Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận về vấn đề tình trạng thiếu nguồn nước sạch Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Nghị luận về vấn đề tình trạng thiếu nguồn nước sạch
Đề bài: Viết bài văn nghị luận về Vấn đề tình trạng thiếu nguồn nước sạch trong cuộc sống của con người hiện nay.
Dàn ý Nghị luận về tình trạng thiếu nguồn nước sạch trong cuộc sống của con người hiện nay
a. Mở bài:
- Cuộc sống sẽ không tồn tại nếu không có nước
- Con người đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên đó là nước sạch
b. Thân bài:
- Thế nào là nước sạch: Là nguồn nước có thể dùng cho sinh hoạt hàng ngày của co người và sản xuất của con người.
- Vai trò của nước đối với sự sống
+ Là thành phần chủ yếu của con người và động vật
+ Là yếu tố không thể thiếu cho sinh hoạt hàng ngày cho sản xuất của con người
- Thực trạng nguồn nước sạch đang bị ô nhiễm, đang ngày càng vơi cạn
+ Do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt môi trường bị mất cân bằng sinh thái...
+ Sông hồ bị ô nhiễm nặng, hạn hán tăng và kéo dài,...
- Hậu quả nghiêm trọng của nguồn nước sạch dần cạn kiệt • Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người: Suy nhược do thiếu nước,.
+ Ảnh hưởng tới sản xuất: Hạn hán, mất mùa, thiếu nước tưới,...
- Giải pháp
+ Trước mắt: Tiết kiệm nước sạch, giữ gìn vệ sinh
+ Lâu dài
• Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường
• Trồng rừng, giữ nguyên nguồn nước
c. Kết bài:
- Khẳng định cạn kiệt nước có thể là thảm họa cho cuộc sống.
- Trách nhiệm của mỗi con người.
Nghị luận về vấn đề tình trạng thiếu nguồn nước sạch - Mẫu 1
Nước là một trong những món quà quý báu mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người và tự nhiên. Cùng với không khí, ánh sáng, và đất đai, nguồn tài nguyên này không bao giờ tồn tại vô thời hạn. Tuy nhiên, ngày nay, tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của nguồn nước ngọt đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
Nước ngọt, mà chúng ta sử dụng hàng ngày để uống và sinh hoạt, là một tài nguyên độc quyền. Không giống như nước biển có hương vị mặn, nước ngọt hiện tại chủ yếu tập trung trong các hồ, sông, và suối tự nhiên. Một phần quan trọng khác là nước ngọt nằm dưới lòng đất, trong mạch nước ngầm. Người ta cũng có thể tạo ra các hồ chứa nước, kênh đào và hào rãnh để lưu trữ nước.
Ở nhiều nơi trên thế giới, nước ngọt trở nên hiếm hoi và đắt đỏ. Chúng ta thường không nhận ra giá trị của nó cho đến khi nó bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của con người. Các con sông và kênh rạch bị biến đổi màu sắc và bị ô nhiễm mùi hôi kinh khủng, kèm theo sự xuất hiện của váng thải và bọt khí. Sự sống trong nước dần chết đi vì môi trường nước bị ô nhiễm hoặc bị ô nhiễm bởi rác thải. Theo thống kê, ở các thành phố lớn như Hà Nội, hàng trăm nghìn mét khối nước thải và hơn nghìn tấn rác thải được xả vào môi trường mỗi ngày, và chỉ có 10% được xử lý đúng quy trình.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước ngọt là đáng sợ. Theo Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, hàng năm có khoảng chín nghìn người chết vì nước bẩn. Khoảng hai mươi nghìn người được ước tính mắc bệnh ung thư chủ yếu do ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nguồn nước ô nhiễm không thể sử dụng để sinh hoạt, khiến người dân phải đối mặt với thiếu hụt nước sạch. Sự ô nhiễm này cũng đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho các loài sinh vật trên Trái Đất, đe dọa sự tồn tại của hành tinh chúng ta.
Để bảo vệ nguồn nước, mỗi người chúng ta cần tăng cường nhận thức và thực hiện những hành động nhỏ. Là công dân có trách nhiệm, chúng ta không nên vứt rác một cách bừa bãi, hãy sử dụng nước một cách tiết kiệm, và luôn kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống cung cấp nước. Việc trồng cây và sử dụng các sản phẩm tự nhiên cũng là cách để bảo vệ môi trường và duy trì nguồn nước sạch.
Bảo vệ nguồn nước sạch là trách nhiệm của chúng ta, nhưng cũng là trách nhiệm của toàn bộ nhân loại. Nước đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của tất cả mọi người, và chúng ta cần hợp tác để bảo vệ nó.
Nghị luận về vấn đề tình trạng thiếu nguồn nước sạch - Mẫu 2
Nhắc đến nước, người ta thường nghĩ về một cái gì đó dồi dào, bao la, vô tận, bởi trên thực tế hơn 70% diện tích bề mặt trái đất là nước. Thế nhưng khi nói về nước ngọt đó lại là điều ngược lại bởi chỉ có 2,5% nước ngọt có thể sử dụng, nước ngọt đã ít nước sạch lại càng khan hiếm. Trong bối cảnh sự phát triển không ngừng của đất nước, càng ngày chúng ta càng sử dụng nhiều nước, nguồn nước sạch đang dần cạn kiệt lại bị đe dọa ô nhiễm từng ngày. Cần thiết phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của nguồn nước sạch từ đó chung tay gìn giữ và bảo vệ nguồn nước sạch.
Liên Hợp Quốc đã có những dự báo về nguồn nước sạch trong năm 2020, khi đó nhu cầu nguồn nước sạch cho sản xuất, công nghiệp và sinh hoạt của người dân đều tăng lên đôi, sẽ có khoảng 40% dân số trên thế giới phải sống trong cảnh thiếu nước sạch vì những hệ luỵ không tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Thực trạng nước sạch ở Việt Nam cũng đang trong tình trạng báo động vì ô nhiễm và khan hiếm nước sạch, khoảng 20% dân số chưa tiếp cận với nguồn nước sạch và 30% dân số chưa nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của nguồn nước sạch. Vì vậy rất cần thiết phải nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của nguồn nước sạch để từ đó mọi người biết trân trọng và bảo vệ nguồn nước sạch. Thứ nhất, nguồn nước sạch được sinh ra từ tự nhiên là thành phần quan trọng trong các quá trình phát triển tự nhiên, có nguồn nước sạch mới có cây xanh tươi tốt, bầu không khí trong lành và hệ sinh thái phát triển. Thứ hai, nguồn nước sạch là không thể thiếu trong các quá trình sản xuất sinh hoạt, đặc biệt trong các ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến, không có nước sạch không thể tưới tiêu, chăm bón và vệ sinh. Sinh hoạt của con người từ việc tắm rửa, ăn uống đều cần đến nước sạch, chính vì thế nước sạch sẽ quyết định đến sức khoẻ của con người. Nước sạch có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống và sức khỏe của con người, chỉ cần bạn ăn phải nguồn nước ô nhiễm bạn sẽ gặp vấn đề về sức khỏe, hàng năm có gần 200 nghìn người mắc các bệnh về ung thư có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm. Chỉ cần có một con kênh bị đổ rác thải, phân chuồng hoặc nước xả thải tức khắc nguồn nước ô nhiễm lan ra khắp nơi, ngấm vào đất, bầu không khí bị ô nhiễm không thể hít thở được. Như vậy nếu không có nguồn nước sạch chúng ta không thể đảm bảo được những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu chứ chưa nói đến việc sản xuất, công nghiệp hay sức khoẻ. Nguồn nước sạch là có hạn và là hạn hẹp vì vậy mọi người phải biết sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả nguồn nước sạch, tuy có thể bỏ tiền ra mua nước sạch nhưng hãy dùng tiết kiệm và nghĩ đến lúc dù có tiền cũng không thể mua được nước sạch để dùng. Bên cạnh đó cần hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, nhiễm độc.
Vai trò của nguồn nước sạch đối với con người là vô cùng quan trọng và không thể thay thế được, chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ và cải thiện nguồn nước sạch. Bảo vệ nguồn nước sạch không phải việc riêng của một cá nhân, tổ chức hay đoàn thể nào mà là của chung xã hội, hãy chung tay bảo vệ nguồn nước sạch vì chính sức khoẻ, sự phát triển và tồn tại của chúng ta.
Nghị luận về vấn đề tình trạng thiếu nguồn nước sạch - Mẫu 3
Nước quan trọng là vậy, nhưng hiện nay, thế giới vẫn phải đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch và nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sạch sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác. Trung bình có khoảng 1,5 triệu trẻ em bị chết do bệnh tiêu chảy mỗi năm. Theo ước tính của WHO, cho tới nay có khoảng 130 triệu người đang phải đối mặt với việc dùng nước bị nhiễm arsenic với nồng độ cao hơn nồng độ cho phép là 10 mg/lít. Vì vậy, vai trò của nước sạch với đời sống quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp đang gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự bùng nổ dân số. Ở rất nhiều vùng và lưu vực sông, lượng nước cần dùng có thể gấp vài lần tổng lượng nước có thể cung cấp, nghĩa là chẳng những vượt quá xa ngưỡng lượng nước cần có để duy trì sinh thái mà còn không có nguồn nước tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
Những rừng xanh bạt ngàn ở Trường Sơn, Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc đang bị chặt phá để lại những núi đồi trơ trọi, xám ngắt, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất thải bừa bãi vào các thuỷ vực… đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít.
Nhận thức về giá trị của nguồn nước đối với cuộc sống của con người là một trong những ưu tiên hàng đầu vì mục tiêu phát triển bền vững của mọi quốc gia. Con người hoàn toàn có khả năng bảo đảm tài nguyên đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của mình mà không gây phương hại đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, đồng thời giảm thiểu tổn hại tới hệ thống kinh tế – xã hội và môi trường.
Do sự biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa, hiện nay nhiều nơi trên thế giới thường xuyên không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu của con người khi 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống. Vì thế, trong thế kỷ XXI, tình trạng thiếu nước đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng nhất trong các vấn đề về nước, đe dọa quá trình phát triển bền vững. Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến năm 2025, con số này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng . Ở một số quốc gia, lượng nước cho mỗi đầu người đang bị giảm đáng kể. Và mặc dù, Hội nghị về nước của Liên hợp quốc vào năm 1997 đã thống nhất, “tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, địa vị kinh tế, xã hội đều có quyền tiếp cận nước uống với số lượng và chất lượng bảo đảm cho các nhu cầu cơ bản của mình, theo đó, tiếp cận với nước uống là quyền cơ bản của con người”, song, cho đến nay, số người thiếu nước sạch vẫn không ngừng tăng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nước có thể thấy do những yếu tố sau: Một là, sự tăng nhanh của dân số thế giới. Ngày nay, theo đà tăng của dân số, lượng nước dùng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt không ngừng tăng. Theo đó, các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới ngày càng nhiều. Đó là sức ép lớn tới tài nguyên nước do khai thác quá mức phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp; tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp… gây ô nhiễm nguồn nước sạch. Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hóa. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến tình trạng di dân dưới mọi hình thức, ảnh hưởng tới sự phân bố các nguồn nước.
Hai là, môi trường sinh thái bị phá hoại do nạn chặt phá rừng, biến đổi khí hậu,… Trong nhiều năm qua, nạn chặt phá rừng bừa bãi đã gây ra những hiểm họa làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước, đất bị xói mòn, thoái hóa. Theo các chuyên gia, tốc độ nạn phá rừng hiện nay sẽ dẫn tới 2 tỷ người, tức 20% dân số thế giới bị thiếu nước vào năm 2050. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này sống tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm. Bên cạnh đó, sự nóng lên của Trái đất khiến nạn hạn hán kéo dài, tình trạng mực nước biển dâng lên, đồng nghĩa với việc cạn kiệt nguồn nước ngọt quý hiếm tại một số nơi, khu vực trên thế giới.
Ba là, sự ô nhiễm tài nguyên nước. Cùng với tốc độ phát triển đô thị hóa, các khu công nghiệp hiện đại là số lượng chất thải làm nhiễm bẩn nguồn nước ngày càng khó kiểm soát. Việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, lượng nước thải ra môi trường của các nhà máy luyện kim, nhiệt điện, hóa chất, thực phẩm, cùng với lượng nước thải do sinh hoạt… khiến nguồn nước sạch bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Bốn là, sử dụng và quản lý tài nguyên nước không hợp lý. Sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước ngày càng trầm trọng do chưa thực sự có các biện pháp quản lý tốt nguồn tài nguyên nước. Tài nguyên nước hiện vẫn chưa được công nhận giá trị đầy đủ và công tác quản lý còn lỏng lẻo. Hầu hết các quốc gia đều chưa có nhiều hệ thống giám sát thích hợp cho cả khối lượng lẫn chất lượng nước và đặc biệt là việc sử dụng nước lãng phí.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho nhân loại hiện nay là chúng ta phải làm gì để giảm thiểu tình trạng khan hiếm nước sạch? Trước hết cần phải nhận thức rõ sử dụng nguồn nước phải đi đôi với bảo vệ vì nước không phải là tài nguyên vô tận. Các cơ quan chức năng cần có nhiều hoạt động tuyên truyền chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên nước, đưa ra nhiều biện pháp nhằm kêu gọi tất cả các thành viên trong xã hội nâng cao ý thức, cùng hành động tích cực và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này. Nhà nước cần đưa ra những chính sách bảo vệ môi trường mới, những chính sách kiểm soát và xử lý ô nhiễm có tính răn đe đối với các nhà máy xí nghiệp, đầu tư xây dựng các dự án công trình xử lý nước thải; người dân phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không lạm dụng hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, không đổ rác thải bừa bãi ra sông hồ, mỗi cá nhân nên tích cực vận động, tuyên truyền để mọi người quan tâm tới tầm quan trọng của nguồn nước sạch, nâng cao ý thức trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
Bạn có thật sự muốn cho bản thân và xã hội 1 cuộc sống khỏe mạnh? Vậy hãy hành động để bảo vệ cuộc sống của chính bạn và những người xung quanh bằng cách sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nước.
Nghị luận về vấn đề tình trạng thiếu nguồn nước sạch - Mẫu 4
Cuộc sống của con người hình thành và duy trì, phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những nhân tố không thể thiếu trong số đó là nước. Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Vậy nhưng hiện nay, nhân loại đang đứng trước nguy cơ của sự diệt vong khi tình trạng thiếu nguồn nước sạch đang ngày càng phổ biến.
Sự sống được cấu thành với nhiều thành phần bao gồm thế giới tự nhiên và nhân tạo. Nước là một trong những thành tố chủ yếu nhất. Nước là một hợp chất hóa học của hai nguyên tố oxi và hidro. Nó xuất hiện từ thuở sơ khai, ngay từ những ngày đầu thế giới bắt đầu hình thành. Cho tới hôm nay, nước vẫn luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng.
Trước tiên, nước ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của chúng ta. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và nó phân phối khắp nơi trong cơ thể như: máu, cơ bắp, xương tủy, phổi… Nó đi vào cơ thể nuôi dưỡng tế bào bằng cách cung cấp chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. Đồng thời, nước chuyển hoá và tham gia các phản ứng trao đổi chất và đào thải các chất cặn bã, ổn định nhiệt độ cơ thể. Nước cho phép cơ thể giải phóng nhiệt độ khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể. Nó là thức uống không thể không có trong đời sống hàng ngày. Con người bình thường có thể nhịn ăn cả tuần nhưng không thể chịu khát được vài ngày. Mất nước, cơ thể chúng ta sẽ dần hao mòn năng lượng và trở nên suy yếu, cuối cùng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, nước còn có vai trò đặc biệt thiết yếu đối với đời sống sinh hoạt. Nước là một trong những vật chất cấu thành môi trường sống của chúng ta, chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất. Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước, các loại cây trồng, vật nuôi không thể sống được. Nước cung cấp vào hoạt động sản xuất đảm bảo an ninh lương thực cho xã hội: Nước tưới tiêu, nước làm ruộng… Nước giúp cho mọi sinh hoạt của con người như tắm, giặt, rửa, nấu, nướng… đảm bảo được chất lượng cuộc sống của mỗi con người và sức khỏe cho cộng đồng. Nước được khai thác tiềm năng thủy điện, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hành trình phát triển của loài người. Đây là nguồn năng lượng sạch và chiếm 20% lượng điện của thế giới. Giao thông đường thủy là một trong những con đường có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Nước tham gia phần lớn vào việc sản xuất ra các sản phẩm để trao đổi, mua bán trên thị trường. Trong y tế, nước là một trong những chất cần thiết được sử dụng để truyền, phục hồi sức khỏe và năng lượng cho người bệnh. Nước có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường…. Nước bốc hơi tạo ra mưa góp phần cân bằng nhiệt độ của môi trường, thúc đẩy cây cối sinh trưởng và phát triển.
Vai trò của nước đối với đời sống chỉ thực sự được nhận thức rõ ràng khi ô nhiễm nguồn nước bắt đầu xuất hiện. Ô nhiễm nguồn nước đang dần trở thành một trong những vấn đề cấp thiết mà cả xã hội quan tâm ngày nay. Khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, một lượng lớn chất thải công nghiệp chưa qua xử lý thải trực tiếp ra những sông lớn, ao hồ...gây ô nhiễm, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống xung quanh. Ô nhiễm nguồn nước có thể gây ung thư cho con người. Đã từng có một ngôi làng được phát hiện nhiễm ung thư do nguồn nước mà cả dân làng sử dụng
Trước thực trạng nguồn nước mặt và nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt như thế, con người cần có biện pháp khắc phục. Nếu không có các chính sách về việc bảo vệ và sử dụng nước hợp lý thì trong tương lai, nước sạch sẽ trở thành nguồn tài nguyên khan hiếm. Ngay cả hiện tại , có tới khoảng 20- 40% người dân sử dụng nước không đảm bảo vậy nên việc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống là không thể tránh khỏi.
Để bảo vệ nguồn nước, mỗi cá nhân cần nhận thức đầy đủ vai trò của nước đối với đời sống con người, từ đó có sự điều chỉnh hành vi. Sử dụng nước sinh hoạt tiết kiệm, đúng mục đích, không gây thất thoát nước, ngăn chặn và đề phòng những hành động gây ô nhiễm nguồn nước, tạo điều kiện tích lũy nguồn nước, chung tay thực hiện đầy đủ các luật tài nguyên nước, luật bảo vệ môi trường cùng các luật, pháp lệnh khác quy định về khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường nước bao gồm cả nước mặt và nước ngầm.
Cuộc sống sẽ không thể tiếp tục nếu chúng ta sống mà không có nước. Hiểu được vai trò và ý nghĩa to lớn của nó, chúng ta hãy cùng chung tay hành động bảo vệ nguồn nước, sử dụng hợp lý. Tất cả vì cuộc sống ngày càng tốt đẹp và luôn bền vững.
Nghị luận về vấn đề tình trạng thiếu nguồn nước sạch - Mẫu 5
Nước sạch hiện nay đang trở thành một loại tài nguyên khan hiếm, chưa đáp ứng đủ mức sống của con người - thông tin này có lẽ khiến nhiều người rất khó tin, nhưng lại thực sự đang tồn tại và diễn biến phức tạp. Bởi tuy ba phần tư Trái Đất được bao phủ bởi nước, nhưng đó là nước biển nên không thể sử dụng được. Chỉ có 2,5% trong số nước trên hành tinh này là nước ngọt và đủ sạch để sử dụng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên ngày nay, tình trạng thiếu nguồn nước sạch để sử dụng ngày càng trầm trọng hơn.
Nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp nhất chính là do sự tăng nhanh của dân số trên toàn thế giới. Mỗi năm, riêng nước ta đã có gần 1,5 triệu trẻ em được sinh ra. Nhưng nguồn nước sạch thì về cơ bản vẫn không hề thay đổi. Không chỉ vậy, dân cư ở nước ta cũng như trên thế giới còn phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố, đồng bằng và ven biển, thưa thớt ở nông thôn, miền núi. Do đó, sức ép dân cư ở các khu vực có mật độ đông đúc lên tài nguyên nước lại càng nặng nề hơn.
Bên cạnh đó, nguồn nước ngọt ít ỏi trên Trái Đất còn phải đối mặt với sự ô nhiễm nặng nề do rác thải từ sinh hoạt và sản xuất của con người. Không ít những dòng sông, con suối ứ đọng đầy rác thải, trở nên ô nhiễm đến mức tôm cá cũng không sống nổi. Dòng sông Tô Lịch tại thành phố Hà Nội chính là một ví dụ điển hình của hiện tượng này. Cùng với đó, môi trường đất cũng bị ô nhiễm nặng do hiện tượng chôn rác thải vào đất, sử dụng các chất hóa học để tưới cây và ngấm vào đất. Từ đó khiến cho mạch nước ngầm cũng bị ô nhiễm theo. Khiến nguồn nước sạch đã ít lại càng thêm ít ỏi.
Ngoài ra, hiện tượng cạn dần nguồn nước sạch còn phải kể đến những tác động đến từ các thiên tai môi trường. Trái Đất nóng lên, khiến nhiều nơi trên thế giới thiếu máu trầm trọng, dẫn đến hạn hán. Có những vùng đất từng xanh tươi nay đã dần bị sa mạc hóa. Đặc biệt với các khu vực ở gần biển, còn phải chống chọi với hiện tượng nhiễm mặn, xâm nhập mặn do băng tan ở hai cực khiến nước biển dâng lên cao. Tuy các hiện tượng đó đều do thiên nhiên gây nên, nhưng nguồn gốc của nóng lên toàn cầu cũng là do hiệu ứng nhà kính - sản phẩm của nền công nghiệp mà con người phát triển nên.
Nguyên nhân chính gây ra cạn kiệt nguồn nước sạch là con người, cho nên chính con người cũng là nạn nhân đầu tiên của hiện tượng này. Ở các thành phố lớn, các khu vực có dân cư đông đúc, việc thiếu nước sạch để ăn uống và sinh hoạt đã không còn xa lạ. Giá nước sạch ngày càng tăng cao, khiến chi tiêu của gia đình tốn kém hơn trước rất nhiều. Đã vậy, dù đồng ý bỏ ra số tiền cao để mua nước sạch, thì họ cũng phải chấp nhận việc bị cắt nước luân phiên, có khi kéo dài cả tuần liền vào mùa nóng bởi các công ty nước sạch không có đủ nguồn nước để cung cấp. Việc thiếu nước sạch không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân, mà còn gây khó khăn, cản trở cho hoạt động sản xuất. Khi không có nước sạch thì việc tưới tiêu, chế biến sản phẩm gặp khó khăn nghiêm trọng. Đặc biệt là với một nước nông nghiệp như Việt Nam ta. Mỗi khi vào mùa khô, bà con nông dân lại đau khổ trông ngóng từng trận mưa và nguồn nước ngọt ít ỏi để tưới tiêu đồng ruộng. Nhưng đó chưa phải là điều đáng buồn nhất khi thiếu nước sạch, bởi có những nơi trên thế giới, còn không có đủ nước dù chỉ để ăn uống. Theo WHO, trung bình từ 20 giây đến 1 phút, trên thế giới sẽ có một trẻ sơ sinh tử vong vì các bệnh truyền nhiễm liên quan đến tình trạng thiếu nước và môi trường sống mất vệ sinh. Cứ mười người trên toàn thế giới thì có bốn người không có đủ nước an toàn để uống, tương đương 1,6 tỷ người không có nước uống. Hàng năm có đến 3,6 triệu người chết vì các căn bệnh do nước ô nhiễm gây ra. Những con số đó đã phần nào lột tả được tính nghiêm trọng của hiện tượng thiếu nguồn nước sạch trên thế giới hiện nay.
Do đó, chúng ta cần phải có những hành động thiết thực ngay từ hôm nay để ngăn cản và đẩy lùi hiện tượng này. Trước hết, chúng ta cần tiết kiệm khi sử dụng nguồn tài nguyên nước sạch, tránh lãng phí. Thứ hai, chúng ta cần biết bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn tài nguyên đất và nước để tránh gây ô nhiễm lên các nguồn nước ngọt trên đất liền. Thứ ba, cần phải có những biện pháp phù hợp để phân bố dân cư đồng đều ở các khu vực trên toàn quốc, tránh tập trung dân cư quá đông ở một khu vực, giúp giảm gánh nặng về tài nguyên nước ở khu vực đó. Để làm được những điều trên, chúng ta cần sự chung tay góp sức của tất cả mọi người trên thế giới. Mỗi người đều cần nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân về việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Không nên ỷ lại và lảng tránh trách nhiệm đó của bản thân mình. Các tổ chức lớn, những người có sự ảnh hưởng lại cần phải nỗ lực và tiên phong hơn trong công cuộc này để lan tỏa ý thức bảo vệ nguồn nước sạch đến tất cả mọi người.
Em tin rằng, chỉ cần tất cả mọi người cùng đồng sức đồng lòng, thì vấn đề khan hiếm nguồn nước sạch sẽ sớm được giải quyết và kiểm soát. Cuộc sống của con người trên Trái Đất sẽ được đầy đủ và thoải mái hơn, không còn nỗi sợ thiếu nước nữa.
Nghị luận về vấn đề tình trạng thiếu nguồn nước sạch - Mẫu 6
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người hay bất kì sinh vật sống nào trên trái đất. Đây là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá.
Nước cần cho mọi sự sống và phát triển. Nước vừa là môi trường, nhưng nó cũng chính là nguồn sống. Nước vừa mang theo vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Nhưng cũng chính là đầu vào, là nguyên liệu trong các hoạt động sản xuất, nông nghiệp. Nói một cách dễ hiểu, nếu không có nước sẽ có sự sống. Đối với cơ thể con người nước chiếm 70% ở lúc sơ sinh và giảm xuống còn 60% khi trưởng thành,85% khối lượng bộ não được cấu tạo từ nước. Trong cơ thể nước đóng vai trò là dung môi cho những phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra. Nước vận chuyển những nguyên tố dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể. Điều hòa thân nhiệt bằng tuyến mồ hôi…Con người vẫn có thể sống sót nếu nhịn ăn 2 tháng, nhưng không thể tồn tại được nếu thiếu nước khoảng 3, 4 ngày. Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng nước chiếm 3/4 diện tích trái đất nên không phải lo lắng về việc thiếu nước. Nhưng 3/4 hay 75% nước đó lại chứa tới 97% là nước mặn ở các đại dương, cái mà chúng ta không thể sử dụng được cho những mục đích hàng ngày được. Chỉ còn 0.3% trong tổng số lượng nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt của mình.
Trong khi dân số ngày càng tăng, nguồn nước lại ngày càng giảm thì việc tìm đến một giải phải tái xử lý, sử dụng nguồn nước ô nhiễm là một phương pháp cần thiết. Ngày nay chúng ta cũng đang dần từng bước trong việc phát triển những hệ thống xử lý và tái tạo nguồn nước ô nhiễm để phục vụ cho việc sinh hoạt.
Trong tương lai rất có thể chúng ta sẽ có những thiết bị tái chế nước với hiệu quả cao và giá thành rẻ, nhưng trước mắt việc mà mỗi người chúng ta có thể làm được đó là hãy sử dụng nước một cách phù hợp tránh lãng phí và có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
Nghị luận về vấn đề tình trạng thiếu nguồn nước sạch - Mẫu 7
Chiếm 60 - 70% trọng lượng cơ thể. Chiếm 92% tổng khối lượng máu. Nếu thiếu có thể gây rối loạn sự sống và dẫn đến tử vong trong vòng 24h.
Các bạn có đoán được những thông tin này nói về cái gì không? Đó là 1 trong vài con số rất tổng quát liên quan đến hàm lượng nước trong cơ thể con người. Con người có thể nhịn ăn trong 1 tuần nhưng liệu rằng cũng trong 1 tuần chúng ta có thể nhịn uống nước?
Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người, vấn đề về nước đang là 1 điều đáng quan tâm hiện nay. Vậy nước là gì? Cũng giống như không khí nước là một thành phần thiết yếu để duy trì cuộc sống. Con người, cây cối thú vật đều cần nước để tồn tại. Nước là 1 hợp chất bao gồm hidro và oxi, nước tinh khiết không màu không mùi không vị, chúng tồn tại ở 3 thể rắn, lỏng, khí. Trên 70% diện tích bề mặt trái đất là nước khoảng 97% lượng nước trên tồn tại ở các đại dương. Nước có vai trò rất quan trọng đối với chúng ta. Nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất, một dung môi cho nhiều chất hòa tan của cơ thể. Nguồn nước sạch cung cấp cho cơ thể để duy trì sự sống, vậy nên con người không thể sống mà không có nước. Nước cần cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động du lịch cũng gắn chặt với nguồn nước. Thiếu nước, đất đai khô cằn, cây cối, muôn vật cũng không thể tồn tại phát triển.
Theo 1 thống kê đăng trên báo Nhân dân, người ta đã tính được những phép tính đơn giản rằng: Để có 1 tấn ngũ cốc cần phải sử dụng 1000 tấn nước, để có 1 tấn khoai tây cần từ 500 đến 1500 tấn nước, để có 1 tấn thịt gà ít nhất cũng phải dùng tới 3500 tấn nước, còn để có 1 tấn thịt bò thì lượng nước cần sử dụng còn ghê gớm hơn, từ 15000 đến 70000 tấn. Vai trò của nước sạch còn vô cùng quan trọng đối với môi trường sinh thái của chúng ta. Chúng duy trì sự cân bằng của bầu khí quyển đem lại cho con người môi trường sống trong lành. Nhưng đáng tiếc hiện nay, trong thời kì công nghiệp hóa, cùng với sự phát triển của các trung tâm kinh tế đô thị, các nhà máy, khu công nghiệp, kéo theo nguồn nước sạch cũng ngày ngày bị đe dọa. Theo 1 thống kê sơ bộ của cơ quan chức năng, trong phạm vi lưu vực sông Nhuệ - Đáy (sông Nhuệ và sông Đáy đi qua 5 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) có khoảng 700 nguồn thải công nghiệp, làng nghề, bệnh viện và sinh hoạt. Hầu như tất cả các nguồn thải đều tập trung đổ vào sông Nhuệ, sông Đáy mà không qua hệ thống xử lý nước thải nào. Dư luận đã vô cùng bức xúc vụ việc vào tháng 9/2008 vừa qua, công ty Vedan bị bắt quả tang xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải qua hệ thống những đường hầm bí mật, khiến dòng sông bị ô nhiễm nặng nề. Đó là 1 trong những trường hợp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam. Hay dòng sông Tô Lịch nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội trong tình trạng nước đen kịt, bốc mùi do rác, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp xả trực tiếp ra sông, ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người dân 2 bên bờ sông, gây mất mỹ quan đô thị.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia "Sông Tô Lịch là một sông cổ của tứ giác nước Thăng Long. Ngày trước, hai bên bờ sông buôn bán tấp nập. Từ khi bị lấp, sông chỉ là một dòng thoát nước thải của thành phố, bị ô nhiễm nặng. Từ cuối những năm 1990, Tô Lịch bắt đầu được nạo vét đáy sông, kè bờ, để làm sách và chống lấn chiếm.Sau trận lụt lịch sử hồi đầu tháng 11 năm 2008, người dân ở Hà Nội đã được chứng kiến nước sông Tô Lịch "trong vắt" như xưa. Khi đó, sông Tô Lịch bị nước mưa làm loãng bớt bùn, dâng cao hàng mét, cuồn cuộn chảy và có cả cá bơi! Trận lụt đó đã làm sông Tô Lịch sạch sẽ trở lại chỉ trong vòng vài tuần lễ.Vào năm 2009, Hà Nội đã có đề án dùng nước Sông Hồng rửa sông Tô Lịch. Đề án này được coi như "tiểu đề án" đầu tiên thực hiện việc xử lý 3 vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc nhất trên địa bàn".
Không chỉ nguồn nước sạch ở đồng bằng mà ở trên vùng núi Người Cốc Phương, Bản Lầu sinh sống dọc sông Nậm Thi, nước sông giờ chỉ còn chưa đến nửa ống chân, nhiều đoạn trơ đáy. Thuốc bảo vệ thực vật bị rửa trôi xuống từ nương dứa khiến dòng sông dù nhìn vẫn trong nhưng đã cực kì ô nhiễm, cá chết nổi lềnh phềnh, tắm rửa là bị mẩn ngứa. Suối khe cũng cạn kiệt vì không có rừng. Nguồn nước thực sự có vai trò rất lớn tới đa dạng sinh học, mà con người không ý thức tới sự nguy hiểm đó, dẫn đến thực trạng nguồn nước như hiện nay. Ở nước ta, tình trạng khan hiếm nước ngọt diễn ra ở nhiều nơi, nông thôn, thành thị (vd: tp Hồ Chí Minh) và đặc biệt là các vùng núi cao. Đến mùa hè nóng nực khi nhu cầu sử dụng nước tăng cao, nguồn nước sạch không đủ, người dân phải chịu mua nước sinh hoạt với giá đắt đỏ.
Nguồn nước ngọt trên thế giới có nguy cơ cạn kiệt dần cùng với tình trạng gia tăng dân số, lũ lụt, hạn hán và đặc biệt là quá trình hâm nóng khí quyển. 3/4 diện tích trên bề mặt trái đất là nước, nhưng 80% là nước mặn, lượng nước ngọt chủ yếu tập trung ở Bắc cực và Nam cực trong các khối băng khổng lồ, chiếm tỉ lệ rất nhỏ là nước sạch ở ao hồ sông suối và mạch nước ngầm... Đây là nguồn nước cho con người sử dụng nhưng trên thực tế, hầu hết các con sông đều bị ô nhiễm bởi hóa chất và rác thải trở thành "những dòng sông chết" hay "những dòng sông hấp hối".
Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) ước tính, vào năm 2025 1,8 tỉ người sẽ sống ở những khu vực "hoàn toàn thiếu nước" và 2/3 dân số thế giới có thể chịu hoàn cảnh "bị căng thẳng về nước". Còn hiện 1 tỉ người trên thế giới đang bị ám ảnh về sự khan hiếm nước và mỗi ngày có tới 4.000 trẻ em bị chết vì dùng nước không đảm bảo vệ sinh. Theo thống kê của các nhà khoa học nhu cầu về nước trên toàn thế giới sẽ tăng khoảng 45% trong khi nguồn nước sạch thì lại đang dần cạn kiệt. Dự báo đến trước năm 2030, có khoảng 60 quốc gia lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Ý thức của con người đối với việc bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước sạch, sự gia tăng của các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất tỉ lệ thuận với sự ô nhiễm nguồn nước sạch. Chế tài xử lý của nhà nước chưa đủ mạnh để răn đe các hành vi gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.
Thiếu nước sạch đe dọa sự sống của con người và các sinh vật khác trên trái đất, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, hàng loạt các bệnh hiểm nghèo, sự gia tăng của các làng ung thư, dịch bệnh về mắt, tiêu hóa, hô hấp. Thiếu nước sạch còn dẫn tới nguy cơ chiến tranh giữa các quốc gia để tranh chấp nguồn nước sạch. Thảm thực vật hệ sinh thái cũng sẽ dần mất đi nếu thiếu nước.
Vậy trước những hậu quả đáng sợ trên chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Trước hết cần phải nhận thức rõ sử dụng nguồn nước phải đi đôi với bảo vệ vì nước không phải là tài nguyên vô tận. Các cơ quan chức năng cần có nhiều hoạt động tuyên truyền chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên nước, đưa ra nhiều biện pháp nhằm kêu gọi tất cả các thành viên trong xã hội nâng cao ý thức, cùng hành động tích cực và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này. Nhà nước cần đưa ra những chính sách bảo vệ môi trường mới, những chính sách kiểm soát và xử lý ô nhiễm có tính răn đe đối với các nhà máy xí nghiệp, đầu tư xây dựng các dự án công trình xử lý nước thải; người dân phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không lạm dụng hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, không đổ rác thải bừa bãi ra sông hồ, mỗi cá nhân nên tích cực vận động, tuyên truyền để mọi người quan tâm tới tầm quan trọng của nguồn nước sạch, nâng cao ý thức trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
Bạn có thật sự muốn cho bản thân và xã hội 1 cuộc sống khỏe mạnh? Vậy hãy hành động để bảo vệ cuộc sống của chính bạn và những người xung quanh bằng cách sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nước.
Nghị luận về vấn đề tình trạng thiếu nguồn nước sạch - Mẫu 8
"Hơn bảy mươi phần trăm cơ thể bạn là nước" - đó không còn là lời quảng cáo cho một hãng nước khoáng nào nữa, giờ đây nó trở thành lời cảnh báo cho con người về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống. Đặc biệt trong thực tế, nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn như hiện nay.
Nhắc đến nước sạch, ta nhắc đến những nguồn nước ngầm được đưa lên mặt đất (nước máy, nước giếng), hay nước mưa...Những nguồn nước này được sử dụng cho sinh hoạt của con người: Ăn uống, tắm giặt..., cho sản xuất mà không gây hại cho sức khỏe.
Con người có thể nhịn ăn cả tuần nhưng khó có thể nhịn uống một vài ngày. Nhận định lấy phần nào thể hiện được vai trò của nước sạch đối với đời sống. Không chỉ vậy, nhắc đến nước sạch, ta còn nhắc đến một phần tất yếu không thể thiếu trong nhiều mặt của cuộc sống.
Nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước để uống, nước để rửa thực phẩm, chế biến thực phẩm, nước để tắm rửa, để lau dọn... Cơ thể người có đến hơn 70% là nước. Như vậy, nước chiếm một vai trò rất lớn đối với sự sống con người: Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, nước vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, nước thanh lọc thận... Không có nước sạch, rau củ quả, thịt cá cũng không được rửa sạch, khi đó con người cũng không được dùng chúng một cách ngon lành. Không có nước sạch, thực phẩm rất khó được chế biến, lúc đó biết đâu ta sẽ phải ăn sống hoặc ăn toàn đồ cháy? Có ai đó nói rằng: Nước là thứ duy nhất trên cõi đời này trong sạch. Nước trong sạch trước hết bởi chính bản thân chúng trong sạch và còn bởi nước làm trong sạch nhiều thứ. Nước để giặt giũ, nước để lau dọn, để thanh lọc...Hãy thử tưởng tượng, nước bao trùm lên mọi thứ vì lí do này hay vì lí do khác kể cả con người, khi ấy nếu nước vẫn bẩn thì mọi thứ cũng theo đó mà ô nhiễm, tanh hôi...
Nước sạch còn là yếu tố không thể thiếu để sản xuất. Nước để tưới tiêu cho nông nghiệp. Nước để giảm nhiệt máy cho công nghiệp nặng, nước để làm sạch nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ...Nước sạch là một tài nguyên không thể thiếu cho sự duy trì và phát triển kinh tế.
Vai trò của nước to lớn là vậy nhưng tiếc thay, nước sạch lại không phải là tài nguyên vô tận. Càng đáng tiếc hơn là khi con người không bảo vệ được nước sạch vì thế mà nguồn nước sạch đang dần dần vơi cạn.
Thực tế cho thấy các mạch nước ngầm đang giảm dần. Để có được nước sạch, giếng phải đào sâu hơn vào lòng đất, có nơi sâu đến vài chục mét mà vẫn vô vọng. Lưu lượng các con sông cũng giảm dần. Ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, sông Hồng, sông Đuống...hay rơi vào tình trạng "sông cạn", mực nước xuống thấp dưới mức báo động làm tàu thuyền không thể lưu thông...Đó là chưa nói đến tình trạng nước sạch bị ô nhiễm, váy bẩn. Rác thải sinh hoạt khiến những dòng sông đổi màu nhanh chóng. Chất độc hoá học làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Đó là chưa nhắc đến tình trạng lãng phí nước sạch ở nhiều gia đình, nhiều cá nhân.
Bởi sự phụ thuộc của sự sống con người, của sản xuất đối với nước sạch, khi nước sạch dần vơi cạn, đời sống con người cũng phải lên tiếng kêu cứu.
Đâu cứ phải châu Phi nóng bức, sa mạc trải dài mới thiếu nước sạch. Ngay giữa lòng thành phố của nhiều quốc gia tình trạng thiếu nước cũng vẫn là vấn đề căng thẳng, nhức nhối. Hà Nội là một ví dụ sinh động, tiêu biểu cho điều đó. Những con sông ô nhiễm nặng nề như một mầm bệnh nguy hiểm nằm im chờ dịp bùng phát bệnh tật. Những làng "ung thư", làng "u bệnh" xuất hiện trong vài năm trở lại đây là hậu quả của những mạch nước ngầm bị nhiễm độc. Rồi mùa màng bị tàn phá, kim loại bị ăn mòn...đó là hậu quả của những cơn mưa axit độc hại...
Nước sạch đang dần vơi cạn, thực tế đó như một hiểm họa đe dọa sự sống toàn nhân loại. Trái đất tự ép mình, co rúm. méo mó, ép hoài, ép hoài mới cho ra vài giọt nước hiếm hoi mỏng manh...Vài giọt ấy sao có thể ban phát sự sống cho mấy tỷ con người vẫn đang tiếp tục gia tăng?
Con người phải hành động để giữ gìn, bảo vệ nước sạch và cũng là bảo vệ chính con người. Tiết kiệm nguồn nước sạch hiện có là biện pháp trước mắt. Nhưng về lâu dài, chúng ta phải biết giữ vệ sinh; rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp phải được thu gom xử lí. Bên cạnh đó bảo vệ rừng cũng là cách để thanh lọc nguồn nước bị ô nhiễm, từ đó cải hoá nước mưa axit, các nguồn nước bị ô nhiễm.
Bên cạnh nước sạch, không khí, rừng... cũng là những tài nguyên vô giá thiên nhiên ban tặng cho sự sống. Song, trước thực tế đang ngày càng vơi cạn, dần bị ô nhiễm của các loại tài nguyên, con người cần gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh lẫn nhau để cùng bảo vệ sự sống.
Nghị luận về vấn đề tình trạng thiếu nguồn nước sạch - Mẫu 9
Nước quan trọng là vậy, nhưng hiện nay, thế giới vẫn phải đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch và nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sạch sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác.Trung bình có khoảng 1,5 triệu trẻ em bị chết do bệnh tiêu chảy mỗi năm. Theo ước tính của WHO, cho tới nay có khoảng 130 triệu người đang phải đối mặt với việc dùng nước bị nhiễm arsenic với nồng độ cao hơn nồng độ cho phép là 10 mg/lít. Vì vậy, vai trò của nước sạch với đời sống quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp đang gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự bùng nổ dân số. Theo kết quả đánh giá năm 1999 có 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất 75% là tổng lượng nước cần dùng của cả nước. Con số này tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào năm 2010. Đạt 41 km3 (chiếm 89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 km3 (năm 1990) và 60 km3 năm 2000 (chiếm 85%) là tổng lượng nước dùng để tưới cho cây trồng, con số này chiếm tỉ lệ khá cao. Lượng nước dùng cho nông nghiệp vào mùa cạn là rất lớn. Tổng lượng nước cần sử dụng trong mùa cạn năm 2000 đạt tới 70,7 km3, chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong mùa cạn hay 51% tổng lượng dòng chảy mùa cạn tương ứng với tần suất 75%.
Ở rất nhiều vùng và lưu vực sông, lượng nước cần dùng có thể gấp vài lần tổng lượng nước có thể cung cấp, nghĩa là chẳng những vượt quá xa ngưỡng lượng nước cần có để duy trì sinh thái mà còn không có nguồn nước tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Như trên đã nêu, sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng.
Những rừng xanh bạt ngàn ở Trường Sơn, Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc đang bị chặt phá để lại những núi đồi trơ trọi, xám ngắt, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất thải bừa bãi vào các thuỷ vực… đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít.
Nhận thức về giá trị của nguồn nước đối với cuộc sống của con người là một trong những ưu tiên hàng đầu vì mục tiêu phát triển bền vững của mọi quốc gia. Con người hoàn toàn có khả năng bảo đảm tài nguyên đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của mình mà không gây phương hại đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, đồng thời giảm thiểu tổn hại tới hệ thống kinh tế – xã hội và môi trường. Trong số các nguồn tài nguyên, nước là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và mọi hoạt động của con người trên hành tinh. Việc đáp ứng nhu cầu về nước bảo đảm cả về chất lượng và số lượng là một điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững.
Kể từ đầu thế kỷ XX, lượng nước tiêu thụ toàn cầu tăng 7 lần, chủ yếu do sự gia tăng dân số và nhu cầu về nước của từng cá nhân. Cùng với sự gia tăng dân số và khát vọng cải thiện cuộc sống của mỗi quốc gia và của từng cá nhân thì nhu cầu về nước ngày một tăng. Vì vậy, việc bảo đảm cung cấp nước đáp ứng về chất lượng cho toàn bộ dân số toàn cầu và bảo tồn các hệ sinh thái vẫn còn nhiều thách thức.
Do sự biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa, hiện nay nhiều nơi trên thế giới thường xuyên không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu của con người khi 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống. Vì thế, trong thế kỷ XXI, tình trạng thiếu nước đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng nhất trong các vấn đề về nước, đe dọa quá trình phát triển bền vững. Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến năm 2025, con số này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng . Ở một số quốc gia, lượng nước cho mỗi đầu người đang bị giảm đáng kể. Và mặc dù, Hội nghị về nước của Liên hợp quốc vào năm 1997 đã thống nhất, “tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, địa vị kinh tế, xã hội đều có quyền tiếp cận nước uống với số lượng và chất lượng bảo đảm cho các nhu cầu cơ bản của mình, theo đó, tiếp cận với nước uống là quyền cơ bản của con người”, song, cho đến nay, số người thiếu nước sạch vẫn không ngừng tăng. Tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) diễn ra tại Pari (Pháp) tháng 12-2015, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách phát triển bền vững Lau-ra Tuốc cảnh báo, chỉ tính riêng trong vòng 35 năm tới sẽ có 40% dân số toàn cầu phải sống trong những quốc gia khan hiếm nước sạch, cao hơn nhiều so với 28% hiện nay.
Hội đồng Năng lượng Thế giới (WEB) dự báo đến năm 2030, lượng nước trên toàn cầu giảm đến 40%. Lượng nước sụt giảm tác động lớn đến sinh hoạt, sản xuất lương thực, vệ sinh và sức khỏe cộng đồng, cũng như 98% hoạt động sản xuất điện năng trên toàn cầu. Theo WEC, mối liên hệ năng lượng – nước – lương thực cho thấy “một rủi ro mang tính hệ thống”, có nguy cơ dẫn đến tác động mạnh mẽ đến nguồn cung và nhu cầu năng lượng trong nhiều năm tới .
Còn theo báo cáo của Liên hợp quốc, đến năm 2030, nhu cầu về nước của thế giới sẽ tăng thêm 40% và nhu cầu năng lượng sẽ tăng thêm 50% so với hiện tại. Nguồn tài nguyên nước sẽ tiếp tục phải chịu sức ép của các yếu tố như tăng dân số, ô nhiễm môi trường, tình trạng biến đổi khí hậu (nắng nóng, hạn hán, lũ lụt). Hiện nay, trên toàn thế giới, có khoảng 770 triệu người không tiếp cận được với nước sạch; con số này sẽ tăng lên tại các khu vực như Bắc Mỹ, Trung Đông, Tây Nam Á, châu Á nói chung (4). Bên cạnh đó, các rủi ro lớn đang hiện hữu đối với các con sông lớn có vai trò chiến lược của thế giới, như sông Bra-ma-pu-ta ở Tây Nam Á; sông A-mu Đa-ri-a ở Trung Á; sông Nin và lưỡng hà Tigris Ưu-phát ở Trung Đông và sông Mê Công ở khu vực Đông Nam Á.
Ủy ban Nghiên cứu về nguồn nước của Nam Phi (WRC) cũng chỉ ra rằng, mực nước ngầm tự nhiên tại Nam Phi và một số nước khác ở châu Phi đang ngày càng giảm đi vì bị khai thác quá mức, dẫn đến nguy cơ nhiễm mặn và ô nhiễm nặng. WRC cảnh báo, Nam Phi sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng nước nghiêm trọng vào năm 2026 nếu tiếp tục sử dụng tùy tiện nguồn nước như hiện nay. Đó là chưa tính đến nguy cơ nguồn nước ngầm bị ô nhiễm chì, thạch tín và một số độc tố khác do hoạt động của ngành khai thác mỏ trong hàng trăm năm qua .
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nước có thể thấy do những yếu tố sau: Một là, sự tăng nhanh của dân số thế giới. Ngày nay, theo đà tăng của dân số, lượng nước dùng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt không ngừng tăng. Theo đó, các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới ngày càng nhiều. Đó là sức ép lớn tới tài nguyên nước do khai thác quá mức phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp; tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp… gây ô nhiễm nguồn nước sạch. Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hóa. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến tình trạng di dân dưới mọi hình thức, ảnh hưởng tới sự phân bố các nguồn nước.
Hai là, môi trường sinh thái bị phá hoại do nạn chặt phá rừng, biến đổi khí hậu,… Trong nhiều năm qua, nạn chặt phá rừng bừa bãi đã gây ra những hiểm họa làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước, đất bị xói mòn, thoái hóa. Theo các chuyên gia, tốc độ nạn phá rừng hiện nay sẽ dẫn tới 2 tỷ người, tức 20% dân số thế giới bị thiếu nước vào năm 2050. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này sống tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm (6). Bên cạnh đó, sự nóng lên của Trái đất khiến nạn hạn hán kéo dài, tình trạng mực nước biển dâng lên, đồng nghĩa với việc cạn kiệt nguồn nước ngọt quý hiếm tại một số nơi, khu vực trên thế giới.
Ba là, sự ô nhiễm tài nguyên nước. Cùng với tốc độ phát triển đô thị hóa, các khu công nghiệp hiện đại là số lượng chất thải làm nhiễm bẩn nguồn nước ngày càng khó kiểm soát. Việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, lượng nước thải ra môi trường của các nhà máy luyện kim, nhiệt điện, hóa chất, thực phẩm, cùng với lượng nước thải do sinh hoạt… khiến nguồn nước sạch bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Bốn là, sử dụng và quản lý tài nguyên nước không hợp lý. Sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước ngày càng trầm trọng do chưa thực sự có các biện pháp quản lý tốt nguồn tài nguyên nước. Tài nguyên nước hiện vẫn chưa được công nhận giá trị đầy đủ và công tác quản lý còn lỏng lẻo. Hầu hết các quốc gia đều chưa có nhiều hệ thống giám sát thích hợp cho cả khối lượng lẫn chất lượng nước và đặc biệt là việc sử dụng nước lãng phí.
Những nguyên nhân trên đã gây ra tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, dẫn theo đó là những hệ lụy không nhỏ đối với đời sống của con người. Theo dự đoán, các nguồn cung nước ngọt hiện nay sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu của toàn cầu vào năm 2040, khiến xảy ra nguy cơ gây bất ổn định chính trị, làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế và đe dọa các thị trường lương thực thế giới. Khả năng sản xuất lương thực và năng lượng của các khu vực gồm Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi được dự báo sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn liên quan tới nguồn nước ngọt.
Đây là câu hỏi mà nhiều người phải đau đầu suy nghĩ. Chúng tôi có giải pháp tối ưu cho bạn. Thiết bị lọc nước Sonaki được phân phối bởi công ty Hako Unity không những mang lại nguồn nước sạch cho bạn mà còn phù hợp với túi tiền, thiết kế nhỏ gọn và sang trọng. Nếu bạn quan tâm hãy tham khảo một số sản phẩm bên dưới. "Hơn bảy mươi phần trăm cơ thể bạn là nước" - đó không còn là lời quảng cáo cho một hãng nước khoáng nào nữa, giờ đây nó trở thành lời cảnh báo cho con người về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống. Đặc biệt trong thực tế, nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn như hiện nay.
Nhắc đến nước sạch, ta nhắc đến những nguồn nước ngầm được đưa lên mặt đất (nước máy, nước giếng), hay nước mưa...Những nguồn nước này được sử dụng cho sinh hoạt của con người: Ăn uống, tắm giặt..., cho sản xuất mà không gây hại cho sức khỏe. Con người có thể nhịn ăn cả tuần nhưng khó có thể nhịn uống một vài ngày. Nhận định lấy phần nào thể hiện được vai trò của nước sạch đối với đời sống. Không chỉ vậy, nhắc đến nước sạch, ta còn nhắc đến một phần tất yếu không thể thiếu trong nhiều mặt của cuộc sống.
Nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước để uống, nước để rửa thực phẩm, chế biến thực phẩm, nước để tắm rửa, để lau dọn... Cơ thể người có đến hơn 70% là nước. Như vậy, nước chiếm một vai trò rất lớn đối với sự sống con người: Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, nước vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, nước thanh lọc thận... Không có nước sạch, rau củ quả, thịt cá cũng không được rửa sạch, khi đó con người cũng không được dùng chúng một cách ngon lành.
Không có nước sạch, thực phẩm rất khó được chế biến, lúc đó biết đâu ta sẽ phải ăn sống hoặc ăn toàn đồ cháy? Có ai đó nói rằng: Nước là thứ duy nhất trên cõi đời này trong sạch. Nước trong sạch trước hết bởi chính bản thân chúng trong sạch và còn bởi nước làm trong sạch nhiều thứ. Nước để giặt giũ, nước để lau dọn, để thanh lọc...Hãy thử tưởng tượng, nước bao trùm lên mọi thứ vì lí do này hay vì lí do khác kể cả con người, khi ấy nếu nước vẫn bẩn thì mọi thứ cũng theo đó mà ô nhiễm, tanh hôi...
Nước sạch còn là yếu tố không thể thiếu để sản xuất. Nước để tưới tiêu cho nông nghiệp. Nước để giảm nhiệt máy cho công nghiệp nặng, nước để làm sạch nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ...Nước sạch là một tài nguyên không thể thiếu cho sự duy trì và phát triển kinh tế. Vai trò của nước to lớn là vậy nhưng tiếc thay, nước sạch lại không phải là tài nguyên vô tận. Càng đáng tiếc hơn là khi con người không bảo vệ được nước sạch vì thế mà nguồn nước sạch đang dần dần vơi cạn.
Thực tế cho thấy các mạch nước ngầm đang giảm dần. Để có được nước sạch, giếng phải đào sâu hơn vào lòng đất, có nơi sâu đến vài chục mét mà vẫn vô vọng. Lưu lượng các con sông cũng giảm dần. Ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, sông Hồng, sông Đuống... hay rơi vào tình trạng "sông cạn", mực nước xuống thấp dưới mức báo động làm tàu thuyền không thể lưu thông... Đó là chưa nói đến tình trạng nước sạch bị ô nhiễm, váy bẩn. Rác thải sinh hoạt khiến những dòng sông đổi màu nhanh chóng. Chất độc hoá học làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Đó là chưa nhắc đến tình trạng lãng phí nước sạch ở nhiều gia đình, nhiều cá nhân.
Bởi sự phụ thuộc của sự sống con người, của sản xuất đối với nước sạch, khi nước sạch dần vơi cạn, đời sống con người cũng phải lên tiếng kêu cứu. Đâu cứ phải châu Phi nóng bức, sa mạc trải dài mới thiếu nước sạch. Ngay giữa lòng thành phố của nhiều quốc gia tình trạng thiếu nước cũng vẫn là vấn đề căng thẳng, nhức nhối. Hà Nội là một ví dụ sinh động, tiêu biểu cho điều đó. Những con sông ô nhiễm nặng nề như một mầm bệnh nguy hiểm nằm im chờ dịp bùng phát bệnh tật. Những làng "ung thư", làng "u bệnh" xuất hiện trong vài năm trở lại đây là hậu quả của những mạch nước ngầm bị nhiễm độc. Rồi mùa màng bị tàn phá, kim loại bị ăn mòn...đó là hậu quả của những cơn mưa axit độc hại...
Nước sạch đang dần vơi cạn, thực tế đó như một hiểm họa đe dọa sự sống toàn nhân loại. Trái đất tự ép mình, co rúm. méo mó, ép hoài, ép hoài mới cho ra vài giọt nước hiếm hoi mỏng manh...Vài giọt ấy sao có thể ban phát sự sống cho mấy tỷ con người vẫn đang tiếp tục gia tăng? Con người phải hành động để giữ gìn, bảo vệ nước sạch và cũng là bảo vệ chính con người. Tiết kiệm nguồn nước sạch hiện có là biện pháp trước mắt. Nhưng về lâu dài, chúng ta phải biết giữ vệ sinh; rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp phải được thu gom xử lí. Bên cạnh đó bảo vệ rừng cũng là cách để thanh lọc nguồn nước bị ô nhiễm, từ đó cải hoá nước mưa axit, các nguồn nước bị ô nhiễm.
Bên cạnh nước sạch, không khí, rừng... cũng là những tài nguyên vô giá thiên nhiên ban tặng cho sự sống. Song, trước thực tế đang ngày càng vơi cạn, dần bị ô nhiễm của các loại tài nguyên, con người cần gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh lẫn nhau để cùng bảo vệ sự sống.
Nghị luận về vấn đề tình trạng thiếu nguồn nước sạch - Mẫu 10
Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với nước và sử dụng nước cho những mục đích khác nhau nhưng có lẽ không phải ai cũng hiểu được hết tầm quan trọng, cũng như vai trò của nước đối với sự sống con người nói riêng và sự sống trên hành tinh nói chung. Vậy nước có những vai trò quan trọng như thế nào?
Đối với cơ thể con người nước chiếm 70% ở lúc sơ sinh và giảm xuống còn 60% khi trưởng thành,85% khối lượng bộ não được cấu tạo từ nước. Trong cơ thể nước đóng vai trò là dung môi cho những phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra. Nước vận chuyển những nguyên tố dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể. Điều hòa thân nhiệt bằng tuyến mồ hôi…
Con người vẫn có thể sống sót nếu nhịn ăn 2 tháng, nhưng không thể tồn tại được nếu thiếu nước khoảng 3-4 ngày. Nếu cơ thể mất đi 2% lượng nước thì khả năng làm việc sẽ giảm đi 20%. Nếu mất đi 10% lượng nước thì cơ thể sẽ tự đầu độc và nếu mất 21% lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó cơ thể luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo sự hoạt động ổn định của mình. Nhưng việc uống nhiều nước quá cũng không phải là tốt vì khi đó thận sẽ phải làm việc quá tải và nếu tình trạng diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Chắc hẳn cuộc sống của chúng ta sẽ bị đảo lộn rất nhiều nếu bị mất nước trong một thời gian. Đa số hoạt động sinh hoạt hàng ngày của chúng ta đều gắn liền với nước. Từ việc nấu nướng, tắm giặt, vệ sinh đều cần đến nước. Hãy tưởng tượng xem một ngày nào đó lượng nước không đủ dùng cho mỗi người hoặc nước không còn được sạch nữa thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nhỉ.
Đối với đa số nước tồn tại trên hành tinh là một điều hiển nhiên bởi vì nó cần thiết cho hoạt động sống của tất cả các sinh vật. Nhưng ngoài ra nước trên hành tinh còn có một nhiệm vụ khác rất quan trọng đó là điều hòa nhiệt độ của trái đất. Bởi nước là một chất lỏng có nhiệt dung riêng rất lớn vào khoảng 4200j/kg.K. Tức là để đun nóng 1 kg nước lên 1 độ thì phải cần phải cung cấp 4200J. Do đó năng lượng mặt trời chiếu đến hành tinh của chúng ta là rất lớn nhưng nhiệt độ của trái đất luôn được duy trì để đảm bảo sự sống.
Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng nước chiếm 3/4 diện tích trái đất cơ mà. Sao chúng ta lại phải lo thiếu nước? Nhưng các bạn có biết rằng 3/4 hay 75% nước đó lại chứa tới 97% là nước mặn ở các đại dương, cái mà chúng ta không thể sử dụng được cho những mục đích hàng ngày được. Đó là chưa kể đến 99.7% trong số 3% nước ngọt lại tồn tại ở dạng băng đá và tuyết. Vậy chỉ còn 0.3% trong tổng số 3/4 kia là nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt của mình được. Quá là ít phải không nào?
Mặc dù lượng nước ngọt ít là vậy nhưng hàng ngày chúng ta vẫn đang luôn làm cho nó ít hơn bằng sự vô tâm trong cách sử dụng nước một cách hoang phí và làm ô nhiễm nguồn nước.
Hiện nay công nghiệp phát triển kéo theo đó là việc thải ra môi trường một lượng lớn nước thải. Nếu lượng nước thải này không được xử lý một cách bài bản thì việc ô nhiễm nguồn nước là điều khó tránh khỏi. Báo chí đã phanh phui rất nhiều những doanh nghiệp vì không muốn bỏ ra một số tiền lớn xử lý nước thải đã cố tình che dấu việc thải trực tiếp nước sau sản xuất ra tự nhiên. Điều này sẽ dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước xung quanh và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh đó.
Theo như dự đoán của những nhà phân tích thì trong tương lai nước sạch sẽ là một nguồn tài nguyên quý hiếm không khác gì dầu mỏ ở những thập kỷ trước và thậm trí nước còn có tầm quan trọng hơn rất nhiều. Dầu mỏ có thể được thay thế bằng khí đốt và những nguồn nhiên liệu khác. Nhưng nước thì không. Sẽ không khó tưởng tượng ra viễn cảnh xung đột giữa những quốc gia xung quanh việc chiếm hữu nguồn nước sinh hoạt.
Trong khi dân số ngày càng tăng, nguồn nước lại ngày càng giảm thì việc tìm đến một giải phải tái xử lý, sử dụng nguồn nước ô nhiễm là một phương pháp cần thiết. Ngày nay chúng ta cũng đang dần từng bước trong việc phát triển những hệ thống xử lý và tái tạo nguồn nước ô nhiễm để phục vụ cho việc sinh hoạt. Trong tương lai rất có thể chúng ta sẽ có những thiết bị tái chế nước với hiệu quả cao và giá thành rẻ, nhưng trước mắt việc mà mỗi người chúng ta có thể làm được đó là hãy sử dụng nước một cách phù hợp tránh lãng phí và có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
Nghị luận về vấn đề tình trạng thiếu nguồn nước sạch - Mẫu 11
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người hay bất kì sinh vật sống nào trên trái đất. Đây là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển. Nước vừa là môi trường, nhưng nó cũng chính là nguồn sống.
Nước vừa mang theo vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Nhưng cũng chính là đầu vào, là nguyên liệu trong các hoạt động sản xuất, nông nghiệp. Nói một cách dễ hiểu, nếu không có nước sẽ có sự sống. Đối với cơ thể con người nước chiếm 70% ở lúc sơ sinh và giảm xuống còn 60% khi trưởng thành,85% khối lượng bộ não được cấu tạo từ nước.
Trong cơ thể nước đóng vai trò là dung môi cho những phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra. Nước vận chuyển những nguyên tố dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể. Điều hòa thân nhiệt bằng tuyến mồ hôi…Con người vẫn có thể sống sót nếu nhịn ăn 2 tháng, nhưng không thể tồn tại được nếu thiếu nước khoảng 3, 4 ngày. Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng nước chiếm 3/4 diện tích trái đất nên không phải lo lắng về việc thiếu nước. Nhưng 3/4 hay 75% nước đó lại chứa tới 97% là nước mặn ở các đại dương, cái mà chúng ta không thể sử dụng được cho những mục đích hàng ngày được. Chỉ còn 0.3% trong tổng số lượng nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt của mình. Trong khi dân số ngày càng tăng, nguồn nước lại ngày càng giảm thì việc tìm đến một giải phải tái xử lý, sử dụng nguồn nước ô nhiễm là một phương pháp cần thiết. Ngày nay chúng ta cũng đang dần từng bước trong việc phát triển những hệ thống xử lý và tái tạo nguồn nước ô nhiễm để phục vụ cho việc sinh hoạt.
Trong tương lai rất có thể chúng ta sẽ có những thiết bị tái chế nước với hiệu quả cao và giá thành rẻ, nhưng trước mắt việc mà mỗi người chúng ta có thể làm được đó là hãy sử dụng nước một cách phù hợp tránh lãng phí và có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, tránh làm ô nhiễm nguồn nước.