Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 sách Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Tiểu học dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5. Mời các bạn cùng đón xem:
Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024
Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5
(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề số 1)
Đang cập nhật...
Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5
(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề số 2)
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
CÔ BÉ CHÂN NHỰA
Lê sống cùng bố mẹ và em trai trên một ngọn đồi nhỏ xanh ngát. Từ khi sinh ra, Lê chỉ có một chân nên đi lại rất khó khăn. Ở trường, các bạn gọi Lê là “Lê chân nhựa”.
Hôm nay, mẹ đi làm đồi về, trông thấy Lê ngồi bên bậc cửa, khuôn mặt buồn rười rượi nhìn về phía ngọn đồi bên kia. Mẹ tiến lại gần, hỏi con gái: “Lê, con làm sao thế?”. Lê sợ mẹ lo lắng, chỉ mỉm cười và đáp: “Dạ, con không sao mẹ ạ!”. Buổi chiều, khi bố mẹ vắng nhà, Lê gọi em trai lại và bảo: “Núi ơi, em có thể dẫn chị đi sang ngọn đồi bên kia được không?”. |
- Không được đâu chị ơi! Chân chị như thế này, sang đó sẽ nguy hiểm lắm!
- Em trai hoảng hốt đáp.
Nghe vậy, Lê chỉ im lặng, đưa mắt nhìn xa xăm. Tối đến, Núi kể với mẹ câu chuyện lúc chiều. Mẹ đau lòng nhìn Lê đang vất vả tập đi với chiếc chân nhựa, khẽ hỏi Lê: “Ngày mai, con có muốn lên rừng cùng mẹ không?”. Mắt Lê sáng long lanh:
- Dạ, thật không hả mẹ? Con muốn! Con rất muốn được sang ngọn đồi bên kia a!
Từ hôm ấy, mỗi ngày bố mẹ đều đưa Lê lên rừng, dắt con gái tập đi từng quãng, từng quãng một. Quãng rừng ngày hôm sau sẽ dài và trắc trở hơn quãng rừng ngày hôm trước.
Một ngày nọ, Lê đột nhiên hỏi mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay bố mẹ có thể cho con tự đi một mình được không ạ?”. Dù không yên tâm, nhưng mẹ vẫn ân cần nói với Lê: “Ừ, nhưng con hãy nhớ đi thật chậm và cẩn thận nhé con!”.
Hôm ấy, Lê một mình bước từng bước đi sang ngọn đồi bên kia bằng chân nhựa. Lê bị ngã không biết bao nhiêu lần, nhưng em vẫn nỗ lực đứng dậy và đi tiếp. Đến nơi, chân Lê đầy vết trầy xước. Dù đau nhức một bên chân, nhưng trong lòng Lê lại rộn ràng, hân hoan một cảm giác hạnh phúc mà trước nay chưa từng có.
Bố mẹ và em trai nép sau gốc chà là xúc động nhìn Lê, mắt ướt nhòe đi.
Theo Nhung Ly
Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao các bạn gọi Lê là “Lê chân nhựa”?
A. Vì nhà Lê chuyên làm chân nhựa để bán.
B. Vì đôi chân của Lê được làm bằng nhựa.
C. Vì Lê chỉ có một chân thật và một chân nhựa.
D. Vì cả hai chân của Lê bị tật phải dùng chân nhựa để đi lại.
Câu 2 (0,5 điểm). Bố mẹ đã làm gì để giúp Lê tập đi?
A. Mỗi ngày bố mẹ đều dắt Lê tập đi ở những con đường ngắn nhưng trắc trở.
B. Mỗi ngày bố mẹ đều đưa Lê lên rừng, dắt Lê tập đi từng quãng.
C. Mỗi ngày bố mẹ đều dắt Lê tập đi vòng quanh nhà.
D. Bố mẹ luôn an ủi, động viên Lê.
Câu 3 (0,5 điểm). Lê đã gặp khó khăn gì khi tự mình sang ngọn đồi bên kia?
A. Lê ngã không biết bao nhiêu lần.
B. Chân của Lê đầy vết xước.
C. Lê khát nước và đuối sức.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 4 (0,5 điểm). Khi qua được ngọn đồi bên kia một mình, Lê cảm thấy thế nào?
A. Lê cảm thấy xúc động, mắt ướt nhòe từ lúc nào không hay.
B. Đôi mắt Lê sáng long lanh, khuôn mặt tràn đầy hạnh phúc.
C. Lê thấy lòng rộn ràng, hân hoan, tràn đầy hạnh phúc.
D. Cả B và C đều đúng.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Muốn tra nghĩa của từ cắm trong từ điển, em làm thế nào? (Đánh số thứ tự các bước vào ô trống)
☐ Đọc nghĩa của từ cắm
☐ Chọn từ điển phù hợp
☐ Tìm từ cắm
☐ Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ C
☐ Đọc ví dụ để hiểu nghĩa và cách dùng từ cắm
Câu 6 (2,0 điểm). Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi:
Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai. Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt.
|
a. Từ ngữ khăn, thương nhớ được lặp lại mấy lần?
b. Việc lặp đó có tác dụng gì?
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm). Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách mà em đã đọc.
BÀI LÀM
……………………………….………………………………………………………
……………………………….………………………………………………………
……………………………….………………………………………………………
……………………………….………………………………………………………
……………………………….………………………………………………………
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
C |
B |
D |
C |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm)
4. Đọc nghĩa của từ cắm
1. Chọn từ điển phù hợp
3. Tìm từ cắm
2. Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ C
5. Đọc ví dụ để hiểu nghĩa và cách dùng từ cắm
Câu 6 (2,0 điểm)
a. Từ khăn được lặp lại 6 lần, từ thương nhớ được lặp lại 3 lần.
b. Việc lặp lại từ “khăn” và “thương nhớ” thể hiện nỗi nhớ người yêu triền miên, da diết của nhân vật trữ tình.
B. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm)
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
- Em chọn nhân vật trong cuốn sách nào để giới thiệu? Tác giả cuốn sách đó là ai?
- Nhân vật đó có tên là gì?
- Em muốn giới thiệu điều gì về nhân vật?
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
Bài làm tham khảo
Trong dân gian của chúng ta, có biết bao nhiêu nhân vật truyền thuyết nổi tiếng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học khác nhau. Trong số đó, có lẽ nhân vật mà em yêu thích và đã để lại cho em nhiều ấn tượng đó chính là Sơn Tinh. Sơn Tinh là một vị thần ở núi Tản Viên đã chống chọi mọi cuộc tấn công của Thủy Tinh khi hai người đang cố giành Mị Nương cho mình. Sơn Tinh đại diện cho bên tốt, có lòng vị tha và khoan dung, ngược lại, Thủy Tinh là một người rất xấu xa, đã đang lũ làm ngập lụt, thiệt hại cho nhân dân. Trong câu chuyện, Sơn Tinh đã cố làm mọi cách để không cho Thủy Tinh dâng nước phá hoại làng xóm. Em rất yêu thích nhân vật Sơn Tinh!