Tài liệu tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9 Cánh diều gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài lớp 9.
Tác giả tác phẩm: - Ngữ văn 9
I. Tác giả
- Vi Huyền Đắc (1899 – 1976), quê ở Trà Cổ, Quảng Ninh.
- Thuở nhỏ Vi Huyền Đắc học chữ Hán, sau đó chuyển sang theo tân học.
- Tốt nghiệp Thành Chung ở Hải Phòng, ông thi vào trường Mỹ nghệ Hà Nội nhưng sau đấy lại vào Sài Gòn làm lái xe và bắt đầu viết một số bài báo có xu hướng tiến bộ.
- Ông bắt đầu viết văn và mở nhà in Thái Dương văn khố trên phố Cầu Đất để xuất bản tác phẩm của mình và bạn bè.
- Trong khoảng 20 vở kịch do ông sáng tác, đều có tiếng vang, thời kỳ sung sức nhất là trước năm 1945.
1. Thể loại
- Tác phẩm Đình công và nổi dậy thuộc thể loại: bi kịch.
2. Xuất xứ
- In trong Tổng hợp văn học Việt Nam, tập 24, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến...mình đừng ngại): nguyên do xảy đến cuộc mâu thuẫn giữa gia đình ông chung và những người lao động.
- Phần 2 (đoạn còn lại): kết cục của sự việc.
5. Giá trị nội dung
- Văn bản Đình công và nổi dậy kể về sự việc nhân dân lao động đình công vì gia đình Ông Chung bóc lột quá sức, cuối cùng nhận kết cục bi thảm. Qua đó ca ngợi lòng dũng cảm và phẩm chất ngời sáng của những con người đấu tranh vì lẽ phải, trở thành biểu tượng của sự tự do, để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng khó phai về một thời kì biến động đầu thế kỉ XX.
6. Giá trị nghệ thuật
- Bối cảnh và tình huống truyện căng thẳng.
- Nghệ thuật xây dựng diễn biến xung đột đặc sắc.
1. Không gian, bối cảnh, nhân vật trong câu chuyện
- Bối cảnh câu chuyện: thời gian là vào giữa trưa, địa điểm cửa buồng ăn thông vào tư thất của ông Chung.
- Ông Chung lại bàn giấy kéo ra khẩu súng lục, dân công đã bỏ cái nhà kho và kéo lại đằng ông Chung và bà Ba.
- Văn bản kể về sự việc nhân dân lao động đình công vì gia đình Ông Chung bóc lột quá sức, cuối cùng nhận kết cục bi thảm.
- Tuyến nhân vật ông Chung, bà Ba, cả Bích: giàu có, tham lam, bóc lột người lao động.
- Tuyến nhân vật người lao động: chăm chỉ, chịu khó, dũng cảm và đứng lên đòi lại công bằng.
2. Nhân vật ông chủ mỏ Trần Thiết Chung
- Thái độ: hiên ngang, coi thường người lao động “không sợ… cửa sổ toàn bằng gỗ lim nạm sắt, chúng nó có phá được còn khó…”; “ta có khẩu súng này thì còn sợ gì”.
- Lời thoại: đanh thép, trịch thượng: “Các anh đừng có nói bậy… Ai bỏ các anh em chết đói? Nếu các anh đi làm ăn cẩn thận, có ngày nào không phát gạo, phát hàng”, “Lần này là lần cuối cùng, tôi ra lệnh cho các anh, ai phải về trại ấy ngay lập tức, rồi tôi sẽ liệu…”.
- Hành động: dứt khoát, đối mặt với người lao động “Mình không ngại, thế nào họ cũng đến kịp... Dầu chúng nó có gậy gộc, cuốc xẻng cũng không sao đến gần mình được…. Mình đừng ngại”, “Ô hay, sợ cái gì… Mình cứ để tôi ra xem chúng nó nói gì… Có súng đây, sợ gì”.
IV. Đọc tác phẩm:
V. Văn mẫu