là sự sáng tạo, mà còn là nguồn động viên tinh thần, làm cho cuộc sống trở nên phong phú, đẹp đẽ hơn và mang đến cho tâm hồn con người sự nhân văn cao quý.
Mỗi phong cách ngôn ngữ đều mang một chức năng đặc biệt. Thơ ca, thuộc loại ngôn ngữ nghệ thuật, không chỉ là ngôn ngữ biểu đạt thông tin mà còn là ngôn ngữ mang giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cao nhất. Nó là một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ ngôn ngữ đời sống, sắp xếp, lựa chọn cẩn thận để tạo ra vẻ đẹp tinh tế. Thơ ca không chỉ là nguồn thông tin mà còn là nguồn động viên tinh thần và niềm ngưỡng mộ với vẻ đẹp của thế giới.
Chức năng thông tin của thơ ca tập trung vào giá trị tư tưởng, nhận thức, và giáo dục. Bằng ngôn từ đặc sắc được sắp xếp một cách khéo léo, thơ ca tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tư duy của con người. Thông điệp đạo đức và nhân sinh được truyền đạt qua những lời nhắn nhủ tinh tế, gần gũi, không bao giờ là những kiến thức khô khan hay giáo điều trì trệ. Ngôn từ tinh tế, uyển chuyển thể hiện những bài học về lối sống, quan điểm về thế giới, nhận xét về con người, và cả những kinh nghiệm trong lao động và ứng xử.
Một bài học của đại thi hào Nguyễn Du từ hàng trăm năm trước vẫn gắn bó với chúng ta:
'Thiện căn ở trong tâm ta,
Chữ tâm mới bằng ba chữ tài.'
Chiêm nghiệm này xuất phát từ trải nghiệm cuộc sống sâu sắc, là một triết lý rút ra từ thực tế, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, dễ cảm thông, và có thể tác động mạnh mẽ lên nhận thức của con người. Truyện Kiều không chỉ chứa đựng những bài học nhân sinh sâu sắc mà còn là một tác phẩm không bao giờ khô khan, luận lí. Thơ ca đóng góp vào việc nâng cao tri thức đời sống bằng cách riêng của nó, mà hiệu quả không kém bất kỳ hình thức truyền đạt nào khác.
Cuối cùng, vai trò quan trọng nhất của thơ ca là tính thẩm mĩ. Thơ ca, một loại hình nghệ thuật, đặc trưng bởi tính thẩm mĩ, ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng thẩm mĩ của con người. Nó giúp con người nâng cao khả năng cảm nhận vẻ đẹp, đẹp của ngôn từ, từ đó cảm nhận vẻ đẹp của thế giới bên ngoài. Đọc những câu thơ như:
Cỏ non xanh dạt chân trời,
Cành lê trắng tô điểm vài bông hoa.
Trước hết, tâm hồn ta bừng tỉnh trước một bức tranh thiên nhiên tươi tắn, tinh khôi. Rồi chúng ta trải nghiệm sự tinh tế trong cách sử dụng từ, cách phối thanh, và nhịp điệu của một bậc thầy ngôn ngữ thi ca. Vẻ đẹp kích thích con người, làm sạch tâm hồn và hướng về cái thiện và cái đẹp. Để thực hiện điều này, thơ ca cần chú trọng đến yếu tố nghệ thuật của mình, đòi hỏi sự rung động chân thực của thi nhân, tài năng và nghiêm túc của nhà văn. Thơ ca không chỉ là sản phẩm của những người thợ, mà là đứa con tinh thần của nghệ sĩ.
Thơ ca đã đồng hành với cuộc sống con người từ thời kỳ bình minh của văn hóa. Nó mang đến hiểu biết sâu sắc về nhiều khía cạnh của cuộc sống, tác động và nâng cao tình cảm nhân văn, làm phong phú khả năng cảm nhận về mặt thẩm mĩ của con người. Tri thức, tình cảm và vẻ đẹp mà thơ ca mang lại làm cho cuộc sống trở nên đa dạng, đẹp đẽ và làm cho con người gần gũi hơn. Do đó, dù thế giới biến đổi không ngừng và có nhiều sản phẩm, nhiều giá trị thay đổi theo thời gian, nhưng thi ca vẫn mãi mãi kết nối với tâm hồn nhân loại.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 16
Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây, em xin trình bày phần thảo luận về vấn đề tiếng Việt trên các vùng miền đất nước.
Tiếng Việt, với vai trò là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng của bản sắc dân tộc và văn hóa. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tiếng Việt đã phát triển và biến đổi, phản ánh sự phong phú và đa dạng của các vùng miền trên dải đất hình chữ S. Sự khác biệt trong tiếng Việt qua các vùng miền không chỉ tạo nên nét đặc trưng văn hóa mà còn góp phần làm giàu có thêm cho ngôn ngữ dân tộc.
Về tiếng Việt ở miền Bắc, đặc biệt là tiếng Hà Nội, được coi là chuẩn mực và là ngôn ngữ được sử dụng chính thức trong hệ thống giáo dục và truyền thông. Ngữ điệu tiếng Bắc Bộ thường nhẹ nhàng, trầm bổng, và có thanh điệu rõ ràng. Tiếng Hà Nội được xem là chuẩn phổ thông và được sử dụng rộng rãi trong các văn bản hành chính, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác. Tiếng Bắc Bộ nổi bật với sự rõ ràng trong phát âm, nhất là ở các thanh điệu. Các từ ngữ thường mang tính chất lịch thiệp, trang trọng, phản ánh nét lịch sử lâu đời và sự tinh tế trong văn hóa của vùng đất Thăng Long – Hà Nội. Tiếng Việt miền Bắc phản ánh văn hóa và lối sống của người dân vùng đồng bằng sông Hồng, nơi có nền văn minh lúa nước phát triển. Các câu ca dao, tục ngữ, và bài hát dân ca Bắc Bộ đều thấm đượm tinh thần và tâm hồn của người dân nơi đây.
Với tiếng Việt ở miền Trung, đặc biệt là ở Huế, Đà Nẵng, và Quảng Nam, có ngữ điệu nặng hơn, âm sắc rõ ràng hơn và một số từ ngữ riêng biệt. Ngôn ngữ miền Trung thường được nhận diện bởi sự trầm mặc, sâu lắng, nhưng cũng rất đỗi mộc mạc và chân thành. Tiếng miền Trung nổi bật với các thanh điệu rõ ràng và âm sắc đặc trưng. Sự khác biệt này thể hiện qua cách phát âm và ngữ điệu, làm cho tiếng miền Trung có một nét quyến rũ riêng biệt. Tiếng miền Trung phản ánh nền văn hóa cung đình và triều đại phong kiến, đặc biệt là Huế với truyền thống văn hóa lâu đời. Những câu hò, điệu hát bài chòi, dân ca ví dặm thể hiện đời sống và tâm hồn của người dân miền Trung.
Sang miền Nam, nhất là ở Sài Gòn và các tỉnh miền Tây, tiếng Việt có ngữ điệu thoải mái, âm tiết dài và dễ nghe. Tiếng Nam Bộ mang sự phóng khoáng, chân thật, và có sự pha trộn từ nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Khmer, tiếng Hoa và tiếng Pháp do quá trình giao lưu văn hóa. Tiếng miền Nam nổi bật với sự dễ chịu, âm điệu nhẹ nhàng và cách phát âm mở. Các từ ngữ và cách diễn đạt thường mang tính chất giản dị, gần gũi và dễ hiểu. Tiếng Nam Bộ phản ánh sự phóng khoáng, chân thật của con người miền Nam. Các điệu hò, câu vọng cổ, và nhạc tài tử là minh chứng rõ ràng cho sự phong phú của ngôn ngữ và văn hóa Nam Bộ.
Tiếng Việt qua các vùng miền không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là biểu tượng của văn hóa và tâm hồn dân tộc. Sự đa dạng ngôn ngữ vùng miền làm phong phú thêm tiếng Việt, tạo nên một bản sắc văn hóa đa dạng và đặc sắc. Hiểu và tôn trọng sự khác biệt ngôn ngữ vùng miền không chỉ giúp tăng cường sự đoàn kết dân tộc mà còn là cách để bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Việc gìn giữ và phát huy sự đa dạng này sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của nền văn hóa dân tộc, đồng thời khẳng định vị thế của tiếng Việt trên trường quốc tế.
Bài trình bày của em đến đây là kết thúc, rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Mẫu 17
Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây, em xin trình bày phần thảo luận về vấn đề những hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng tới tiếng Việt.
Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, là hồn cốt của dân tộc Việt Nam, chứa đựng lịch sử, văn hóa và tư duy của người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, tiếng Việt đang phải đối mặt với nhiều thách thức và hiện tượng tiêu cực, đe dọa đến sự trong sáng và phát triển của ngôn ngữ này.
Một trong những hiện tượng tiêu cực rõ ràng nhất là sự xâm nhập ồ ạt của ngôn ngữ ngoại lai, đặc biệt là tiếng Anh, vào tiếng Việt. Trên các phương tiện truyền thông, trong giao tiếp hàng ngày, và thậm chí trong giáo dục, việc sử dụng tiếng Anh hay các từ ngữ tiếng Anh pha trộn với tiếng Việt trở nên phổ biến. Sự pha trộn này dẫn đến hiện tượng "nửa Tây nửa ta", làm mất đi sự thuần khiết và trong sáng của tiếng Việt. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, có xu hướng sử dụng tiếng Anh xen kẽ, khiến cho ngôn ngữ trở nên lai căng và khó hiểu.
Ngoài ra, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, nhưng cũng là nơi mà tiếng Việt bị biến dạng nghiêm trọng. Những từ ngữ viết tắt, sử dụng ký hiệu và các kiểu diễn đạt không chuẩn mực tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội. Việc lạm dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội làm giảm đi tính nghiêm túc và sự chuẩn mực trong tiếng Việt. Thói quen này dần dần ảnh hưởng đến cách viết và cách nói của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, dẫn đến sự suy thoái của ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày.
Một vấn đề nữa là hệ thống giáo dục hiện nay chưa thực sự chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt. Nhiều học sinh, sinh viên thiếu kỹ năng viết và sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, phần lớn do sự thiếu hụt trong chương trình giảng dạy và phương pháp giáo dục. Thiếu sự quan tâm đúng mức đến việc giảng dạy tiếng Việt dẫn đến sự suy giảm chất lượng ngôn ngữ, khả năng diễn đạt của học sinh, sinh viên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn tác động tiêu cực đến khả năng giao tiếp và tư duy của thế hệ trẻ.
Truyền thông và quảng cáo cũng góp phần không nhỏ vào việc làm biến dạng tiếng Việt. Nhiều quảng cáo sử dụng ngôn ngữ không chuẩn, sáng tạo quá mức khiến cho từ ngữ mất đi ý nghĩa gốc, tạo ra những cách diễn đạt sai lệch. Sự lạm dụng ngôn ngữ trong truyền thông và quảng cáo gây ra sự hiểu nhầm, làm mất đi tính chính xác và trong sáng của tiếng Việt. Điều này cũng tạo ra tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến cách sử dụng ngôn ngữ của công chúng.
Tiếng Việt, như một di sản quý báu của dân tộc, cần được bảo vệ và phát huy trong bối cảnh toàn cầu hóa. Những hiện tượng tiêu cực đang ảnh hưởng đến tiếng Việt không chỉ làm mất đi sự trong sáng và đẹp đẽ của ngôn ngữ mà còn đe dọa đến bản sắc văn hóa dân tộc. Để khắc phục tình trạng này, cần có sự chung tay của toàn xã hội, từ giáo dục, truyền thông đến mỗi cá nhân, nhằm duy trì và phát triển một tiếng Việt trong sáng, chuẩn mực và phong phú. Việc bảo vệ tiếng Việt cũng chính là bảo vệ văn hóa và tâm hồn Việt Nam, để tiếng Việt mãi mãi là niềm tự hào và là sợi dây gắn kết mọi thế hệ người Việt trên khắp thế giới.
Bài trình bày của em đến đây là kết thúc, rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.