Bài thơ Nhật kí đô thị hóa - Mai Văn Phấn - Nội dung, tác giả, tác phẩm

134

Tài liệu tác giả tác phẩm Nhật kí đô thị hóa Ngữ văn lớp 9 Cánh diều gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Nhật kí đô thị hóa lớp 9.

Tác giả tác phẩm: Nhật kí đô thị hóa - Ngữ văn 9

I. Tác giả Mai Văn Phấn

Văn bản Nhật kí đô thị hóa - Mai Văn Phấn - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Nhà thơ Mai Văn Phấn sinh năm 1955 tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Hiện sống và sáng tác tại thành phố Hải Phòng.

- Ông được xem là gương mặt thơ ca tiêu biểu của Việt Nam trong hơn 20 năm qua bởi những nỗ lực cách tân không mệt mỏi.

II. Tìm hiểu văn bản Nhật kí đô thị hóa

1. Thể loại

- Tác phẩm Nhật kí đô thị hóa thuộc thể loại: thơ tự do.

2. Xuất xứ

Cầu nguyện ban mai, NXB Hải Phòng, 1997.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (12 dòng thơ đầu): ký ức về thời thơ ấu gắn liền với quê hương, với hình bóng mẹ.

- Phần 2 (còn lại): thách thức của đô thị.

5. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện sự trân trọng những giá trị của gia đình, truyền thống trong môi trường hiện đại.

- Tư tưởng của tác giả: niềm tự hào, trân trọng các giá trị truyền thống. Bày tỏ sự tiếc nuối trước sự thay đổi của cuộc sống. Ngoài ra tác giả còn thể hiện tình cảm sâu sắc đối với gia đình và ký ức thời thơ ấu.

6. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng xen kẽ các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Nhật kí đô thị hóa

Nhật kí đô thị hóa - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Cánh diều

1. Hình ảnh về thời thơ ấu

- Về “ngôi nhà của mẹ”, “chạm phải tay mình ngày thơ ấu”, người con đã hồi tưởng về những kỉ niệm: hình ảnh ngôi nhà như chiếc bánh không nhân, hình ảnh đồng xu cũ, chó đá đầu làng, tiếng gọi, hình ảnh mẹ ra bến sông.

- Những hình ảnh thuộc về “ngày thơ ấu": lỗ đáo, đôi chân cò lội nước, nơi chó đá đầu làng, bến sống,...

2. Suy nghĩ của người con

- Trước “những bước chân đô thị”, người con cảm thấy bất an trước sự thay đổi của cuộc sống đô thị, tiếc nuối cho những giá trị xưa cũ, những nét đẹp của thời thơ ấu.

- Biện pháp tu từ ẩn dụ: “bóng tối dẫn tôi về ngôi nhà của mẹ”.

- Biện pháp tu từ so sánh: “ngôi nhà như chiếc bánh không nhân”

=> Thể hiện được sự thiếu vắng, lạc lõng trước sự thay đổi của thực tại.

3. Cảm hứng, tư tưởng của tác giả trong bài thơ

- Cảm hứng chủ đạo: trân trọng những giá trị của gia đình, truyền thống trong môi trường hiện đại.

- Tư tưởng: niềm tự hào, trân trọng các giá trị truyền thống. Bày tỏ sự tiếc nuối trước sự thay đổi của cuộc sống. Ngoài ra tác giả còn thể hiện tình cảm sâu sắc đối với gia đình và ký ức thời thơ ấu.

IV. Đọc tác phẩm: Nhật kí đô thị hóa

Úp mặt vào bóng tối lùm cây Gió đang chạy trên lưng mình những bước chân đô thị

 
 

NHẬT KÍ ĐÔ THỊ HÓA

- Mai Văn Phấn -

Úp mặt vào bóng tối lùm cây

Gió đang chạy trên lưng mình những bước chân đô thị

Bóng tối dẫn tôi về ngôi nhà của mẹ

Ngôi nhà như chiếc bánh không nhân.

Nhặt được đồng xu cùn gỉ cuối sân

Ngỡ chạm phải tay mình ngày thơ ấu

Những dấu chân ai lún sâu lỗ đáo

Từng kiếp người mở mắt… thấy đôi chân cò lội nước trắng mênh mông.

Nơi chó đá đầu làng vẫn sủa những con trăng

Có tiếng gọi nghe buồn như củi ướt

Thương quê nghèo mẹ tôi ra bến sông

Vớt những câu ca chưa tan vào nước.

Mẹ ơi mẹ! Giờ con thấy bóng râm từ bùn đất

Đất ở dưới chân mà cao hơn những suy nghĩ của mình

Đêm thai nghén những thị thành trứng nước

Ai ấy còn ngơ ngác trước văn minh.

Trong bóng tối lùm cây tôi chợt nhận ra mình

Với nỗi e dè từ cái thời Văn Lang lúa nước

Nỗi e dè tự thấp mình lên làm ngọn nến mùa thu đi rước đuốc

Và ngôi nhà của mẹ là chiếc đèn lồng lặng lẽ.

V. Văn mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá