Bộ 10 đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2025

729

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Tiểu học dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2025

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề số 1)

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Màu sắc từ trái tim

            Từ khi sinh ra, Lâm đã không thể phân biệt được màu sắc. Với cậu, màu xanh, màu đỏ hay màu vằng đều chỉ là tên gọi. Một ngày nọ, khi đi dạo đến chân núi, Lâm gặp một cô bé đang ngồi vẽ tranh.

            - Bạn đang vẽ gì vậy? – Lâm lại gần và khẽ hỏi.

            Cô bé cưởi trả lời: “Tôi đang vẽ bầu trời xanh.”.

            Lâm nhìn vào bức tranh và càng thêm tò mò: “Bạn có thể nói cho tôi biết màu xanh da trời trông như thế nào không?”.

            - Đó là màu của sự yên bình và tự do. Khi nhìn nó, cậu sẽ thấy có thêm hi vọng.

            Lâm lại hỏi về các màu sắc khác và cô bé tiếp tục miêu tả. lâm cẩn thận lắng nghe, thế giới của cậu dần trở nên rực rỡ hơn với màu sắc của hi vọng, tình yêu, hòa bình,… Lâm nhận ra rằng, dù không thể thấy được màu sắc, nhưng cậu có thể cảm nhận sự khác nhau của mỗi vật. Bởi mọi thứ đều có ý nghĩa riêng của mình.

Theo Hồng Thư

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Vì sao với Lâm màu xanh, màu đỏ hay màu vàng đều chỉ là tên gọi?

A. Vì cậu không thể phân biệt đồ vật.

B. Vì cậu không thể phân biệt màu sắc.

C. Vì cậu không biết các màu này.

D. Vì cậu không thể nhìn thấy.

Câu 2. Cô bé đã làm gì để giúp Lâm hiểu hơn về màu sắc?

A. Miêu tả lại màu sắc qua bức tranh.

B. Dạy Lâm phân biệt màu sắc.

C. Miêu tả lại màu sắc qua sự vật.

D. Miêu tả màu sắc qua ý nghĩa.

Câu 3. Qua bài đọc, em hiểu ra được điều gì?

A. Mọi vật đều có ý nghĩa của riêng mình.

B. Hãy quan sát mọi vật xung quanh.

C. Hãy biết yêu thương, chia sẻ.

D. Màu xanh là màu của hi vọng.

Câu 4. Tìm trong bài đọc ba đại từ và hai danh từ dùng để xưng hô:

Câu 5. Khoang tròn vào kết từ phù hợp trong ngoặc để hoàn thành đoạn văn sau:

            Khang cầm bút, suy nghĩ thật cẩn thận (nên / rồi) bắt đầu vẽ. Đầu tiên, em dùng màu xanh (dù / để) vẽ bầu trời. Sau đó, em vẽ đồng cỏ xanh, vẽ bông hoa xinh (và / với) vẽ ong bướm bay dập dờn. Cuối cùng, em vẽ một ông mặt trời (với / vì) màu đỏ chói, đang chiếu sáng cho muôn loài.

Câu 6. Từ “chân” trong câu dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Cho biết nghĩa của từ đó:

Một ngày nọ, khi đi dạo đến chân núi, Lâm gặp một cô bé đang ngồi vẽ tranh.

Câu 7. Em hãy tìm 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ “yên bình” và đặt một câu với từ vừa tìm được.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó.

-------- Hết --------

ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc

1.B 2.D 3.A

 

Câu 4.

- Ba đại từ: Tôi, Đó, nó.

- Hai danh từ dùng để xưng hô: Bạn, cậu.

Câu 5.

 Khang cầm bút, suy nghĩ thật cẩn thận rồi bắt đầu vẽ. Đầu tiên, em dùng màu xanh để vẽ bầu trời. Sau đó, em vẽ đồng cỏ xanh, vẽ bông hoa xinh  vẽ ong bướm bay dập dờn. Cuối cùng, em vẽ một ông mặt trời với màu đỏ chói, đang chiếu sáng cho muôn loài.

Câu 6. 

- Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển.

- Nghĩa của từ “chân” trong bài: phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.

Câu 7.

- Từ đồng nghĩa : thanh bình, hòa bình, yên lành

- Đặt câu: Làng quê em thật thanh bình, những cánh đồng xanh mướt và tiếng gió nhẹ thổi qua khiến em cảm thấy rất yên tĩnh và vui vẻ.

B. Kiểm tra viết

Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

– Người kể chuyện.

– Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

Thân bài: Kể lại câu chuyện.

– Chọn lời xưng hô phù hợp.

– Kể đầy đủ các sự việc. Có thể kể chi tiết hơn đối với sự việc chính.

– Đặt mình vào vai nhân vật:

+ Thể hiện lời nói, ý nghĩ,... phù hợp.

+ Nhận xét, đánh giá nhân vật, sự việc.

Kết bài:

- Nếu kết thúc của câu chuyện.

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc hoặc rút ra nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

Bài tham khảo 1:

            Tôi là người em trong câu chuyện "Sự tích cây khế”, và đây là câu chuyện đáng nhớ của cuộc đời tôi. Gia đình tôi từng sống trong cảnh nghèo khó, và khi cha mẹ qua đời, anh trai và tôi phải chia gia tài. Anh trai tham lam, lấy hết nhà cửa, ruộng vườn, trong khi tôi chỉ nhận được một cây khế và một túp lều nhỏ. Dù vậy, tôi vẫn chăm sóc cây khế với tất cả lòng nhiệt thành, hy vọng nó sẽ lớn nhanh và ra trái cho tôi có cái ăn.

            Một ngày nọ, cây khế kết trái, và quả khế ngọt ngào đã mang lại niềm vui nhỏ trong cuộc sống khó khăn của tôi. Không ngờ, một con chim thần bay đến và ăn quả khế trên cây. Lo lắng vì không còn gì để ăn, tôi đã nói với chim rằng nếu ăn quả khế, chim phải trả cục vàng. Chim thần đồng ý và bảo tôi may một túi ba gang để mang vàng về. Tôi làm theo, và chim đưa tôi đến một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu. Tôi chỉ lấy vừa đủ để bỏ đầy túi ba gang rồi trở về.

            Nhờ số vàng đó, tôi trở nên giàu có, xây dựng nhà cửa khang trang và giúp đỡ những người nghèo khó. Khi anh trai nghe tin về sự thay đổi của tôi, anh trở nên ghen tị và quyết định đổi tài sản của mình để lấy cây khế. Anh trai may túi mười hai gang để đựng vàng, nhưng vì tham lam, anh lấy đầy túi. Khi chim thần bay qua biển, túi vàng quá nặng khiến anh bị rơi xuống nước và chết.

            Cuộc đời tôi từ đó trở nên yên bình và hạnh phúc. Bài học từ câu chuyện này là lòng tham lam sẽ dẫn đến kết cục bi thảm, còn sự cần cù, biết đủ và sống lương thiện sẽ mang lại hạnh phúc bền vững.

Bài tham khảo 2:

            Tôi là Thì Là. Tôi muốn kể cho các bạn nghe về sự tích cái tên rất thú vị của mình.

            Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm. Ai ai cũng hớn hở mong chờ được Trời đặt cho một cái tên thật đẹp. Mỗi loài cây đều diện bộ trang phục xinh đẹp nhất và khoe điểm nổi bật nhất của mình.

            Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,...

            Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, tôi mới vội vã chạy đến. Tôi thở hổn hển, lòng rạo rực nói:

- Con xin lỗi vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên con đã đến muộn. Xin Trời hãy thương tình đặt cho con một cái tên.

            Thấy tôi run sợ nên Trời không trách phạt mà thương vô cùng. Ông suy nghĩ mãi rồi ngập ngừng:

- Tên của con... thì là... thì là...

            Tôi nghe vậy mừng quá, hét toáng lên:

- Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là”!

            Tôi vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Bà khen tôi:

- Con có một cái tên thật đặc biệt!

            Muôn loài đều rất yêu thích tên của tôi. Từ đó, muôn loài gọi tôi là cây thì là.

            Qua câu chuyện, em thấy Thì Là rất hiếu thảo. Trong khi mọi loài cây đều tranh thủ nhanh chân đến gặp ông Trời để xin được đặt những cái tên thật đẹp, do bà em bị ốm, nên Thì Là đã tận tình chăm sóc bà. Chính lòng hiếu thảo của em đã làm ông trời cảm động và muôn loài đều rất yêu mến Thì Là.

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề số 2)

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau: 

NGÀY HẠNH PHÚC

Hôm nay, trường tôi tổ chức ngày hội “Mẹ và con”. Trong ngày này, các con sẽ cùng mẹ tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa ở trường. Tôi đứng ngắm sân trường nhộn nhịp như một lễ hội với các gian hàng, các trò chơi và sân khấu biểu diễn nghệ thuật. Một nỗi buồn len nhẹ vào trái tim tôi.

Mẹ mất từ khi anh em tôi còn nhỏ. Bố vừa làm cha vừa làm mẹ, nuôi chúng tôi khôn lớn. Mỗi sáng, bố thức dậy trước cả nhà để chuẩn bị sách vở, quần áo rồi đưa chúng tôi đến trường. Công việc rất vất vả, vậy mà bố vẫn luôn cố gắng dành thời gian để nghe tôi kể chuyện ở trường. Dù không có mẹ, anh em tôi vẫn hạnh phúc đủ đầy trong tình yêu thương của bố.

Đang suy nghĩ, tôi bỗng thấy phía xa, một bóng dáng cao lớn quen thuộc. Bố tôi mặc một bộ đầm nữ màu xanh lá và đội chiếc mũ rộng vành. “Con yêu! Mẹ của con đã ở đây!” – Bố cười lớn, tiến về phía tôi. Ôi! Tôi không thể tin vào mắt mình! Sau vài phút sửng sốt, tôi chạy lại, ôm chầm lấy bố: “Bố đẹp quá, bố ơi!”.

Dường như một vài ánh mắt ngạc nhiên, nhưng mọi người nhanh chóng hiểu chuyện. Với khiếu nói chuyện hài hước, bố khiến tất cả mọi người đều vây quanh. Nhiều bạn bày tỏ sự ngưỡng mộ trước ý tưởng độc đáo của bố. Chúng tôi cười đùa và chạy nhảy khắp nơi, cảm nhận tình yêu thương tràn ngập. Các bạn mời bố con tôi tham gia thi trò chơi nhóm đôi mẹ – con. Một bác chụp ảnh cho bố con tôi và nói: “Đây là tình yêu thật sự!”.

Ngày hội kết thúc, bố và tôi bước ra khỏi cổng trường trong những ánh mắt ngưỡng mộ. Bố – người hùng đã không chỉ chiếm được trái tim của tôi, mà còn của mọi người xung quanh. Tôi tự hào về bố. Đó là một ngày hạnh phúc mà tôi sẽ không bao giờ quên.

Theo Mai Hiền

Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao nhân vật “tôi” cảm thấy buồn?

A. Vì không thích ngày hội “Mẹ và con” mà nhà trường tổ chức.

B. Vì nhớ về người mẹ đã mất của mình.

C. Vì không có bạn bè cùng chơi

D. Vì không biết sẽ rủ ai cùng tham gia ngày hội.

Câu 2 (0,5 điểm). Bố đã làm những việc gì để thể hiện tình yêu thương với các con?

A. Mua nhiều quà khi trở về sau những chuyến đi xa

B. Dậy sớm đi chợ nấu bữa sang thật ngon.

C. Biểu diễn cho các con xem tiết mục nghệ thuật.

D. Đóng giả một người phụ nữ đến trường tham gia ngày hội cùng bạn nhỏ.

Câu 3 (0,5 điểm). Bố đã gây ấn tượng tốt với mọi người bằng cách nào?

A. Khoe trang phục kì lạ với các bà mẹ khác.

B. Bộc lộ khiếu hài hước và khả năng giao tiếp

C. Chiến thắng tất cả các trò chơi trong lễ hội.

D. Chia sẻ các kinh nghiệm nuôi dạy con cái.

Câu 4 (0,5 điểm). Thông điệp chính của câu chuyện là gì?

A. Tình yêu thương gia đình vượt qua mọi rào cản.

B. Mọi người nên mặc đẹp khi đi dự tiệc, những nơi sang trọng.

C. Trò chơi giải trí quan trọng với mọi người, giúp chúng ta vui vẻ và thoải mái.

D. Tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ là chìa khóa để mang đến hạnh phúc cho những người thân yêu.

Câu 4 (0,5 điểm).

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Chọn đại từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau và cho biết đại từ đó có tác dụng gì trong câu.

(nó, đó)

a. Hãy lắng nghe tiếng gió trên bãi mía, …. là tiếng xào xạc nhè nhẹ của không gian. Hãy lắng nghe tiếng gió trên trà lúa, …. là tiếng thì thầm của ấm no.

(Theo Băng Sơn)

b. Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và …. thấy trời bé tí, chỉ bằng cái miệng giếng thôi. Còn ...... thì oai ghê lắm, vì....... mà đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở dưới giếng đều phải hoảng sợ.

(Truyện Ếch ngồi đáy giếng)

Câu 6 (2,0 điểm): Điền cặp kết từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a. ….. mặt trời lên…. giọt sương sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí.

b. ……. giọt sương không tồn tại được lâu……….. nó sinh ra không phải là vô ích.

c. ………… giọt sương đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên …….. nó không bị mất đi.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình.

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

D

B

D

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm).

a. Hãy lắng nghe tiếng gió trên bãi mía, đó là tiếng xào xạc nhè nhẹ của không gian. Hãy lắng nghe tiếng gió trên trà lúa, đó là tiếng thì thầm của ấm no.

(Theo Băng Sơn)

b. Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và  thấy trời bé tí, chỉ bằng cái miệng giếng thôi. Còn  thì oai ghê lắm, vì  mà đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở dưới giếng đều phải hoảng sợ.

(Truyện Ếch ngồi đáy giếng)

Câu 6 (2,0 điểm):

a. Hễ mặt trời lên thì giọt sương sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí.

b. Tuy giọt sương không tồn tại được lâu nhưng nó sinh ra không phải là vô ích.

c.  giọt sương đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên nên nó không bị mất đi.

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu 7 (4.0 điểm):

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)

- Em chọn giới thiệu nhân vật trong bộ phim hoạt hình nào? Bộ phim đó có một tập hay nhiều tập?

- Nhân vật trong phim em sẽ giới thiệu là ai? Vì sao em muốn giới thiệu nhân vật đó?

- Đặc điểm của nhân vật được thể hiện thế nào qua ngoại hình, hoạt động, tính cách, ...?

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

Bài làm tham khảo

Nếu như nói đến phim hoạt hình thì chúng ta không thể không nhắc đến vương quốc của phim hoạt hình đó chinh là Walt Disney, và nhân vật mà em yêu thích chính là chú chuột mickey vô cùng thông minh và dễ thương. Chuột Mickey là chú chuột với ngoại hình khác với các loài chuột khác, lúc nào chú cùng đeo một chiếc bao tay màu trắng và mặc chiếc quần yếm màu đỏ. Hình ảnh Chuột Mickey nhanh nhẹn, hoạt bát, dễ thương in đậm trong lòng khán giả bao thế hệ. Micky thường vào vai nhân vật khôn ngoan, chỉn chu, điềm tĩnh, không bao giờ nổi giận mất khôn. Vì vậy, chú ít khi vướng vào những rắc rối bị đánh đập, bị quăng quật như Donal hay những nhân vật ngốc nghếch khác. Tuy nhiên, hình ảnh dễ thương của Micky tung hứng với nhiều nhân vật khác khiến khán giả có những tràng cười bể bụng.

Đánh giá

0

0 đánh giá