TOP 10 bài Nghị luận về Văn hóa giao thông và trách nhiệm của mỗi người 2025 SIÊU HAY

378

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận về Văn hóa giao thông và trách nhiệm của mỗi người Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Nghị luận về Văn hóa giao thông và trách nhiệm của mỗi người

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống xã hội) - Văn hóa giao thông và trách nhiệm của mỗi người.

TOP 10 bài Nghị luận về Văn hóa giao thông và trách nhiệm của mỗi người 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Nghị luận về Văn hóa giao thông và trách nhiệm của mỗi người - Mẫu 1

Muốn có hòa bình và hạnh phúc, khắp mọi nơi trên thế giới, con người vẫn luôn theo đuổi lối sống văn hóa, văn minh. Nhưng để đạt được điều đó, lối sống văn hóa không chỉ cần thực hiện trong một thời điểm hay trong một sự việc, mà phải được thể hiện trong mọi lĩnh vực, mọi tình huống dù là chuyện ăn, chuyện mặc, chuyện học hành hay chuyện đi lại. Trong đó, văn hóa giao thông là một vấn đề đã, đang và sẽ còn được quan tâm lâu dài.

Nhưng “Văn hóa giao thông” là gì và tại sao cần có văn hóa giao thông trong cuộc sống? Hiểu một cách đơn giản, văn hóa giao thông là việc tuân thủ đúng quy định của luật giao thông và có lối ứng xử đẹp trong cách tham gia giao thông. Văn hóa này thể hiện ngay trong việc tuân thủ đèn tín hiệu trên đường, làm theo hướng dẫn của cảnh sát giao thông hay ứng xử nhường đường cho người đi bộ, người già, trẻ nhỏ…

Hiện nay, chúng ta chưa thể khẳng định rằng chúng ta có một văn hóa giao thông đáng tự hào. Mỗi ngày tham gia giao thông vẫn còn là một cuộc chiến, bởi tình hình giao thông của nước ta vẫn đang tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm và luôn ở chế độ báo động. Không ít người nước ngoài nói về giao thông Việt Nam như một cơn ác mộng, là đại dịch, là địa ngục, là kẻ sát nhân lặng thầm,… Tất cả những hình ảnh so sánh, ví von ấy đã đủ để phản ánh thực trạng tham gia giao thông vô cùng phức tạp. Hằng năm, tỉ lệ các vụ tai nạn giao thông tăng lên với một con số nhảy vọt đáng sợ và hậu quả cũng ngày càng nghiêm trọng. Đã bao nhiêu gia đình mất đi trụ cột vững chắc, bao nhiêu em thơ mất cha, mất mẹ và chúng ta đã mất đi bao nhiêu mầm non tương lai của đất nước vì những vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Đất nước mất đi vị thế, mất đi hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè quốc tế là một điều đáng buồn, nhưng mất đi những người con là máu xương, là một phần của đất nước thì càng đau xót hơn vạn lần. Mất mát to lớn nhất của tai nạn giao thông còn gì hơn chính là khi chúng ta mất đi một phần gắn bó của gia đình, của quê hương, cộng đồng.

Con đường đi học cỡ chừng hai cây số mà có thể mất cả nửa tiếng đồng hồ để vượt qua. Nắm tay một em nhỏ bước thêm hai khoảng sân nhỏ là đến cổng trường mà biết bao phương tiện giao thông đã lấp đầy vỉa hè…

Nào đâu chỉ thế, cho dù không phải giờ cao điểm, không bị ách tắc, giao thông vẫn được điểm tô một màu xám xịt bởi các bạn học sinh còn chưa có bằng lái xe đã điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Không ít bạn còn lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu. Vẫn có những mái tóc bồng bềnh trong gió vì không đội mũ bảo hiểm mà nhiều nhất là trên những chiếc xe đạp điện. Ta vẫn thường thấy trên những chiếc xe buýt là tấm bảng nội quy với dòng chữ: “Nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai”. Chao ôi, cái điều đáng ra là hiển nhiên ấy, điều mà tưởng như mọi người đều sẽ thực hiện trong niềm vui thì giờ đây lại phải nhắc nhở trong bảng nội quy.

Tình trạng đáng lo ngại ấy vẫn đang từng ngày, từng giờ hiện hữu, bởi chúng ta chưa có một nền văn hóa giao thông đáng tự hào. Thay vì ứng xử một cách có ý thức và trách nhiệm, văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông thì rất nhiều người trong số chúng ta lại tham gia giao thông với lối ứng xử bản năng đến lạ kì. Dù là đường một chiều nhưng vì đi quá chỗ cần đến, ta vẫn quay lại như thể đó là đường riêng của mình. Dù đã chuyển sang đèn đỏ nhưng những chiếc xe vẫn lao vút qua không ngần ngại. Khi không may có va chạm xảy ra, thay vì hỏi han tình hình đối phương, nói những lời xin lỗi hay cảm ơn tùy hoàn cảnh thì người ta quay ra xích mích, cãi lộn, thậm chí gây gổ đánh nhau chẳng cần biết ai sai, ai đúng, mà nhiều khi chẳng ai trong số họ chấp hành đúng luật giao thông. Chúng ta từng không ít lần xem được những đoạn video chia sẻ về việc nam thanh niên tạt đầu ô tô còn dọa đánh tài xế trên mạng xã hội; không ít bài báo viết về những vụ việc xô xát nghiêm trọng sau va chạm.

Sau những lần ấy, việc chúng ta nên làm phải chăng là luyện ngón tay, múa bàn phím, bình luận chê bai? Biết lên án, phê phán những hành vi ứng xử thiếu văn hóa giao thông là dấu hiệu đáng mừng, là một việc tốt, nhưng nếu chỉ như thế, văn hóa giao thông không bao giờ được cải thiện. Chừng nào chưa cải thiện được văn hóa giao thông thì chừng đó giao thông vẫn còn là lưỡi hái tử thần đáng sợ.

Một đất nước, cho dù có phát triển theo phương hướng nào thì văn hóa cũng là nền tảng quan trọng. Những bước tiến dù nhanh hay chậm với nhịp điệu và tốc độ ra sao thì cũng cần có văn hóa mới bền vững được. Muốn hình thành văn hóa giao thông, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng sao cho đáp ứng được nhu cầu lưu thông của các phương tiện giao thông ngày càng gia tăng là cần thiết. Nhưng quan trọng hơn là việc giáo dục Luật giao thông cho mỗi người. Có một sự thật là người Việt Nam không học Luật giao thông qua các văn bản luật, qua các chương trình an toàn giao thông mà học từ những lần bị xử lí vi phạm. Cho đến thời điểm được yêu cầu dừng xe, không ít người vẫn không biết vì lí do gì và chỉ biết thêm luật ấy sau khi nhận biên bản. Đó là điều đáng buồn. Người Việt nhìn chung, sợ các vấn đề pháp lí, dè chừng các điều luật và né tránh những cung đường giao thông “có cảnh sát giao thông chốt”. Nhìn luật như một thứ vô hình, chung chung, trừu tượng nên không biết và không hiểu nhưng lại e dè nó như một thứ áp chế mình nên việc thực hiện Luật giao thông chưa được nâng cao. Chỉ khi suy nghĩ ấy được thay đổi, để mỗi người hiểu rằng luật giao thông được đưa ra để đảm bảo an toàn, phục vụ cho lợi ích của người tham gia giao thông thì chúng ta mới có những ứng xử đúng. Và từ đó, hình thành những ứng lối xử đẹp tạo nên văn hóa giao thông.

Khi văn hóa giao thông phát triển, ta sẽ thấy một bộ mặt đất nước hoàn toàn mới, sẽ thấy nhiều hơn những cái dắt tay đưa người già qua đường, việc nhường ghế trên xe buýt trở thành nét đẹp của hành vi đạo đức chứ không vì nội quy hay do người khác nhắc nhở. Trên những vỉa hè không còn những quán hàng và những chiếc xe liều mình lao lên thoát khỏi ách tắc. Ta thấy những người sẵn sàng xin biên bản, đó là hành động dũng cảm chịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ không vì muốn nhanh, muốn tiện mà thỏa hiệp với cái xấu.

Để rồi, khi bước ra khỏi lũy trẻ làng, vươn mình ra thế giới, ta không phải ngại ngần khi thấy Thái Lan mở rộng đường sá, phát triển xa lộ cao tầng, Hồng Kông và Singapore tăng cường nâng cấp giao thông công cộng, đất nước Anh với những con đường “không vết chân chim” hay như nước Lào - một đất nước mà mọi tiêu chí đánh giá GCI đều thấp hơn nước ta nhưng lại có văn hóa giao thông đáng ngưỡng mộ. Mọi người dân, dù ở cố đô Luông Pha Băng, thủ đô Viên Chăn hay miền Nam nước Lào, từ thành phố lớn đến nông thôn thì ý thức tham gia giao thông của người dân đều rất tốt, họ chấp hành luật rất nghiêm túc và có văn hoá ở mọi lúc, mọi nơi.

Muốn có được viễn cảnh tươi đẹp ấy, thế hệ trẻ đóng vai trò quan trọng. Sẽ là ai nếu không phải chúng ta tham gia tích cực trong các hoạt động tuyên truyền văn hóa giao thông, tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tiêu biểu như sinh viên, thanh niên tình nguyện giúp điều khiển giao thông trên các tuyến đường hay xảy ra ùn tắc. Màu áo xanh với lá cờ đỏ ở các ngã tư đường từ lâu đã là hình ảnh đẹp đẽ, thân thuộc. Bên cạnh đó, chính chúng ta cũng là người tham gia giao thông, nếu chúng ta có những ứng xử đẹp thì cũng đồng nghĩa với việc góp phần hình thành nên văn hoá giao thông của cộng đồng.

Nghị luận về Văn hóa giao thông và trách nhiệm của mỗi người - Mẫu 2

Văn hóa giao thông không chỉ là quy tắc, luật lệ mà còn là tập hợp các giá trị, thái độ và hành vi của mỗi cá nhân khi tham gia vào giao thông đường bộ. Trong một xã hội, văn hóa giao thông phản ánh mức độ tôn trọng, sự tự giác và trách nhiệm của mỗi người đối với an toàn và trật tự giao thông. Việc xây dựng và phát triển văn hóa giao thông tích cực là trách nhiệm không chỉ của chính phủ và cơ quan chức năng mà còn của từng cá nhân, từ đó tạo ra một môi trường giao thông an toàn và văn minh.

Văn hóa giao thông bắt nguồn từ sự tôn trọng và sự tự giác của mỗi người đối với quy tắc và nguyên tắc giao thông. Điều này bao gồm việc tuân thủ các quy định về tốc độ, làm chủ phương tiện của mình, và tôn trọng quyền ưu tiên của người đi bộ và người tham gia giao thông khác. Sự tự giác và tôn trọng này là tiền đề cần thiết để xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.

Trách nhiệm và lòng từ bi là hai yếu tố quan trọng trong văn hóa giao thông. Mỗi người cần nhận thức về trách nhiệm của mình đối với an toàn giao thông của bản thân và của người khác. Hành động như giữ vệ sinh phương tiện, tôn trọng quy định giao thông, và giúp đỡ những người gặp khó khăn trong lúc đi đường là các biểu hiện của lòng từ bi và trách nhiệm đối với cộng đồng giao thông.

Văn hóa giao thông còn bao gồm cách hành xử văn minh và lịch sự của mỗi người khi tham gia vào giao thông. Điều này bao gồm việc không xâm phạm quyền của người khác, không gây rối, không lạng lách, và luôn giữ thái độ lịch sự và hòa nhã khi giao tiếp với người khác trên đường. Hành vi văn minh này không chỉ tạo ra một môi trường giao thông an toàn mà còn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một xã hội văn minh và hòa bình.

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người đều có trách nhiệm đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa giao thông. Điều này đòi hỏi sự tự giác, trách nhiệm và lòng từ bi của mỗi cá nhân. Từ việc tuân thủ luật lệ giao thông, đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, đến việc tôn trọng và hỗ trợ nhau trên đường, mỗi hành động nhỏ của mỗi người đều góp phần vào việc xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.

Văn hóa giao thông không chỉ là quy tắc và luật lệ mà còn là tập hợp các giá trị, thái độ và hành vi của mỗi cá nhân khi tham gia vào giao thông đường bộ. Xây dựng và phát triển văn hóa giao thông tích cực là trách nhiệm của từng người dân, từ đó tạo ra một môi trường giao thông an toàn và văn minh, đồng thời góp phần vào việc xây dựng một xã hội văn minh và hòa bình.

5+ Nghị luận về Văn hóa giao thông và trách nhiệm của mỗi người (điểm cao)

Nghị luận về Văn hóa giao thông và trách nhiệm của mỗi người - Mẫu 3

Đang cập nhật ...

Nghị luận về Văn hóa giao thông và trách nhiệm của mỗi người - Mẫu 4

Đang cập nhật ...

Nghị luận về Văn hóa giao thông và trách nhiệm của mỗi người - Mẫu 5

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá