Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích một tác phẩm kịch Ngữ văn 9 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Phân tích một tác phẩm kịch
Đề bài: Phân tích một tác phẩm kịch.
Dàn ý Phân tích một tác phẩm kịch
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu nhận định chung về tác phẩm kịch.
- Thân bài:
+ Phân tích nội dung chủ đề của tác phẩm.
+ Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại,...).
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị (hiệu quả thẩm mĩ) của tác phẩm.
Phân tích một tác phẩm kịch - Mẫu 1
"Romeo và Juliet", một bản tình ca bất hủ của nhân loại, một nỗi niềm thổn thức lấy đi biết bao nước mắt của khán giả ở mọi lứa tuổi. Đại văn hào đã viết nên một biểu tượng trường tồn của tình yêu, mối tình thủy chung son sắt, vượt lên mọi gian nan khó khăn, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng để được ở bên nhau. Trong đó, mười sáu câu thoại trong trích đoạn hồi thứ hai đã mở ra một kết cục tuy bi kịch nhưng là lời khẳng định về tình yêu mãnh liệt, tình yêu vượt lên trên mọi thù hận dân tộc qua những diễn biến tâm lý của hai nhân vật chính.
Là nhà thơ, nhà viết kịch đại tài đến từ xứ sở sương mù, William Shakespeare mang trong mình tư tưởng nhân đạo sâu sắc, khao khát giải phóng con người, đập tan mọi xiềng xích, rào cản trong xã hội. Những tác phẩm của ông như những bức tranh tả thực, có khả năng thâu tóm và tái hiện lại xã hội nước Anh lúc bấy giờ nhằm lên án những quan niệm cổ hủ, lạc hậu cùng chế độ phong kiến nhơ nhớp với tầng lớp các quan điểm, hủ tục trói buộc con người. Chính vì thế, với tầm nhìn rộng mở và tư tưởng tiến bộ, khát khao tự do, tác phẩm của ông được coi là tiếng lòng của những tâm hồn biết rung động, trái tim hướng thiện, yêu thương và thấu hiểu con người cùng cảnh ngộ éo le của họ.
"Romeo và Juliet" đã đưa Shakespeare lên hàng tượng đài trong nghệ thuật kịch sân khấu. Câu chuyện kể về một mối tình oan gia, khi Romeo và Juliet lại là con cháu của hai gia đình có mối thù truyền kiếp. Ra mắt năm 1595, vở bi kịch này đã tạo nên tiếng vang trên toàn thế giới. Đứng giữa những bi kịch, xung đột tâm lý xã hội, hai nhân vật chính đã hoàn thành được ước nguyện bên nhau trọn đời. Kết thúc thảm thương của họ đã một lần nữa khẳng định sức sống tiềm tàng của con người, đồng thời lên án gay gắt xã hội phong kiến vô nhân đạo đã đang tâm cắt bỏ mối duyên trời định, dẫn đến cái chết bi thương của hai nhân vật.
Qua đoạn trích "Tình yêu và thù hận" với những lời đối thoại trực tiếp giữa chàng Romeo và nàng Juliet, người đọc dễ dàng hình dung ra được tình yêu say đắm của những người trẻ tuổi, tình yêu vượt lên trên sự an bài của số phận, những thù hận truyền kiếp. Gặp nhau một cách tình cờ trong buổi vũ hội, Rô - mê - ô và Giu - li -ét đã phải lòng nhau, hai trái tim tuổi trẻ đã hòa cùng nhịp đập. Động lực lớn lao ấy đã tiếp bước cho Rô - mê - ô vượt qua những gian khó, hiểm nguy để gặp nàng tiên của đời mình. Mười sáu lời thoại trong trích đoạn "Tình yêu và thù hận" không chỉ đơn thuần là lời trò chuyện mà đó chính là những tấm thư tình đẹp nhất, lãng mạn nhất, nhưng đáng buồn thay, những tấm thư ấy lại được viết nên bằng nỗi đau, sự mất mát và cả chính tính mạng của hai nhân vật.
Lấy không gian đêm khuya, một đêm trăng sáng vằng vặc trên trời để làm nền cho tình cảm mặn nồng của đôi tình nhân. Khung cảnh đêm khuya có phần lén lút, thận trọng do mối tình của hai người không được phép công khai đoan chính. Chàng Romeo nhìn thấy Juliet trước, khuất sau những lùm cây mà vọng lên ban công, nơi nàng Juliet đẹp như thơ mộng đang đợi chờ. Hình ảnh ánh trăng xuất hiện cốt là để tô đậm thêm vẻ đẹp mĩ miều, thanh thuần của Juliet. Sau khi nghe thấy những lời độc thoại của nàng Juliet, lúc này Romeo mới lên tiếng. Hiểu được tấm chân tình của nàng dành cho mình, Romeo sẵn sàng từ bỏ danh phận, của cải để đi theo tiếng gọi tình yêu. Diễn biến tâm trạng nhân vật Romeo có phần dễ hiểu, đơn giản.
Đối mặt với sự thù hận truyền đời của hai dòng họ, chàng thậm chí sẵn sàng đề nghị: "Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Romeo nữa; nếu chính tôi đã viết tên đó, thì tôi xé nát nó ra". Những lời nói này đều là sự thật tâm, thật lòng, bắt nguồn từ tình yêu cũng như khát vọng bỏng cháy được đường đường chính chính công khai mối tình này. Có người cho rằng, Romeo còn trẻ tuổi và bốc đồng khi dám thốt ra những lời chối bỏ cả gia tộc, dòng họ để đi theo tiếng gọi trái tim. Nhưng xét về mặt tình, những lời nói ấy đều thể hiện một tình yêu nồng cháy, không ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng đi lên từ hai bàn tay trắng và giũ bỏ cả thân phận quý tộc của mình.
Khi Juliet nhắc chàng về sự nguy hiểm khi đang ở trong khuôn viên dòng họ Ca-piu-let, chàng Romeo càng trở nên gan dạ, thậm chí có cả sự bất cần: "Em ơi! Ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu.". Đối với trái tim lần đầu biết rung động ấy, giờ phút được nhìn thấy ánh mắt người tinh thì mọi luân lý giáo điều đều trở nên vô nghĩa. Chàng còn gọi chính dòng họ của mình là "họ", một cách gọi đầy xa cách, lạ lẫm. Với chàng lúc này, chỉ còn mình Juliet là vô giá, là nguồn sống, "tôi vượt được từng này là nhờ đôi cánh của tình yêu". Trong tâm trạng chàng trai trẻ bấy giờ, tình yêu được thần thánh hóa trở thành cõi thần tiên, là đôi cánh đưa chàng vượt qua mọi thử thách, đứng lên trên mọi nỗi sợ hãi hay rào cản dòng tộc. Ở chàng chỉ còn tình yêu say đắm, "cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm", không chùn bước, không ngần ngại hay băn khoăn, bộc lộ tính cách của con người quyết đoán, mạnh mẽ.
Đối lập với chàng Romeo, mang thân phận là một cô gái con nhà danh gia vọng tộc, những diễn biến tâm trạng của Juliet đều mang nhiều suy nghĩ, thận trọng hơn. Sau buổi dạ hội, nàng trót mang lòng vấn vương, thương nhớ chàng Romeo. Sau những lời độc thoại bày tỏ tình cảm mãnh liệt không chút ngại ngần, khi bắt gặp Romeo trong vườn nhà, nàng có chút lo lắng, hoảng sợ. Tư tưởng hận thù giữa hai dòng họ đã phần nào ăn mòn trong tâm trí nàng, vả lại, phận nữ nhi không thể chống cự, quay lưng với cả gia đình để đi theo người tinh. Trong lời đối thoại của nàng luôn song hành tồn tại hai diễn biến tâm trạng, một bên là tình yêu ngây thơ, một bên là sự bồn chồn khi ý thức được những nguy hiểm của mối tình oan trái này. Câu hỏi hết sức trong sáng: " Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi? Cái tên nó có ý nghĩa gì đâu" cho thấy chính bản thân nàng cũng muốn Romeo từ bỏ dòng họ để đi theo nàng. Nàng tin vào tình yêu nhưng niềm tin ấy không hoàn toàn tuyệt đối. Chính vì thế mà nàng mới thảng thốt khi gặp Romeo: "Anh làm thế nào mà tới được chốn này anh ơi, và tới làm gì thế?". Nàng đơn giản chỉ không ngờ tình cảm lại mãnh liệt tới mức có thể khiến người tình của nàng bất chấp hiểm nguy đến vậy. Tuy khẩn cầu: "Romeo chàng ơi! Chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi. Chàng hãy đem tên họ ấy đổi lấy cả em đây" nhưng trong tâm khảm người con gái ấy vẫn có chút gì lấn cấn, không dám, không nỡ. Một bên là thù hận, một bên là tình yêu, một bên là danh dự cả dòng họ và một bên là hạnh phúc cá nhân minh. Đấu tranh nội tâm giằng xé của cô gái mới chỉ mười lăm tuổi lần đầu biết yêu cho thấy sự nồng cháy và sức mạnh tiềm ẩn của tình yêu.
Xét cho cùng, câu nói "Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây" chính là lời thuận ý theo tình yêu một cách đầy ý nhị. Thù hận với Juliet cũng chẳng còn nghĩa lý gì, tình yêu của trái tim tuổi trẻ, thứ tình cảm thuần khiết đã vượt lên trên cái nền của mối nợ máu truyền từ đời này sang đời khác. Tư tưởng nhân đạo trong thời kì Phục hưng được bộc lộ thẳng thắn, dứt khoát. Rõ ràng, Romeo và Juliet hoàn toàn vô tội, chẳng hề liên quan đến những sự kiện đã xảy ra từ quá khứ thời ông, thời cụ của họ. Quan điểm bảo thủ và lề thói lạc hậu đã không thể ngăn cản được hai trái tim trẻ khát vọng được yêu, được hòa quyện. Sự bất tử của tình yêu con người không chỉ tô đậm tâm trạng của nhân vật Juliet mà còn toát lên tư tưởng nhân văn, đồng thời gửi gắm niềm hi vọng vào con người trong một tương lai tươi sáng, hạnh phúc hơn.
Đứng giữa tình yêu và thù hận, nhưng qua đoạn đối thoại của hai nhân vật, người đọc không thấy có bất kì một xung đột nào giữa hai nhân vật, chỉ có tình yêu nồng nàn giữa hai trái tim tri kỉ. Xung đột đến từ phía Juliet trong tâm trạng nàng khi phải đưa ra quyết định: tình yêu hay gia tộc. Cái dai dẳng và khủng khiếp của sự hận thù hiện lên rõ ràng trong dòng tâm trạng của Juliet, nhưng đến cùng, tình yêu của hai phía đã vượt lên tất cả, mối tình thời đại, mối tình bất tử. Những lễ giáo đã trói buộc con người quá lâu đã đến lúc cần được phá hủy và bài trừ, như kết thúc của tác phẩm, khi bị kịch rơi vào đường cùng thì mối thù kia cũng được xóa bỏ, chỉ là, cái giá phải đánh đổi quá đắt, quá bi thương.
Với mười sáu lời đối thoại giữa Romeo và Juliet, diễn biến tâm trạng của hai nhân vật đã được khắc họa rõ nét. Nếu như Romeo có chút xốc nổi, hăng hái thì Juliet lại có nốt trầm của người con gái tuy nhỏ tuổi nhưng chín chắn, trưởng thành. Cộng hưởng và bổ trợ cho nhau, họ đã đưa tình yêu của mình vượt qua những ngăn cấm về mặt đạo lý, để lại cho ngàn đời khúc hát về tình yêu diệu kì. Với khả năng khai thác dòng chảy cảm xúc nhân vật, để nhân vật bộc lộ tính cách qua chính lời nói và hành động cùng những nút thắt mở linh hoạt, Shakespeare đã khẳng định sự chiến thắng của tình người, gửi vào tác phẩm một thông điệp đi trước thời đại về mỗi khát vọng tự do của nhân loại.
Phân tích một tác phẩm kịch - Mẫu 2
Shakespeare, nhà văn và nhà viết kịch thiên tài của Anh, để lại di sản lớn trong sự phát triển và hình thành của nghệ thuật kịch phương Tây. "Hamlet" là một trong những tác phẩm nổi bật, xoay quanh cuộc sống của thái tử Hamlet ở Đan Mạch. Sau khi biết tin vua cha qua đời khi chàng đang du học ở Đức, Hamlet chấp nhận thực tế đau lòng rằng mẹ chàng tái hôn với Claudius, chú ruột và là người mới lên ngôi vua. Một đêm, linh hồn của vua cha hiện về, tiết lộ rằng Claudius là kẻ giết hại ông. Linh hồn mong đợi Hamlet sẽ trả thù. Từ đó, Hamlet buộc phải giả điên để lừa dối kẻ thù và thực hiện sứ mệnh báo thù cho cha. Trích đoạn "Sống hay không sống?" nằm trong hồi III, khi Hamlet, dù giả điên, vẫn bộc lộ suy nghĩ và quan ngại về sự giả dối trong cuộc sống và sự sụp đổ của cung điện, tượng trưng cho sự hỗn loạn của toàn quốc. Những suy nghĩ đó thể hiện rất rõ qua đoạn độc thoại vủa Ham-lét.
Như chúng ta đã biết, độc thoại là hình thức đối đáp với chính bản thân mình hoặc ai đó trong tưởng tượng được hư cấu tạo dựng lên. Hình thức độc thoại cũng được thể hiện cất tiếng ra thành lời khi nhân vật nói chuyện. Độc thoại là một trong những hình thức biểu lộ rõ những điều mà các tác giả của các tác phẩm tự sự mong muốn gửi gắm tới độc giả của mình. Đó có thể là những cảm xúc đau đớn, bế tắc, vô vọng, ngăn cản, mâu thuẫn với chính bản thân mình. Đó có thể là những lời động viên bản thân không được bỏ cuộc, phải cố gắng theo đuổi nhiều hơn nữa. Hoặc đó có thể là nỗi nhớ, những mất mát về một ai đó, một nơi nào đó mà nhân vật luyến tiếc, tiếc nuối mong muốn hàn gắn,… Có rất nhiều điều mà tác giả muốn gửi gắm tới độc giả của mình, là những bài học bổ ích, là những lời khuyên mà cách tốt nhất chính là lựa chọn để cho nhân vật của chính mình tự độc thoại với chính bản thân nhân vật.
Khi các nhân vật phụ rút lui, Hamlet, nhân vật chính, xuất hiện trên sân khấu. Shakespeare đã trao cho Hamlet nhiều lời thoại để tiết lộ quan điểm của chàng về thực tế. Trong mắt người khác, những lời Hamlet nói dường như chỉ là tâm sự của một người bị tổn thương, nhưng với chính Hamlet, đây là cơ hội để thể hiện tâm trạng mình mà không cần phải e ngại sự quan sát của người khác. Những câu từ của chàng đã trở nên bất hủ, như: “Sống hay không sống – đó là vấn đề”. Chúng ta nên chịu đựng mọi thách thức của số phận hay nổi dậy chống lại những sóng gió khắc nghiệt? Chết chỉ là sự ngủ, không hơn thế. Và có thể, ngủ cũng chỉ là một giấc mơ.
Hamlet đắn đo về ý nghĩa của cuộc sống và cảm thấy áp đặt bởi câu hỏi: “Chúng ta nên sống để tồn tại hay chống đối?” Chàng ước ao thay đổi xã hội nhưng lại chọn giả vờ điên để bảo vệ tâm hồn. Điều này biểu thị sự tuyệt vọng và bất lực tột độ. Môi trường xung quanh Hamlet đều là giả dối và sự khao khát quyền lực, và chỉ có chàng nhận ra sự thật và đau đớn đó. Ngay cả khi đối diện với cái chết, Hamlet vẫn không thể trốn thoát khỏi sự áp đặt và bức bách của thời cuộc. Chàng phản ứng bằng cách phàn nàn: “Bởi vì, ai là người có thể chịu đựng những roi vọt và khinh khi của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách … nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì mênh mang sau khi chết, cả một thế giới huyền bí mà đã vượt biên cương thì không một du khách nào còn quay trở lại, nỗi sợ làm cho tâm trí rối bời và bắt ta phải cam chịu mọi khổ nhục trên cõi thế này còn hơn là bay tới những nỗi khổ nhục khác mà ta chưa hề biết tới?” Hamlet không chỉ nhận biết về thực tại mà còn nhận ra bản thân mình. Những ước mơ và tham vọng cao cả của chàng bị bóp méo bởi sự căm hận.
Đoạn độc thoại đã thể hiện sự đấu tranh nội tâm của Hamlet, một nhân vật với lòng nghĩa hiệp nhưng lại sống trong một thế giới đầy khó khăn và khủng hoảng. Điều này phản ánh mâu thuẫn giữa lý tưởng cao đẹp và thực tế đau lòng của thời đại. Những lời độc thoại của Hamlet không chỉ phản ánh tâm trạng và suy ngẫm tinh thần của nhân vật mà còn tạo nên sự phức tạp và đa chiều của họ tư tưởng nhân vật. Những lời thoại này cũng giúp khán giả hiểu rõ tình trạng tinh thần của nhân vật, đồng thời tạo nên sự sâu đậm của câu chuyện.
Tài năng điêu luyện của Shakespeare không chỉ là khả năng kể chuyện mà còn là sự tạo ra những tác phẩm nghệ thuật sinh động và đẳng cấp. Ông xây dựng những nhân vật sống động, phong phú với những tính cách đa dạng, tạo nên những tình huống kịch tính và hấp dẫn. Nhìn vào nhân vật Hăm-lét, ta thấy một ví dụ điển hình. Tâm trạng bi ai, mưu mẹo tinh vi, và đau khổ tinh tế của anh ta được thể hiện qua từng từ ngữ, từng hành động, từng lời độc thoại. Những tác phẩm kịch của Shakespeare không chỉ là một phần của quá khứ mà còn là những tác phẩm vĩ đại, sống động và ảnh hưởng đến ngày nay và trong tương lai.
Phân tích một tác phẩm kịch - Mẫu 3
Trong vở kịch "Hamlet" của William Shakespeare, đoạn độc thoại "Sống hay không sống?" (To be, or not to be) là một trong những đoạn độc thoại nổi tiếng và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử văn học thế giới. Đoạn độc thoại này không chỉ thể hiện những xung đột nội tâm của Hamlet mà còn truyền tải nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống và cái chết. Bài phân tích dưới đây sẽ đi sâu vào vai trò và ý nghĩa của những lời độc thoại này từ câu "Sống hay không sống?" đến "đừng quên những tội lỗi của ta".
Đoạn độc thoại "Sống hay không sống?" xuất hiện trong Hồi 3, Cảnh 1 của vở kịch. Hamlet, hoàng tử Đan Mạch, đang phải đối mặt với nỗi đau mất cha, vua Đan Mạch, người bị ám sát bởi chính em trai mình là Claudius, hiện đang là vua. Hồn ma của cha Hamlet xuất hiện và yêu cầu anh trả thù. Tuy nhiên, Hamlet rơi vào tình trạng hoang mang và do dự, không chỉ vì nỗi đau và sự phẫn nộ mà còn vì sự mâu thuẫn trong chính bản thân mình.
Đoạn độc thoại mở đầu với câu hỏi "Sống hay không sống, đó là vấn đề" (To be, or not to be, that is the question). Đây là câu hỏi mang tính triết lý cao, thể hiện sự băn khoăn sâu sắc của Hamlet về ý nghĩa và giá trị của sự sống. Anh tự hỏi liệu có nên tiếp tục sống trong đau khổ và bất công hay tìm đến cái chết để giải thoát. Câu hỏi này là nền tảng cho toàn bộ đoạn độc thoại và là điểm khởi đầu cho những suy nghĩ sâu sắc của Hamlet về cuộc sống và cái chết.
Hamlet tiếp tục so sánh những nỗi đau của cuộc sống với sự yên bình của cái chết:
"Chịu đựng những mũi tên và hòn đá của số phận độc ác,
Hay cầm vũ khí chống lại biển đau khổ
Và bằng cách chống trả, chấm dứt chúng?"
```
Ở đây, Hamlet sử dụng hình ảnh "mũi tên và hòn đá" để biểu tượng hóa những đau khổ và bất công mà con người phải chịu đựng trong cuộc sống. Anh đặt câu hỏi liệu có nên chịu đựng những đau khổ này hay nên chống lại chúng bằng cách tìm đến cái chết, mà anh coi như một sự giải thoát.
Mặc dù coi cái chết là sự giải thoát, Hamlet cũng bày tỏ nỗi sợ hãi trước sự vô định của cái chết:
"Ai biết được, trong giấc ngủ của cái chết, những giấc mơ gì có thể đến?"
```
Hamlet lo lắng về "giấc mơ" có thể đến trong "giấc ngủ của cái chết". Anh nhận ra rằng cái chết không phải là sự kết thúc tuyệt đối, mà có thể mang đến những điều chưa biết, những giấc mơ có thể còn đáng sợ hơn cả những đau khổ trong cuộc sống hiện tại. Sự mơ hồ và vô định này khiến Hamlet do dự và không dám tự kết liễu đời mình.
Những lời độc thoại của Hamlet thể hiện một triết lý hiện sinh sâu sắc về sự tồn tại của con người. Anh nhận ra rằng con người phải đối mặt với những đau khổ và bất công trong cuộc sống, nhưng cũng không thể tìm thấy sự yên bình tuyệt đối trong cái chết. Điều này tạo nên một bi kịch nội tâm, khi Hamlet cảm thấy bị mắc kẹt giữa hai lựa chọn đều đầy đau khổ và mơ hồ. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của triết lý hiện sinh, khi con người phải đối mặt với sự vô nghĩa và mơ hồ của cuộc sống.
Cuối cùng, Hamlet tự nhắc nhở mình về nhiệm vụ trả thù cho cha:
"Đừng quên những tội lỗi của ta."
```
Dù còn nhiều do dự và mâu thuẫn, Hamlet quyết định không thể quên đi "những tội lỗi" của Claudius và trách nhiệm của mình. Sự trở lại này thể hiện sự quyết tâm và ý chí của Hamlet, dù anh vẫn không thể thoát khỏi nỗi đau và mâu thuẫn nội tâm. Điều này cho thấy rằng, dù có những suy tư sâu sắc về cuộc sống và cái chết, Hamlet vẫn không thể trốn tránh trách nhiệm và nhiệm vụ của mình.
Đoạn độc thoại "Sống hay không sống?" là một trong những phương tiện quan trọng để Shakespeare khắc họa sâu sắc tâm trạng và tính cách của Hamlet. Qua những lời tự vấn, người đọc thấy được sự phức tạp trong tâm hồn của nhân vật, sự thông minh nhưng cũng đầy mâu thuẫn và đau khổ. Hamlet không chỉ là một hoàng tử đang tìm cách trả thù cho cha mình mà còn là một con người đang đấu tranh với chính bản thân mình và những câu hỏi lớn của cuộc sống.
Những lời độc thoại của Hamlet phản ánh rõ ràng những xung đột nội tâm của anh. Đó là sự mâu thuẫn giữa khát khao trả thù và nỗi sợ hãi trước cái chết, giữa ý chí sống và sự mệt mỏi với những đau khổ của cuộc đời. Xung đột này làm nổi bật bi kịch cá nhân của Hamlet và tạo nên sức hút cho nhân vật. Những xung đột này không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn phản ánh những mâu thuẫn lớn hơn trong xã hội và thời đại của Hamlet.
Đoạn độc thoại này cũng chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống và cái chết. Hamlet không chỉ đặt ra những câu hỏi về sự tồn tại của bản thân mà còn khiến người đọc suy ngẫm về ý nghĩa của sự sống và những giá trị thực sự trong cuộc đời. Điều này làm cho tác phẩm của Shakespeare có giá trị vượt thời gian và không gian, bởi những câu hỏi mà Hamlet đặt ra vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự và ý nghĩa trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay. Đoạn độc thoại này cũng góp phần tạo nên sự căng thẳng và kịch tính trong vở kịch. Hamlet đang đối mặt với những quyết định quan trọng và những mâu thuẫn lớn trong cuộc đời mình. Sự căng thẳng này không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn liên quan đến toàn bộ cốt truyện của vở kịch, tạo nên một sự hấp dẫn đặc biệt cho khán giả.
Đoạn độc thoại "Sống hay không sống?" trong vở kịch "Hamlet" của Shakespeare là một phần quan trọng không thể thiếu, không chỉ giúp khắc họa rõ nét tính cách và tâm trạng của nhân vật Hamlet mà còn mang đến những tư tưởng triết lý sâu sắc về cuộc sống. Qua những lời độc thoại này, Shakespeare đã thành công trong việc truyền tải những xung đột nội tâm phức tạp và bi kịch cá nhân của Hamlet, tạo nên một tác phẩm kịch có giá trị nghệ thuật và tư tưởng vượt thời gian. Tác phẩm không chỉ là một kiệt tác văn học mà còn là một bài học quý báu về con người và cuộc sống, khiến cho những câu hỏi và triết lý của Hamlet vẫn còn vang vọng mãi trong lòng người đọc và khán giả.
Phân tích một tác phẩm kịch - Mẫu 4
Lưu Quang Vũ, một trong những nhà viết kịch vĩ đại của Việt Nam, đã để lại nhiều tác phẩm kịch nổi tiếng và gây tiếng vang lớn trong lòng khán giả. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là "Tôi và Chúng Ta". Tác phẩm được sáng tác vào năm 1984 và nhiều lần được dàn dựng trên sân khấu. Vở kịch không chỉ hấp dẫn bởi cốt truyện mà còn bởi những thông điệp xã hội sâu sắc mà nó mang lại. Qua việc phân tích tác phẩm này, chúng ta sẽ thấy rõ được những giá trị tư tưởng và nghệ thuật mà Lưu Quang Vũ muốn truyền tải.
Tôi và chúng ta gồm tất cả 9 cảnh, đặt bối cảnh vào những năm 80 của thế kỷ 20, khi đất nước còn gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế bao cấp còn tồn tại. Tác phẩm xoay quanh một nhà máy sản xuất đang đối mặt với những khó khăn và mâu thuẫn nội bộ, đại diện cho những thách thức mà xã hội Việt Nam phải đương đầu trong giai đoạn này. Nội dung chính của vở kịch phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, lề lối hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi, giữa hai lực lượng: bảo thủ và đổi mới. Phe bảo thủ, mà đại diện là các nhân vật Nguyễn Chính (phó giám đốc), Trương (quản đốc phân xưởng) cùng sự hỗ trợ của Trần Khắc (đại diện Ban thanh tra của Bộ) với tư tưởng hết sức bảo thủ, khư khư giữ lấy các nguyên tắc, quy chế đã thành cứng đờ, lạc hậu, kiên quyết không chấp nhận đổi mới. Phe đổi mới, mà đại diện là Hoàng Việt (giám đốc xí nghiệp), Thanh (kíp trưởng phân xưởng 1), Lê Sơn (kỹ sư) cùng đại đa số anh chị em công nhân với tinh thần dám nghĩ dám làm, phá bỏ các quy định giáo điều, lạc hậu, khao khát đổi mới để đem lại quyền lợi, hạnh phúc cho mọi người. Thể hiện sự xung đột giữa hai phía này, Lưu Quang Vũ đã khẳng định: trong cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa đổi mới và bảo thủ, cái mới có thể tạm thời thất bại nhưng cuối cùng, cái mới nhất định thắng.
Tôi và chúng ta khẳng định rằng không thể có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung, không thể giữ mãi các nguyên tắc, phương pháp của thời cũ trước sự chuyển biến sinh động của cuộc sống. Cái "chúng ta" được hình thành từ nhiều cái "tôi" cụ thể, vì vậy cần quan tâm, chăm sóc quyền lợi, hạnh phúc của từng cá nhân con người. Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt, cần có những con người có trí tuệ, có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. "Tôi và Chúng Ta" mang đến nhiều thông điệp tư tưởng sâu sắc về con người và xã hội. Một trong những tư tưởng chủ đạo là sự đoàn kết và tinh thần đồng đội. Lưu Quang Vũ khẳng định rằng thành công của một tập thể không thể dựa vào sự ích kỷ và bảo thủ, mà phải dựa vào sự hợp tác và đổi mới. Qua mâu thuẫn giữa các nhân vật, tác giả muốn nhắn nhủ rằng xã hội chỉ có thể tiến bộ khi mỗi cá nhân biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, biết hợp tác và chia sẻ.
Lưu Quang Vũ là bậc thầy trong việc xây dựng kịch bản với những tình tiết hấp dẫn và kịch tính. "Tôi và Chúng Ta" được xây dựng với cấu trúc chặt chẽ, các tình tiết được phát triển một cách logic và hợp lý. Nhân vật trong kịch được khắc họa rõ nét, mỗi nhân vật đều có những nét đặc trưng riêng biệt, tạo nên sự phong phú và đa dạng cho tác phẩm. Đối thoại trong kịch ngắn gọn, sắc bén, giàu tính triết lý và mang đậm tính hiện thực.
Tôi và chúng ta ra đời trong những năm đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng, nên đã góp phần cổ vũ phong trào Đổi Mới toàn diện đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Vậy nhưng, sau gần 40 năm kể từ khi ra đời, tác phẩm vẫn cho thấy tinh thần thời đại và tính chất thời sự của nó. Lưu Quang Vũ đã cảnh báo về những hậu quả tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ và bảo thủ. Những giá trị mà tác phẩm mang lại vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự và ý nghĩa trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay.
"Tôi và Chúng Ta" của Lưu Quang Vũ là một tác phẩm kịch đáng để suy ngẫm và học hỏi. Qua những mâu thuẫn và xung đột giữa các nhân vật, tác giả đã truyền tải những tư tưởng sâu sắc về sự đoàn kết, tinh thần đổi mới và trách nhiệm xã hội. Đây là những giá trị mà mỗi cá nhân và tập thể cần phải có để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Tác phẩm không chỉ có giá trị nghệ thuật cao mà còn là một bài học ý nghĩa về đạo đức và nhân sinh. Lưu Quang Vũ đã thành công trong việc tạo ra một tác phẩm kịch xuất sắc, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả và góp phần làm phong phú thêm nền văn học kịch Việt Nam.
Phân tích một tác phẩm kịch - Mẫu 5
Trong vở kịch "Hamlet" của William Shakespeare, nhân vật chính Hamlet đã phát biểu một số lời độc thoại đầy ý nghĩa và có vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ tâm trạng và tư tưởng của nhân vật. Từ câu hỏi nổi tiếng "Sống hay không sống?" đến lời tự trách "Đừng quên những tội lỗi của ta", mỗi câu thoại đều đem lại sâu sắc và đa chiều.
"Sống hay không sống? Đó là vấn đề."
Câu thoại này thể hiện tâm trạng hoang mang, bất an tinh thần của Hamlet. Sự lo lắng và nghi ngờ về giá trị của cuộc sống lớn lao và tư tưởng của nhân vật được thể hiện một cách sâu sắc. Câu hỏi này phản ánh sự dao động tinh thần của Hamlet giữa khao khát sống, đam mê và nỗi lo sợ.
"Hay chấp nhận vận mạng vốn đã được giáo dục từ cấp trên đầu mình."
Lời độc thoại này tập trung vào cảm xúc bất lực và số phận. Trong một phần lớn văn phẩm của câu hỏi này, tạo ra hiệu ứng tiếp cận khán giả và đưa họ vào tâm trạng của nhân vật. Hamlet đề cập đến sự cảm thấy không đủ điều khiển bởi vận mạng hoặc các lực lượng ngoại quyền. Tính tự lập, bản ngã, và sự tự quyết định của mình.
"Đừng quên những tội lỗi của ta."
Lời độc thoại này thể hiện sự tự trách mình và sợ hãi về những hậu quả đến với tội lỗi và trách nhiệm của hành động của mình. Hamlet phải đối mặt với sự cảm thấy cô đơn và tự khiển trong quá khứ, lời độc thoại này cho thấy sự hối hận và lo lắng về quyết định của mình.
Những lời độc thoại của Hamlet không chỉ phản ánh tâm trạng và suy ngẫm tinh thần của nhân vật mà còn tạo nên sự phức tạp và đa chiều của họ tư tưởng nhân vật. Những lời thoại này cũng giúp khán giả hiểu rõ tình trạng tinh thần của nhân vật, đồng thời tạo nên sự sâu đậm của câu chuyện. Đó cũng là lí do vì sao vở kịch "Hamlet" luôn được coi là một tác phẩm vĩ đại và sâu sắc.
Phân tích một tác phẩm kịch - Mẫu 6
Trong vở kịch "Hamlet" của William Shakespeare, những lời độc thoại của nhân vật Hamlet không chỉ là điểm nhấn quan trọng về nghệ thuật mà còn mang những giá trị tư tưởng sâu sắc. Đặc biệt, đoạn độc thoại "Sống hay không sống?" (To be, or not to be) được coi là một trong những đoạn độc thoại nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học. Phân tích vai trò và ý nghĩa của đoạn độc thoại này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những xung đột nội tâm và triết lý sống của Hamlet.
Đoạn độc thoại "Sống hay không sống?" xuất hiện trong Hồi 3, Cảnh 1 của vở kịch. Đây là thời điểm Hamlet đang đối mặt với những đau khổ và mâu thuẫn nội tâm lớn lao. Cha của Hamlet, vua Đan Mạch, bị ám sát bởi người chú Claudius, kẻ đã chiếm đoạt ngôi vua và cưới mẹ của Hamlet. Hamlet, nhận được lệnh từ hồn ma của cha, phải trả thù nhưng lại do dự và đầy mâu thuẫn.
Đoạn độc thoại mở đầu với câu hỏi "Sống hay không sống, đó là vấn đề" (To be, or not to be, that is the question). Câu hỏi này thể hiện sự băn khoăn và do dự của Hamlet về ý nghĩa và giá trị của sự sống. Anh tự hỏi liệu có nên tiếp tục sống trong đau khổ và bất công hay tìm đến cái chết để giải thoát.
Hamlet tiếp tục so sánh những nỗi đau của cuộc sống với sự yên bình của cái chết. Anh cho rằng cuộc sống đầy rẫy những "mũi tên và hòn đá" (slings and arrows) của số phận, trong khi cái chết có thể là một giấc ngủ yên bình, một sự giải thoát khỏi mọi đau khổ.
Mặc dù coi cái chết là sự giải thoát, Hamlet cũng bày tỏ nỗi sợ hãi trước sự vô định của cái chết. Anh lo lắng về "giấc mơ" có thể đến trong "giấc ngủ của cái chết" (the dreams that may come in that sleep of death). Chính sự mơ hồ và vô định này khiến Hamlet do dự và không dám tự kết liễu đời mình.
Những lời độc thoại của Hamlet thể hiện một triết lý hiện sinh sâu sắc về sự tồn tại của con người. Anh nhận ra rằng con người phải đối mặt với những đau khổ và bất công trong cuộc sống, nhưng cũng không thể tìm thấy sự yên bình tuyệt đối trong cái chết. Điều này tạo nên một bi kịch nội tâm, khi Hamlet cảm thấy bị mắc kẹt giữa hai lựa chọn đều đầy đau khổ và mơ hồ.
Cuối cùng, Hamlet tự nhắc nhở mình về nhiệm vụ trả thù cho cha. Dù còn nhiều do dự và mâu thuẫn, anh quyết định không thể quên đi "những tội lỗi" của Claudius và trách nhiệm của mình. Sự trở lại này thể hiện sự quyết tâm và ý chí của Hamlet, dù anh vẫn không thể thoát khỏi nỗi đau và mâu thuẫn nội tâm.
Đoạn độc thoại "Sống hay không sống?" là một trong những phương tiện quan trọng để Shakespeare khắc họa sâu sắc tâm trạng và tính cách của Hamlet. Qua những lời tự vấn, người đọc thấy được sự phức tạp trong tâm hồn của nhân vật, sự thông minh nhưng cũng đầy mâu thuẫn và đau khổ. Những lời độc thoại của Hamlet phản ánh rõ ràng những xung đột nội tâm của anh. Đó là sự mâu thuẫn giữa khát khao trả thù và nỗi sợ hãi trước cái chết, giữa ý chí sống và sự mệt mỏi với những đau khổ của cuộc đời. Xung đột này làm nổi bật bi kịch cá nhân của Hamlet và tạo nên sức hút cho nhân vật.
Đoạn độc thoại này cũng chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống và cái chết. Hamlet không chỉ đặt ra những câu hỏi về sự tồn tại của bản thân mà còn khiến người đọc suy ngẫm về ý nghĩa của sự sống và những giá trị thực sự trong cuộc đời. Điều này làm cho tác phẩm của Shakespeare có giá trị vượt thời gian và không gian.
Đoạn độc thoại "Sống hay không sống?" trong vở kịch "Hamlet" của Shakespeare là một phần quan trọng không thể thiếu, không chỉ giúp khắc họa rõ nét tính cách và tâm trạng của nhân vật Hamlet mà còn mang đến những tư tưởng triết lý sâu sắc về cuộc sống. Qua những lời độc thoại này, Shakespeare đã thành công trong việc truyền tải những xung đột nội tâm phức tạp và bi kịch cá nhân của Hamlet, tạo nên một tác phẩm kịch có giá trị nghệ thuật và tư tưởng vượt thời gian.
Phân tích một tác phẩm kịch - Mẫu 7
Chủ đề cách mạng in đậm trong kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng. Xung đột kịch thể hiện tập trung trong hồi IV đã dựng nên một hình tượng bi tráng về người phụ nữ dân tộc Tày, tiêu biểu cho hàng nghìn, hàng vạn quần chúng được giác ngộ trong đấu tranh, trong mất mát đau thương đã đứng hẳn về phía cách mạng.
Ta có thể lấy câu nói này của Thơm để làm nhan đề cho hồi IV kịch Bắc Sơn: “Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu". Sự việc diễn ra, xung đột kịch nổ ra tại nhà vợ chồng Ngọc, có đủ bốn nhân vật: Ngọc, Thơm, Thái, Cửu.Ngọc dẫn Tây truy đuổi sắp bắt được hai cán bộ cách mạng là anh Cửu và giáo Thái. Bị dồn nguy kịch, Cửu dẫn Thái chạy trốn vào nhà anh Điếc người quen, ai ngờ đó là nhà Ngọc mới tậu được. cửu rút súng toan bắn Thơm vì anh cho rằng: "Vợ Việt gian thì cũng tù Việt gian”. Nhưng Thái đã giữ tay lại và bảo: “đừng bắn", vì anh tin rằng Thơm mang "dòng máu cụ Phương", đó là dòng máu yêu nước, cách mạng. Khi tiếng chó sủa râm ran, tiếng người chạy rầm rập, Cửu vừa thất vọng vừa hối hận, lo lắng thì Thơm đã nói như thề: “Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không ? Làm thế nào bây giờ?. Tôi không bảo hai ông đâu. Tôi chết thì chết, chứ tôi không bảo hai ông đâu”.
Ngọc dẫn Tây đi khám nhà bà Lục, nhà bác Chui. Tiếng chân đi, tiếng gậy lộc cộc càng gần. Thái và Cửu định chạy ra thì Thơm đã ngăn lại, đẩy hai cán bộ vào buồng và nói: "Có lối thông ra ngoài đấy, khép cửa buồng lại’’.Tình huống này đầy kịch tính, căng thẳng, hồi hộp. Vợ Việt gian đã che giấu, bảo vệ cán bộ cách mạng. Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng. Đó là sự thật thể hiện tấm lòng của nhân dân đối với cách mạng.Bình diện thứ hai là xung đột giữa Thơm và Ngọc. Ngọc mỗi ngày một lộ nguyên hình một con chó săn đắc lực cho bọn Tây. Đêm nào hắn cũng đi suốt đêm, tay cầm đèn bấm và gậy gộc để lùng bắt cán bộ. Lời đồn đến tai Thơm: “anh thằng Sáng dắt Tây vào đánh Vũ Lăng”.
Ngọc có nhiều tiền. Hắn mơ cái hàm cửu phẩm. Hắn tự than thân: "Chỉ mình là đen, không có danh phận gì, lép vế trong làng quá!”. Ông Thái, đối với Thơm, là một người rất tốt: “bỏ cả cửa nhà đi làm cách mạng”, “cả vùng này, có ai ghét ông ấy đâu!”. Trái lại, lúc thì Ngọc bịa đặt vu khống ông Thái là: “mật thám cho Tây đấy ", lúc thì lại bảo, anh Cửu và ông Thái là "hai cái thằng tướng cướp. Bắt được hai thằng ấy thì cũng được vài ngàn đồng”... Hắn đi suốt đêm, hắn đi lùng sục bắt ông Thái, bắt anh Cửu nộp cho Tây là để được thưởng nhiều tiền mà mua nhà, mà tậu mấy mẫu ruộng nữa, mà chạy cái hàm cửu phẩm, mà ăn khao một chuyến "thế mới thích”!
Trong lúc ông Thái, anh cửu đang trốn trong buồng nhà Thơm thì ở dưới chân cầu thang lại có lí trưởng, bọn tay sai, bọn lính Tây đang lùng sục, đang chờ Ngọc. Ngọc đi đi về về. Hắn cứ ngồi nán lại mải nói với Thơm đủ chuyện, hắn đếm tiền, hay tính toán, hắn cười, ngắm vợ. Có lúc nó thốt lên: “Chắc là nó còn ở đấy, nhất định là nó còn ở đấy!...”. Thơm nhìn trộm chồng, vô cùng sốt ruột nhưng chị đã khéo dấu kín tâm trạng lo lắng của mình. Thơm ăn nói nhẹ nhàng, tình cảm lúc thì nhắc chồng: “Mai thì ở nhà mà ngủ cho nó lại sức”, lúc thì giục giã: “Thế nào có đi không?”. Lúc Ngọc nghe tiếng quan gọi, chạy ra khỏi nhà thì Thơm thở dài, khoan khoái nhìn theo phía Ngọc ra, mỉm cười, thầm nghĩ: "May thế!”. Đúng là Thơm đóng kịch giỏi, đã qua mắt được tên Việt gian, mà tên Việt gian ấy lại là chồng mình.
Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện một tính cách tinh tế tâm trạng nhân vật Thơm đầy tính kịch tính kịch của một lâm trạng bi kịch.Nhân vật Thơm là một hình tượng bi tráng về người phụ nữ Tây hơn 60 năm về trước. Vượt qua mọi cảnh ngộ đau thương, Thơm đã đến với cách mạng, sẵn sàng xả thân vì cách mạng. Tinh thần của các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đời đời bất tử. Hình tượng nhân vật Thơm trong kịch Bắc sơn vô cùng chói lọi, một thành công đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng khi viết về cách mạng và người phụ nữ Việt Nam.
Cũng Cần nhắc lại, nghe lại lời của Thơm vạch mặt Ngọc trước khi chị bị tên Việt gian này bắn:... “Thôi, đến lúc này tôi cũng chẳng cần úp mở làm gì nữa. Tôi biết anh lắm rồi. Tôi biết anh từ khi em tôi chết, chú tôi chết, từ hôm mẹ tôi dở người. Anh giấu ai, chứ giấu tôi thế nào được? Ba tháng nay, tôi ăn chung, ở chung với anh, tôi khổ sở biết là chừng nào! Anh biết chú tôi, anh giết em tôi, anh làm tan cửa nát nhà tôi, anh làm hại bao nhiêu người, anh tưởng tôi không biết nhục ư? Vợ một thằng chó săn! (...) Tôi đố anh phá nổi quân du kích, tôi thách thằng Tây phá nổi quân du kích! Mà mắt ra: Nó sai như con chó, nó khinh như con chó, mà không biết đời ư? Các ông đồng chí đâu! Bắt lấy nó! Nó đây rồi! Bắt cả tôi nữa, mà báo thù cho các đồng chí Bắc Sơn. Nó đây rồi, đừng thương nó!”.
Đối lập với Ngọc là nhân vật Cửu và Thái. Thái bình tĩnh sáng suốt bao nhiêu thì Cứu nóng nảy và hăng hái bấy nhiêu. Họ là những người tận trung với đất nước, dù trong cuộc trốn chạy cũng nhất định không thể khuất phục.
Qua đoạn trích ta có thể thấy rằng, sức mạnh của tình yêu nước, sức mạnh của cách mạng sẽ không bao giờ bị dập tắt. Ngay cả những người ở vị trí trung gian khó sử như Thơm cũng sẽ quyết định chọn cách mạng. Những tên bán nước cầu vinh sẽ không bao giờ có kết cục tốt.
Phân tích một tác phẩm kịch - Mẫu 8
Lưu Quang Vũ là một tài năng đa tài của nền nghệ thuật Việt Nam từ các thế kỉ trước. Bằng tài năng của mình ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa như Tôi và chúng ta; Sống mãi tuổi 17; Nàng Sita; Ngọc Hân công chúa,... Trong đó, Hồn Trương Ba, da hàng thịt được xem là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch chính là một bài ca về vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo, dung tục và khát vọng hoàn thiện nhân cách.
Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981, công diễn lần đầu năm 1984 và nhiều lần trên sân khấu cả trong và ngoài nước.Vở kịch được gợi dẫn từ một cốt truyện dân gian, thực chất là sự cải biên một truyện cười dân gian. Trong khi tác giả dân gian chỉ tạo ra một tình huống oái oăm nhằm gây tiếng cười phê phán thì Lưu Quang Vũ đã biến nó thành một tấn bi kịch – bi kịch tâm lí. Đoạn trích phân tích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
Đến cảnh VII của vở kịch thì xung đột giữa hồn và xác đã được đẩy lên đỉnh điểm, nút thắt được siết chặt đến cao độ và cũng là lúc ta thấu hiểu tấn bi kịch mang tên: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Đầu tiên là bi kịch sống nhờ, sống gửi, tồn tại trái với lẽ tự nhiên của hồn Trương Ba. Bi kịch ấy được thể hiện rõ qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba đã tách khỏi xác anh hàng thịt, còn “thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân xác”. Hồn Trương Ba nhân hậu, trong sáng và thanh cao lại đặt trong thân xác của một anh hàng thịt phàm tục, thô lỗ, đầy sức mạnh bản năng tục tằn. Lúc nào hắn cũng chỉ nghĩ đến mấy “cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi…”. “Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi”…
Cuộc tranh luận giữa hồn và xác diễn ra quyết liệt. Dường như có những lúc tiếng nói của xác thịt lấn át cả tiếng nói của linh hồn, đẩy linh hồn vào thế bị động và một mực phủ nhận lí lẽ của xác anh hàng thịt “lí lẽ của anh thật ti tiện”. Chỉ còn biết ngao ngán thở dài một tiếng “Trời!”. Qua đó, ta thấy rằng hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ tột cùng. Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải của linh hồn đã nói nói lên điều đó. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt chính là ẩn dụ về cuộc đấu tranh giữa tâm hồn và thân xác trong một con người. Đó là tiếng nói của bản năng và những tác động ghê gớm của nó vào linh hồn. Mặc dầu cho linh hồn luôn đấu tranh để vượt lên những đòi hỏi không chính đáng của thể xác nhưng khó mà tránh khỏi những tác động đó. Hồn Trương Ba có những dấu hiệu của sự tha hóa: trở nên thô lỗ tát con đến chảy máu mồm, thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…
Tiếp đó là bi kịch bị chối bỏ bởi những người xung quanh được thể hiện tập trung qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân. Tình trạng tồn tại bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo của Hồn Trương Ba khiến cho vợ ông đau khổ tới mức định bỏ nhà ra đi dù bà là người hiền lành, cam chịu. Cái Gái quyết liệt không chịu nhận ông nội “Tôi không phải là cháu ông…Ông nội tôi chết rồi”, “Ông nội đời nào thô lỗ và phũ phàng như vậy”, “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi”. Nó tố cáo Hồn Trương Ba làm gãy cây trong vườn, dẫm nát cây sâm quý của ông nội đã mất và còn làm hỏng mất cái diều của thằng cu Tị… Mặc dù cái Gái là đứa cháu rất yêu thương ông nội, đêm nào nó cũng khóc thương ông, nâng niu cất giữ từng chút kỷ niệm của ông. Nhưng nó vẫn chỉ là một đứa trẻ nhỏ, tâm hồn ngây thơ, trong sáng, thánh thiện không thể chấp nhận sự thô lỗ, tầm thường của linh hồn ông nội trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt. Có lẽ người thấu hiểu và thương Trương Ba nhất nhà lại là chị con dâu, nhưng trước tình cảnh đó chị cũng phải nói rằng: “mỗi ngày thầy một đổi khác đi, mất mát dần”. Càng thương bố chồng, người con dâu ấy càng đau khổ, tuyệt vọng trong câu hỏi “làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia”. Than ôi! Còn gì đau đớn và hổ thẹn hơn khi mà bị chính những người thân của ta ruồng bỏ… Có lẽ đó là bi kịch dằn vặt nhất đối với Trương Ba của hiện tại.
Bi kịch lại nối tiếp những bi kịch khi Đế Thích khuyên Trương chấp nhận vì thế giới không toàn vẹn, thể hiện cái nhìn quan liêu, hời hợt về cuộc sống con người. Và đó chính là bi kịch sửa sai càng thêm sai. Trương Ba bị chết oan uổng vì “một lầm lẫn của quan thiên đình”. Để sửa sai thì Đế Thích đã cho hồn Trương Ba sống trong thân xác của anh hàng thịt. Tồn tại ở tình trạng trái với tự nhiên một thời đã khiến hồn Trương Ba nhận ra rằng “có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm”. Chỉ có cách là cố gắng đừng sai mà thôi. Nếu lỡ sai rồi thì hãy làm một việc đúng khác để bù lại. Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho anh hàng thịt, Đế Thích định cho hồn ông nhập vào cu Tị. Bằng sự quyết liệt của mình, Hồn Trương Ba đã không chấp nhận mà chỉ xin tiên Đế Thích trả lại cuộc sống cho cu Tị – một cậu bé ngoan ngoãn, đáng yêu, rất thân thiết với ông và cái Gái hồi ông còn sống. Có lẽ chính sự lựa chọn đó mới làm cho linh hồn của Trương Ba thanh thản. Ông nhận ra rằng con người là một thể thống nhất, hồn xác phải hài hòa đồng thuận. Sống phải là chính mình. Sự bất tử của con người nằm trong ý nghĩa sự sống và sự hóa thân vào cuộc sống xung quanh.
Khép lại vở kịch, Trương Ba đã chấp nhận cái chết để không còn cái vật quái gở mang tên “Hồn Trương Ba da hàng thịt” nữa. Đây là một kết cục đầy bi kịch chứ không phải kết thúc có hậu như trong cốt truyện dân gian trước đó. Nhưng đó lại là cái kết của sự chiến thắng cái ác, cái xấu và của những điều tốt đẹp, bản lĩnh. Vở kịch được đánh giá là một vở “bi kịch lạc quan” bởi tuy rằng Trương Ba không còn tiếp tục được sống nhưng những giá trị đích thực của cuộc sống được bảo toàn. Không còn trên cõi trần nhưng Trương Ba sẽ còn sống mãi trong lòng người thân, bạn bè và với tất cả những gì tốt đẹp nhất.
Dưới ngòi bút của nhà viết kịch điêu luyện Lưu Quang Vũ những bi kịch của hồn Trương Ba trong đoạn trích được thể hiện một cách sinh động, đầy kịch tính thông qua những màn đối thoại, xung đột. Sự hấp dẫn của kịch bản cùng với nghệ thuật tạo dựng tình huống độc đáo, xây dựng và dẫn dắt xung đột kịch hợp lí và nghệ thuật dựng hành động kịch sinh động góp phần đem đến sự thành công cho tác phẩm. Đặc biệt, vở kịch được tạo nên bởi yếu tố huyền thoại, nghĩa là không có thực. Qua đó nhà văn đã làm sáng tỏ một hiện thực: Trong xã hội cũ, tình trạng con người không làm chủ được bản thân mình, không được sống như mình mong muốn không phải là hiếm. Hàng loạt nhân vật của Nam Cao cũng rơi vào tình trạng bi kịch như thế như: Chí Phèo, Bà cái Tí, anh cu Lộ…
Nằm ở phần kết của vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, đoạn trích thể hiện rõ tài năng của nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ. Thấy được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên rất nhiều phương diện như: sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống, hay tiếng nói phê phán gay gắt, quyết liệt những hiện thực trong xã hội cũ… Vở kịch nói chung và đoạn trích nói riêng đã đem đến cho ta những bài học quý giá: Được sinh ra trên đời là một hạnh phúc, nhưng sẽ hạnh phúc hơn khi ta được sống là chính mình, sống một cách trọn vẹn với những giá trị vốn có và sẽ mãi theo đuổi nó đến cùng.
Phân tích một tác phẩm kịch - Mẫu 9
Từ lâu, trong đời sống văn học nhân loại, mối tình Rô -mê-ô và Giu-li-ét trong vở bi kịch cùng tên của đại văn hào Sếch-xpia đã trở thành biểu tượng cho tình yêu chung thủy, mãnh liệt. Mặc dù bi kịch kết thúc, cả hai đều chết, nhưng tình yêu của họ đã chiến thắng, thù hận được xóa bỏ. Mười sáu lời thoại trong trích đoạn Tình yêu và thù hận đã bắt đầu hé mở về một sức mạnh tình yêu vượt lên thù hận.
Uy-li-am Sếch-xpia (1564-1616) là một nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời kì Phục hưng, thời kì của chú nghĩa nhân văn, kết tinh khát vọng tự giải phóng cùa con người khỏi những xiềng xích phong kiến và chù nghĩa khổ hạnh của Giáo hội thời trung cố. Với một tài năng xuất chúng, Sếch-xpia đã để lại 37 vở kịch mà phần lớn đều trở thành kiệt tác trong kho tàng văn học nhân loại. Từ những điển hình nghệ thuật sinh động, ông tái hiện trung thành hiện thực xã hội nước Anh đương thời; phơi bày tội ác phong kiến với những mối hận thù truyền kiếp, những quan niệm luân lí và lễ giáo khắc nghiệt. Đổng thời cũng chỉ ra bộ mặt xảo trá của chù nghĩa că nhân tư sản thời kì đầu. Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la, niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và sức vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người.
Rô-mê-ô vù Giu-li-ét là một trong số những vở kịch nổi tiếng nhất của Sếch- xpia. Dựa vào câu chuyện về món nợ máu truyền kiếp của haị dòng họ Môn-ta-ghiu yà Ca-piu-lét xảy ra thời trung cổ, tại thành phố Vê-rô-na (I-ta-li-a), Sếch-xpia đã xây dựng thành một bi kịch tình yêu và cho ra mắt công chúng lẩn đầu tiên vào năm 1595. Từ bấy đến nay, vở kịch đã đựợc dịch, được chuyển thể và được công diễn ở hầu khắp các nước trên thế giới, vở bi kịch dựa trên xung đột giữa con người với khát vọng yêu dương mãnh liệt và hoàn cảnh thù địch vây hãm. Vượt lên tất cả, Rô- mê-ô và Giu-li-ét đã đến với nhau: Mối tình của họ khẳng định sức sống, sức vươn dậy vượt lên trên mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo xã hội phong kiến là mối trường thụ địch với tình người, với chú nghĩa nhân văn.
Trong cuộc gặp gỡ kì duyên tại buổi dạ hội, tiếng sét ái tình đã đưa bước chân Rô-mê-ô quay trở lại, vượt tường vào vườn nhà Giu-li-ét. Vầng trăng huyền diệu, lãng mạn đã được nghe tiếng nói yêu thương cháy bỏng thốt ra từ hai con tim của hai người tuổi (rẻ. Mười sáu lời thoại trong trích đoạn “Tình yêu và thù hận” chính là lời cùa tình yêu say đắm, lãng mạn đã đưa Rô-mê-ô và Giu-li-ét vượt lên trên hiện thực nghiệt nga của những toan tính, thù hận.
Rô-mê-ô và Giu-Ii-ét không đối thoại với nhau ngay từ đầu vì lúc này họ chưa nhìn thấy nhau, đúng hơn là chỉ có Rô-mê-ô nhìn thấy Giu-li-ét khuất trong tán lá của khu vườn nhìn lên ban công, thấy Giu-li-ét lộng lẫy ngời lên giữa trăng sao. Chàng độc thoại mà như là đối thoại bằng những lời yêu thương có cánh. Giu-li- ét không nhìn thấy Ró-mê-ô dưới tán lá khu vườn nhưng có một chàng Rô-mê-ô hiển hiện trong tâm trí nàng cùng với hận thù giữa hai dòng họ khiến trái tim nàng thổn thức mà như có ai đó bóp nghẹt. Nàng nói với mình mà như nói cùng Rô-mê-ô. Từ lời thoại thứ bảy trở đi, ngôn từ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét mới chuyên sang tình thế đối thoại. Sáu lời thoại đầu tiên thực chất là những lời độc thoại nội tâm nhưng được thốt lên thành tiếng, nói khe khẽ, nói một mình, chí để mình nghe.
Trong toàn bộ đoạn trích, Rô-mê-ô có tất cả 8 lời thoại nhưng quan trọng hơn cả là lời thoại đầu tiên cũng là lời thoại dài nhất. Tuy đây chỉ là lời độc thoại nội tâm nhưng dưới ngòi bút nghệ thuật của Sếch-xpia, trong độc thoại dường nhơ vẫn có đối thoại, đảm bảo tính sinh động của kịch. Rô-mê-ô lúc thì như nói với Giu-li-ét vừa xuất hiện ở cửa sổ (Vầng dương đẹp tươi ơi…), lúc thì như đang đối thoại với chính mình (nàng; đang nói kìa…). Đầu tiên, khi thấy Giu-li-ét xuất hiện, Rô-mê-ô choáng ngợp trước nhan sắc tuyệt vời của nàng. Lúc này đang là đêm khuya, một đêm trăng sáng (dạ hội vừa kết thúc, Rô-mê-ô cùng bạn bè ra về nhưng chàng quay lại ngay, trèo tường vào vườn). Trong khung cảng ấy, Rô-mê-ô dễ so sánh người đẹp với chị Hằng; nhưng dưới con mắt của chàng, vầng trán bì sao được với Giu-li-ét. nhà văn đã để cho chàng so sánh người đẹp với mặt trời mọc lúc rạng đông khiến mặt trăng thành héo hon. nhợt nhạt. Lời chỉ dẫn cho biết Giu-li-ét đã xuất hiện trên cửa sổ. Thế nhưng Ró-mê-ô vẫn nói: Vầng dương đẹp tươi ơi, hãy mọc lên đi…. Cũng như vào lúc bình minh, vầng thái dương từ từ mọc lên ở chân trời sau những tia sáng báo hiệu đầu tiên, Giu-li-ét thoáng xuất hiện ở cửa sổ rồi, nhưng nàng sẽ hiên ra rực rỡ hơn.
Từ hình ảnh bao quát của Giu-li-ét, Sếch-xpia để cho mạch suy nghĩ của Rô- mê-ô tâp trung vào đôi mắt đẹp của nàng một cách khéo léo bằng cách chuyển dấn: Nàng nhìn kìa, miệng nàng có nói gì dâu… Đôi mắt nàng lên tiếng, ánh mắt lấp lánh khiến Rô-mê-ô ngỡ là đôi môi mấp máy! Hợp lí lắm. Trong khung cảnh đêm trăng. Rô-mê-ô so sánh đôi mắt nàng như hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời. Nhưng đôi mắt nàng chỉ đẹp như hai ngôi sao thôi ư, dù đó là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời? Qua tâm hồn say đắm của chàng, chẳng ngôi sao nàọ có thể bì được với đổi mắt đẹp kia! Sếch-xpia để cho nhân vật của ông đặt ra mấy giả định: Sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia ư?… Đôi mắt nàng lên thay cho sao ư?… Một cách hết sức tự nhiên, giả định thứ nhất hướng mạch suy nghĩ cùa Rô-mi-ô chuyển sang ca ngơi đôi gò má rực rỡ cùa nàng tưởng như lúc nào khổng biết, dẫn đến ý cuối cùng: Kìa, nàng tì má lên bàn tay /…
Lời thoại đầu tiên đã thể hiện tầm say đắm của Rô-mê-ô trước nhan sắc người đẹp. Mạch suy nghĩ của chàng diễn ra theo trình tự hợp lí và mối liên tưởng, so sánh của chàng phù hợp với khung cảnh lúc bấy giờ. Tâm trạng Rô-mê-ô khá đơn giản. Ta chỉ bắt gặp ở chàng tình yêu say đắm không chút đắn đo. Lời thoại thứ năm (nói riêng – Mình cứ im lặng hay là lên tiếng nhỉ. Chẳng phải là dấu hiệu băn khoăn của chàng khi biết được nỗi lòng Giu-li-ét (lời thoại 4). Chàng có thể trả lời ngay, trả lời dứt khoát. Tâm trạng Giu-li-ét diễn biến phức tạp hơn. Vừa gặp Rô-mê-ô tại buổi dạ hội, bây giờ về phòng, đứng bên cửa số nhìn ra vườn trong đêm thanh vắng, tướng không có ai, nàng đã thốt lên thành tiếng nỗi niềm riêng. Những lời trực tiếp thổ lộ tình yêu mãnh liệt không chút che giấu, không chút ngượng ngùng (các lời thoại 4, 6). Qua mấy lời thoại ấy, kể cả hai tiếng ôi- chao (lời thoại 2), ta thấy Giu-li-ét tuy chưa đầy 15 tuổi mà rất chín chắn, cảm nhận được mối tình của mình có thể sẽ vấp phải trở ngại là thù hận giữa hai dòng họ. Thông thường, người con gái không chủ động thổ lộ tình yêu với người mình yêu. Do vô tình mà Giu-li-ét đã làm chuyện đó. Khi biết có kẻ đã nghe được nỗi lòng của mình, mới đầu có thể nàng nghi người đứng khuất trong bóng tối kia là kẻ xa lạ (lời thoại 8), rồi nàng rõ đó chính là Rô-mê-ô (lời thoại 10). Trong lời thoại 10, chẳng phải ngẫu nhiên Giu-li-ét lại nhắc đến dòng họ Môn-ta-ghiu của Rô-mê-ô, mối thù hận của hai dòng họ vẫn ám ảnh nàng. Các lời đáp của Rô-mê-ô (lời thoại 7, 9, I I) với các từ ngữ người yêu, nàng tiên yên quý, với quyết tâm dứt khoát dứt bỏ dòng họ Môn-ta-ghiu chưa bảo đảm tình yêu thật sự của Rô-mê-ô đối với nàng. Vì vậy Giu-li-ét mới hỏi một câu tưởng như thừa: Anh làm thế nào mà tới được chốn này, anh ơi, và tới làm gì thế? Lời đáp của Rô-mê-ô (lời thoại 13) với từ tình yêu lần đầu được nói đến và nhắc đi, nhắc lại tới bốn lần dù làm cho Giu-li-ét tin rằng Rô-mê-ô yêu mình. Nàng tin vào tình yêu nhưng nàng vẫn chưa thê tin tưởng tuyệt đối về sức mạnh của tình yêu. Chàng đã vượt được mấy bức tường đá vào đây, nhưng liệu có việc được mối hận thù giữa hai dòng họ hay không? Lời đáp của Rô-mê-ô (lời thoại 15) đã giải tỏa mối băn khoăn của Giu-li-ét và câu: Em chẳng đời nào muốn họ bắt anh nơi đây là lời nàng tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, khác hẳn với những lời lẽ quá bạo dạn lúc đầu khi nàng tưởng không có ai nghe thấy.
Diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét thể hiện rõ nàng yêu Rô-mê-ô nhưng không biết Rô-mê-ô có yêu mình không, nàng sẵn sàng vượt qua thù hận giữa hai dòng họ nhưng không biết Rô-mê-ô có sẵn sàng vượt qua như thế không. Qua 16 lời thoại, vấn đề tình yêu và thù hận đã được giải quyết. Xung đột được coi là đặc trưng cơ bản của kịch. Xung đột trong kịch là sự, va chạm gay gắt giữa những lực lượng đối địch, giữa hai hoặc nhiều nhân vật, nhiều quan điểm, thái độ khác nhau trước cùng một tình huống, hoặc giữa cá nhân với hoàn cảnh; xung đột cụng có thể xảy ra ngay trong lòng người. Xung đột kịch chi phối hành động của các nhân vật và từng bước đòi hỏi phải được giải quyết để thúc đẩy hành động kịch. Thông thường, xung đột là cơ sở của hành động kịch. Tuy nhiên, không phải bất cứ hành động kịch nào cũng được xây dựng trên cơ sở các xung đột. Trong đoạn trích “Tình yên và thù hận”, ta dễ nghĩ rằng có xung đột giữa tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét với mối thù hận giữa hai dòng họ Ca-piu-lét và Môn-ta-ghiu. Đúng là mối hận thù giữa hai dòng họ có thể cản trở mối tình của đôi trẻ. Nhưng với tất cả những diễn biến tâm lí của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra qua 16 lời thoại, ta không thấy có sự xung đột nào cả, không có một lực lượng nào xuất hiện cản trở tình yêu của họ. Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét và yêu nàng không một chút băn khoăn, đắn đo, không có sự giằng xé nội tâm. Trước sau, vì tình yêu, Rô-mê-ô sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình, chàng cũng đã khẳng định điều đó nhiều lần với Giu-li ét. Giu-li-ét có nhiều băn khoăn, nhưng là băn khoăn không biết Rô-mê-ô có vượt qua được mối hận thù kia không, băn khoăn về phía Rô-mê-ô chứ không phải về bản thân nàng. Có thể nói, ở đây không có xung đột giữa giữa tình yêu và thù hận mà chỉ có tình yêu trong sáng, mãnh liệt vượt lên trên hận thù.
Khát vọng tình yêu luôn luôn cháy trong trái tim con người nhưng không phải ai cũng đủ dũng khí và sức mạnh để đưa tình yêu vượt lên mọi rào cản. Sức mạnh phải được tạo nên bởi sự cộng hưởng của hai trái tim yêu. Rô-mê-ô và Giu-li-ét chỉ bằng 16 lời thoại đã cho chúng ta thấy rõ sức mạnh của sự cộng hưởng ấy. Họ không chỉ đưa tình yêu vượt qua rào cản mà còn khiến tình yêu thăng hoa để trở thành bất tử. Thiên tài nghệ thuật của Sếch-xpia cùng với tư tưởng nhân văn của thời đại ông đã cộng hưởng để làm nên điều kì diệu đó.
Phân tích một tác phẩm kịch - Mẫu 10
Mô-li-e được coi là nhà viết kịch có nhiều tác phẩm đạt đến mức kinh điển của thế giới. Vở kịch “Trưởng giả học làm sang” là một tác phẩm nổi tiếng của ông, trong đó trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” là một trích đoạn tiêu biểu.
Ông Giuốc-đanh hám danh muốn trang bị cho mình cái vỏ bề ngoài như những người quý tộc. Ông thuê một kíp thợ vườn để may sắm trang phục cho mình. Kíp thợ vườn hiểu biết về giới quý tộc cũng chẳng nhiều nhặn gì hơn ông Giuốc-đanh. Đã thế, cái gì họ cũng phán bừa, làm bừa, nhưng ông Giuốc-đanh dốt nát, thiển cận đều cho xuôi ráo! Ông Giuốc-đanh có phẩm tước gì mà may áo lễ phục để mặc? Rõ ràng ông chẳng hiểu gì về trào phục, nhưng lại tấp tểnh muốn làm quý tộc, nên ông bất chấp tất cả, cứ thuê may và cứ mặc, mặc vào là phải thành quý tộc, ít nhất cũng là quý tộc áo. Ông Giuốc-đanh hám danh đến mức cứ cái gì dính líu đến quý tộc để ông giống được quý tộc là ông mê và làm theo ngay. Vì thế, đi bít tất chật, bị đứt mất hai mắt, nhưng nghe phó may phỉnh vài lời: Nó giãn ra thì lại rộng quá ấy chứ thì ông Giuốc- đanh xuôi tai liền. Đi giày tuột, kêu đau chân, nhưng phó may bảo không đau, Ngài tưởng tượng ra thế rồi phó may lờ đi, chuyển phắt sang chiếc áo lễ phục. Ông Giuốc-đanh muốn nói thêm về sự đau chân cũng không được nữa.
Những tràng cười bít tất rách, giày chật chân đau vừa đứt, người xem được những tràng cười khác khi ông mặc lễ phục. Ông Giuốc-đanh phát hiện hoa trên áo bị may ngược, nhưng nghe phó may phỉnh bừa vì những người quí phái đều mặc như thế này cả, thì ông Giuốc-đanh vững tâm ngay. Người xem không thể nhịn được cười khi phó may và thợ bạn cởi quần đùi, lột áo cánh để mặc áo trào cho ông Giuốc-đanh. Ông ta như một thằng hề, súng sính đi lại theo nhịp đàn, vì đó là nghi thức dành cho quý tộc. Ông Giuốc-đanh nhận ra rằng ăn mặc ra người quý phái có hơn vì mặc áo trào mà ông được gọi ngay là Ông lớn, rồi Cụ lớn, rồi Đức ông! Ông Giuốc-đanh lấy làm khoái chí với những tiếng tôn xưng ấy và liên tục móc tiền để ban thưởng, hay nói cách khác, ông đã bỏ tiền ra mua những tiếng mà bấy nay ông hằng khao khát! Trong thâm tâm, ông còn định ban thưởng cho bọn thợ may cả túi tiền nếu được tôn xưng là Tướng công! Nhưng nực cười là ông Giuốc-đanh sực tỉnh, tự thú với chính mình: như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền. Vậy ra Giuốc-đanh cũng chẳng hào phóng gì, ông muốn mua danh nhưng cũng sợ mất nhiều tiền, ông chỉ dừng ở tiếng Đức ông để giữ lại tiền và cũng là để giữ lấy cải bản chất tham tiền và hà tiện của ông!
Mô-li-e đã sắp xếp các pha cười theo từng cung bậc khác nhau trong những tình huống được chọn lựa khá đắt để cho mỗi pha cười khắc họa được một nét đặc biệt của anh trưởng giả nhố nhăng muốn học đòi làm quý tộc. Tiếng cười đối với bọn phó may hám lợi cũng không kém phần rôm rả. Bản thân bọn phó may cũng chẳng có hiểu biết gì về trang phục của giới quý tộc, vì chúng chỉ là hạng thợ vườn, nhưng bọn này biết lợi dụng triệt để để tính hám danh của gã trưởng giả để moi tiền. Mô-li-e đã cho người xem những mẻ cười về bọn này ở những khía cạnh sau đây:
Tính ba hoa khoác lác: Phó may bảo rằng hắn phải cho hai mươi thợ bạn làm cái áo lễ phục cho ông Giuốc-đanh. Hắn tuyên bố đây là cái áo đẹp nhất trong triều, may đúng kiểu nhất và dám chấp nhận các thợ may giỏi nhất, hắn còn đố họa sĩ nào vẽ được một cái nào vừa vặn hơn cái áo này. Hắn biện bác đủ cách để lừa ông Giuốc-đanh thiển cận. Áo may ngược hoa nhưng phó may lại bảo là người sang trọng đều mặc thế, rồi nếu ông Giuốc- đanh kêu giày chật, đau chân thì phó may bảo ông tưởng tượng ra như vậy, ông Giuốc-đanh cãi thì hắn lảng đi để bắt vào chuyện chiếc áo lễ phục, ông Giuốc-đanh phát hiện phó may ăn bớt vải và mặc áo bằng vải ăn bớt đó ngay trước mặt ông ta, thì phó may trơ tráo thừa nhận, rồi lấn lướt không trả lời câu hỏi của ông Giuốc-đanh, hắn mời ông ta thử áo. Rõ ràng đây là hạng lừa phỉnh đã thành nghề để kiếm ăn. Tệ xun xoe nịnh bợ: Bọn thợ may biết rõ gan ruột ông Giuôc- đanh đang muốn gì. Chúng vòi vĩnh ông cho ít nhiều để uống rượu, vì đã may cho ông chiếc áo lễ phục nhưng ông Giuốc-đanh lại thương cho chúng vì tiếng Ông lớn. Biết thóp thế, bọn thợ bạn lại tuôn ra những tiếng Cụ lớn rồi Đức ông! Chúng có tiếc gì mấy cái tiếng nịnh bợ, tâng bốc ấy đâu, chỉ cốt làm mát lòng ông Giuốc- đanh hám danh và để vơ tiền một cách hợp lý mà thôi.
Mô-li-e đã đem đến cho người xem những tiếng cười có ý nghĩa phê phán thật giá trị. Ông phê phán, những thói rởm cả trong tầng lớp quý tộc, cả trong bọn giả danh của giai cấp tư sản, bọn trưởng giả muốn học làm sang, và đứng về phía nhân dân tỉnh táo – tức khán giả – để chửi thẳng vào bọn dốt nát, ngu xuẩn đó. Ông đã dựng lên hai loại người với những nét tâm lý khác nhau, nhưng lại biết kiếm chác những cái cần thiết. Ông Giuốc-đanh thừa tiền, vô học, muốn kiếm cái danh vì ông rất háo danh. Bọn phó may vô tài, biển lận, muốn kiếm thật nhiều tiền vì chúng rất hám tiền. Hai bên đều đạt mục đích cả. Một bên được cái danh hão, còn một bên được tiền thật. Cái đáng mỉa mai hài hước cũng toát lên từ đó.
Sự chênh lệch, mất cân xứng giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong và bên ngoài là nguyên tác cơ bản để nhà văn tạo ra cái hài. Ở lớp kịch này cũng vậy, Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hoà giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-đanh, với hàng loạt các tình tiết gây cười: bộ lễ phục với những bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tôn xưng quý phái hão, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc-đanh khi mặc lễ phục cũng như khi được tôn xưng… qua đó nhà văn chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội.
Phân tích một tác phẩm kịch - Mẫu 11
Những tác phẩm kịch độc đáo đều để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc, đặc biệt là vở kịch Lơ xít của tác giả Coóc - nây.
Ta biết Coóc - nây chính là một nhà viết kịch tài ba và xuất sắc của nền bi kịch cổ điển Pháp. Những sáng tác của ông đều bộc lộ tính chất duy lý, thể hiện quan niệm cá nhân và xã hội nhờ vào việc miêu tả sự đấu tranh trong lý trí của con người và dục vọng của họ. Một vài tác phẩm tiêu biểu xuất sắc của ông như: Mê - đê, O - ra - xơ, Xin - Na,…
Vở kịch Lơ xít xoay quanh người anh hùng hiệp sĩ: Rô-đri-gơ Đi-a-dờ đã chiến thang vang dội giặc Mô. Coóc - nây đã tập trung miêu tả rõ nét cuộc đấu tranh nội tâm bên trong chính nhân vật, một bên là danh dự là sự tự tôn, một bên là bổn phận và trách nhiệm với dòng họ, một bên nữa chính là tình yêu nam nữ. Đây là một vở kịch độc đáo được viết dựa trên biến cố lịch sử có thật vào thế kỉ XI ở đất nước Tây Ban Nha.
Rô-đri-gơ Đi-a-dờ vì trách nhiệm, bổn phận của bản thân với cha, với gia đình và toàn bộ gia tộc nên đã ra tay giết cha của Si - men, người con gái mà anh yêu nhất. Sau đó, anh đã đến gặp Si - men và xin nàng hãy giết mình.
Chàng hoàn toàn muốn chết vì biết được tội lỗi mà bản thân đã gây ra, “Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch”
Trong vở kịch này thì nàng Si - men cũng là một nhân vật vô cùng đáng thương, nàng biết được trọng trách mà người mình yêu phải gánh trên vai thế nhưng nàng cũng không thể chấp nhận được việc Rô-đri-gơ Đi-a-dờ đã giết cha của mình. Thông qua những lời thoại của nhân vật, người đọc cảm nhận rất rõ nỗi đau đang dâng trào trong lòng Si - men.
Nàng đã phải thốt lên “Em chết mất/ Ôi, mũi kiếm, máu cha em còn đậm” hay:
“ Ôi tàn nhẫn, chỉ một ngày thôi đã giết
Cha, bằng gươm, con gái, bằng cái nhìn oan nghiệt
Cất gươm đi, em không chịu nổi nữa rồi!
Muốn em nghe, lại làm em chết mất thôi!”
Người đọc cảm nhận được sự “phân vân” của Rô-đri-gơ Đi-a-dờ khi đứng giữa sự lựa chọn của bổn phận, trách nhiệm và tình yêu nam nữ. Cuối cùng chàng vẫn quyết định hoàn thành trách nhiệm của mình và phải thốt lên “Ta quên rằng: Mất danh dự thì yêu em không thể được!”
Nhân vật này cũng đáng thương vô cùng, cuối cùng chàng đã đến và xin nàng tha thứ cho mình:
“Ta đã lỗi cùng em nhưng buộc lòng ta phải làm thế ấy
Để rửa vết nhơ và xứng tình em vậy.
Giờ đây, danh dự, thù cha, vẹn cả đôi đường,
Ta đến vì em đền đáp nỗi đau thương
Ta đến đây, dâng em máu hồng đổ xuống
Nghĩa trước trả đầy, tình nay giữ trọn.”
Si - men đã nói lên những cảm xúc của mình:
“Nếu phụ thân em chết vì điều bất hạnh khác
Em đã thấy nơi chàng niềm an ủi lòng duy nhất,
Và giữa đau thương đôi cảm giác êm đềm
Được ngón tay chàng lai nước mắt em!”
Cuối cùng nàng phải cất lên tiếng nói chua xót “Chua xót bấy! Mất cha, lại phải mất chàng cùng một lúc”. Cuối cùng nàng đã quyết định “Để xứng với chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng”.
Toàn bộ vở kịch đã khắc họa thành công sự đấu tranh trong suy nghĩ và nội tâm của các nhân vật, chính vì thế mà tác phẩm đã neo đậu mãi trong trái tim bạn đọc mặc kệ thời gian có qua đi.
Phân tích một tác phẩm kịch - Mẫu 12
Lưu Quang Vũ đã dùng bút pháp sắc sảo và tư duy đương đại để dàn dựng vở kịch “Tôi và chúng ta”. Tác phẩm phản ánh một mặt hiện tại của nền sản xuất xã hội, là sự đấu tranh giữa bóng tối và ánh sáng, những ý tưởng đổi mới thường bị coi là điên rồ và vấp phải sự phản đối của những người có quan điểm lạc hậu và bảo thủ, đặc biệt là những người được “chống lưng” cảm thấy có quyền.
Đoạn trích “Tôi và chúng ta” là cảnh thứ ba của vở kịch, đánh dấu sự xung đột ý kiến đầu tiên về việc thay đổi cách tiếp cận và phương thức hoạt động trong một doanh nghiệp nhà nước mang tên Thắng Lợi. Một bên là tư duy bảo thủ, lạc hậu, tuân thủ một cách mù quáng các quy tắc, quy định do cấp trên đặt ra mà không xem xét liệu chúng có còn phù hợp hay không. Điều này được đại diện bởi Nguyễn Chính (Phó giám đốc) và Trường (Giám đốc sản xuất). Hai cá nhân này được Trần Khắc (đại diện Thanh tra) hậu thuẫn nên thường xuyên công khai chống lệnh cấp trên, thậm chí phớt lờ những gì Giám đốc Hoàng Việt nói, cho rằng đó là điên rồ, trái quy định.
Mở đầu đoạn trích là cuộc họp của toàn thể nhân sự trong công ty, giám đốc Hoàng Việt tuyên bố lý do cuộc họp và mở màn cho Lê Sơn, người đề xuất kế hoạch cải tổ của mình. Lê Sơn vốn nhút nhát nhưng có năng lực, nhiều lần phải cố gắng phát biểu, nhưng với sự hướng dẫn đặt câu hỏi của Hoàng Việt, cuối cùng anh cũng nói được ý tưởng sáng tạo của mình, điều có lẽ hoàn toàn mới đối với mọi người có mặt. Những đại diện khác của tư tưởng cải cách tiến bộ, những người đã nhận ra những bất cập và những quy định cứng nhắc đang kìm hãm sự phát triển của công ty và bóp nghẹt đời sống của người lao động, có Thành (tổ trưởng tổ sản xuất 1) và nhiều công nhân khác.
Theo Lê Sơn, xí nghiệp có thể tăng mức sản xuất gấp 5 lần nếu mở rộng mặt hàng và nguyên liệu máy móc, cần thêm từ 300 đến 500 công nhân. Đây là những con số chưa từng được suy nghĩ trước đó và chỉ tiêu biên chế được cấp trên cho phép chỉ có 15 chỉ tiêu như vậy, không thể thay đổi theo ý kiến của Lê Sơn.
Khi Hoàng Việt hỏi về nguồn gốc của kế hoạch sản xuất được nhắc đến, Trưởng phòng tổ chức lao động trả lời rằng nó được cấp trên đưa xuống. Tuy nhiên, mọi người không biết cấp trên đó là ai và Hoàng Việt nhận thấy sự phi logic của vấn đề này. Anh cho rằng việc đưa ra kế hoạch ngược đời và việc lập kế hoạch phải do cơ sở đưa ra rồi mới được cấp trên xem xét và duyệt là hợp lý hơn. Vì vậy, Hoàng Việt quyết định từ nay chủ động đặt ra kế hoạch cho chính xí nghiệp.
Câu nói của Hoàng Việt đã khiến mọi người bất ngờ và gây ra nhiều khó khăn. Đầu tiên là vấn đề về chỉ tiêu biên chế, Hoàng Việt đã tuyển thợ hợp đồng để giải quyết vấn đề này. Sau đó, anh ta đã tạm dừng việc xây dựng nhà khách để ứng tiền trả lương trước cho công nhân. Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn là tài chính, với Trưởng phòng tài vụ không muốn chi tiền dù đã được giám đốc ký. Hoàng Việt đã đứng ra chịu trách nhiệm và thay thế người này bằng cô Loan kế toán, để thực hiện quyết định của mình một cách quyết liệt nhưng cần thiết, bởi không thể làm được gì nếu có người cứng đầu và không chấp nhận thay đổi.
Câu chuyện chưa dừng lại ở đó. Đến lúc này, Nguyễn Chính, thủ lĩnh của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu bắt đầu lên tiếng và liên tục chất vấn Hoàng Việt bằng những câu hỏi hóc búa. Tuy nhiên, Hoàng Việt với tư cách là giám đốc cũng không dại gì đến mà không chuẩn bị trước và đã chuẩn bị sẵn mọi lời giải thích hợp lý cho phó giám đốc. Ông chỉ ra những tiêu cực của việc “đối xử với những người chăm chỉ và những người lười biếng như nhau” và kết luận “đây là loại chủ nghĩa xã hội gì?” Cuối cùng, ông đề xuất nguyên tắc “làm nhiều nhận nhiều, làm ít nhận ít”, công nhân nhiệt liệt hoan nghênh. Trưởng phòng tài chính chị Trường tiếp tục ‘nhai đi nhai lại’ nguyên tắc không biết chán nhưng với Hoàng Việt.
Về phần giám thị Trường, ông chỉ bắt đầu phản đối khi nghe Hoàng Việt nói sẽ bỏ chức giám sát vì thấy thừa và phí thời gian. Anh cảm thấy điều này là phi logic vì trong nhận thức của anh, vị trí giám sát viên rất quan trọng. Tuy nhiên, chỉ với một câu nói, Hoàng Việt đã khiến Trường im lặng: “Chức vụ không quan trọng. Chỉ quan trọng hiệu quả công việc”. Cuối buổi chỉ còn anh Quý và chị Bông ở lại động viên, hỗ trợ Hoàng Việt. Nguyễn Chính luôn dùng lý luận như nguyên tắc, quy định, đặc biệt khẳng định “quy định mà đồng chí thảm sát tồn tại bền vững hàng chục năm” là hết sức bảo thủ, lạc hậu.
Hoàng Việt đã hoàn toàn đúng khi khẳng định với Nguyễn Chính một quy luật khách quan “Vạn vật không đứng yên, cuộc đời không đứng yên một chỗ, cái đúng hôm qua đã trở thành vật cản của ngày hôm nay, chúng ta phải tìm cách vượt qua nó .” Chắc hẳn ông đã hiểu sâu sắc những quy luật vận động của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nguyễn Chính không còn tranh cãi gì nữa, tức giận bỏ đi, buông lời thách thức: “Được… đồng chí tự tin quá! Để xem!” Có lẽ anh đang mong có ngày Hoàng Việt thất bại để anh chế giễu, nhưng điều đó khó có thể xảy ra. Trong phòng chỉ còn lại Lê Sơn và Hoàng Việt tâm sự với nhau. Lê Sơn nhắc Hoàng Việt về Nguyễn Chính, nhưng Hoàng Việt không nản vì anh rất vững vàng, tin vào kế hoạch của mình và tin tưởng Lê Sơn.
Đoạn trích này là khởi đầu cho sóng gió ở doanh nghiệp nhà nước Thắng Lợi. Ở đây diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hai phe đối lập, một bên là bảo thủ, lạc hậu, một bên là đổi mới tư duy, cách làm, hướng tới trình độ sản xuất cao hơn, bảo đảm chi tiêu của người lao động. Và thắng lợi bước đầu của cuộc đấu tranh mà phe có khát vọng đổi mới, dám nghĩ dám làm chính là nhờ sự vững vàng và thông minh của đạo diễn Hoàng Việt. Đây cũng là tiền đề cho những xung đột, đấu tranh gay gắt hơn nữa chờ đợi ở phần sau của vở kịch.
Phân tích một tác phẩm kịch - Mẫu 13
Lưu Quang Vũ là một tài năng đa tài của nền nghệ thuật Việt Nam từ các thế kỉ trước. Bằng tài năng của mình ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa như Tôi và chúng ta; Sống mãi tuổi 17; Nàng Sita; Ngọc Hân công chúa,... Trong đó, Hồn Trương Ba, da hàng thịt được xem là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch chính là một bài ca về vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo, dung tục và khát vọng hoàn thiện nhân cách.
Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981, công diễn lần đầu năm 1984 và nhiều lần trên sân khấu cả trong và ngoài nước.Vở kịch được gợi dẫn từ một cốt truyện dân gian, thực chất là sự cải biên một truyện cười dân gian. Trong khi tác giả dân gian chỉ tạo ra một tình huống oái oăm nhằm gây tiếng cười phê phán thì Lưu Quang Vũ đã biến nó thành một tấn bi kịch – bi kịch tâm lí. Đoạn trích phân tích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
Đến cảnh VII của vở kịch thì xung đột giữa hồn và xác đã được đẩy lên đỉnh điểm, nút thắt được siết chặt đến cao độ và cũng là lúc ta thấu hiểu tấn bi kịch mang tên: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Đầu tiên là bi kịch sống nhờ, sống gửi, tồn tại trái với lẽ tự nhiên của hồn Trương Ba. Bi kịch ấy được thể hiện rõ qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba đã tách khỏi xác anh hàng thịt, còn “thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân xác”. Hồn Trương Ba nhân hậu, trong sáng và thanh cao lại đặt trong thân xác của một anh hàng thịt phàm tục, thô lỗ, đầy sức mạnh bản năng tục tằn. Lúc nào hắn cũng chỉ nghĩ đến mấy “cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi…”. “Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi”…
Cuộc tranh luận giữa hồn và xác diễn ra quyết liệt. Dường như có những lúc tiếng nói của xác thịt lấn át cả tiếng nói của linh hồn, đẩy linh hồn vào thế bị động và một mực phủ nhận lí lẽ của xác anh hàng thịt “lí lẽ của anh thật ti tiện”. Chỉ còn biết ngao ngán thở dài một tiếng “Trời!”. Qua đó, ta thấy rằng hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ tột cùng. Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải của linh hồn đã nói nói lên điều đó. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt chính là ẩn dụ về cuộc đấu tranh giữa tâm hồn và thân xác trong một con người. Đó là tiếng nói của bản năng và những tác động ghê gớm của nó vào linh hồn. Mặc dầu cho linh hồn luôn đấu tranh để vượt lên những đòi hỏi không chính đáng của thể xác nhưng khó mà tránh khỏi những tác động đó. Hồn Trương Ba có những dấu hiệu của sự tha hóa: trở nên thô lỗ tát con đến chảy máu mồm, thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…
Tiếp đó là bi kịch bị chối bỏ bởi những người xung quanh được thể hiện tập trung qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân. Tình trạng tồn tại bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo của Hồn Trương Ba khiến cho vợ ông đau khổ tới mức định bỏ nhà ra đi dù bà là người hiền lành, cam chịu. Cái Gái quyết liệt không chịu nhận ông nội “Tôi không phải là cháu ông…Ông nội tôi chết rồi”, “Ông nội đời nào thô lỗ và phũ phàng như vậy”, “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi”. Nó tố cáo Hồn Trương Ba làm gãy cây trong vườn, dẫm nát cây sâm quý của ông nội đã mất và còn làm hỏng mất cái diều của thằng cu Tị… Mặc dù cái Gái là đứa cháu rất yêu thương ông nội, đêm nào nó cũng khóc thương ông, nâng niu cất giữ từng chút kỷ niệm của ông. Nhưng nó vẫn chỉ là một đứa trẻ nhỏ, tâm hồn ngây thơ, trong sáng, thánh thiện không thể chấp nhận sự thô lỗ, tầm thường của linh hồn ông nội trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt. Có lẽ người thấu hiểu và thương Trương Ba nhất nhà lại là chị con dâu, nhưng trước tình cảnh đó chị cũng phải nói rằng: “mỗi ngày thầy một đổi khác đi, mất mát dần”. Càng thương bố chồng, người con dâu ấy càng đau khổ, tuyệt vọng trong câu hỏi “làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia”. Than ôi! Còn gì đau đớn và hổ thẹn hơn khi mà bị chính những người thân của ta ruồng bỏ… Có lẽ đó là bi kịch dằn vặt nhất đối với Trương Ba của hiện tại.
Bi kịch lại nối tiếp những bi kịch khi Đế Thích khuyên Trương chấp nhận vì thế giới không toàn vẹn, thể hiện cái nhìn quan liêu, hời hợt về cuộc sống con người. Và đó chính là bi kịch sửa sai càng thêm sai. Trương Ba bị chết oan uổng vì “một lầm lẫn của quan thiên đình”. Để sửa sai thì Đế Thích đã cho hồn Trương Ba sống trong thân xác của anh hàng thịt. Tồn tại ở tình trạng trái với tự nhiên một thời đã khiến hồn Trương Ba nhận ra rằng “có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm”. Chỉ có cách là cố gắng đừng sai mà thôi. Nếu lỡ sai rồi thì hãy làm một việc đúng khác để bù lại. Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho anh hàng thịt, Đế Thích định cho hồn ông nhập vào cu Tị. Bằng sự quyết liệt của mình, Hồn Trương Ba đã không chấp nhận mà chỉ xin tiên Đế Thích trả lại cuộc sống cho cu Tị – một cậu bé ngoan ngoãn, đáng yêu, rất thân thiết với ông và cái Gái hồi ông còn sống. Có lẽ chính sự lựa chọn đó mới làm cho linh hồn của Trương Ba thanh thản. Ông nhận ra rằng con người là một thể thống nhất, hồn xác phải hài hòa đồng thuận. Sống phải là chính mình. Sự bất tử của con người nằm trong ý nghĩa sự sống và sự hóa thân vào cuộc sống xung quanh.
Khép lại vở kịch, Trương Ba đã chấp nhận cái chết để không còn cái vật quái gở mang tên “Hồn Trương Ba da hàng thịt” nữa. Đây là một kết cục đầy bi kịch chứ không phải kết thúc có hậu như trong cốt truyện dân gian trước đó. Nhưng đó lại là cái kết của sự chiến thắng cái ác, cái xấu và của những điều tốt đẹp, bản lĩnh. Vở kịch được đánh giá là một vở “bi kịch lạc quan” bởi tuy rằng Trương Ba không còn tiếp tục được sống nhưng những giá trị đích thực của cuộc sống được bảo toàn. Không còn trên cõi trần nhưng Trương Ba sẽ còn sống mãi trong lòng người thân, bạn bè và với tất cả những gì tốt đẹp nhất.
Dưới ngòi bút của nhà viết kịch điêu luyện Lưu Quang Vũ những bi kịch của hồn Trương Ba trong đoạn trích được thể hiện một cách sinh động, đầy kịch tính thông qua những màn đối thoại, xung đột. Sự hấp dẫn của kịch bản cùng với nghệ thuật tạo dựng tình huống độc đáo, xây dựng và dẫn dắt xung đột kịch hợp lí và nghệ thuật dựng hành động kịch sinh động góp phần đem đến sự thành công cho tác phẩm. Đặc biệt, vở kịch được tạo nên bởi yếu tố huyền thoại, nghĩa là không có thực. Qua đó nhà văn đã làm sáng tỏ một hiện thực: Trong xã hội cũ, tình trạng con người không làm chủ được bản thân mình, không được sống như mình mong muốn không phải là hiếm. Hàng loạt nhân vật của Nam Cao cũng rơi vào tình trạng bi kịch như thế như: Chí Phèo, Bà cái Tí, anh cu Lộ…
Nằm ở phần kết của vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, đoạn trích thể hiện rõ tài năng của nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ. Thấy được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên rất nhiều phương diện như: sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống, hay tiếng nói phê phán gay gắt, quyết liệt những hiện thực trong xã hội cũ… Vở kịch nói chung và đoạn trích nói riêng đã đem đến cho ta những bài học quý giá: Được sinh ra trên đời là một hạnh phúc, nhưng sẽ hạnh phúc hơn khi ta được sống là chính mình, sống một cách trọn vẹn với những giá trị vốn có và sẽ mãi theo đuổi nó đến cùng.