Văn bản Vụ cải trang bất thành - A-thơ Cô-nan Đoi-lơ - Nội dung, tác giả, tác phẩm

185

Tài liệu tác giả tác phẩm Vụ cải trang bất thành Ngữ văn lớp 9 Cánh diều gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Vụ cải trang bất thành lớp 9.

Tác giả tác phẩm: Vụ cải trang bất thành - Ngữ văn 9

I. Tác giả A-thơ Cô-nan Đoi-lơ

Văn bản Vụ cải trang bất thành - A-thơ Cô-nan Đoi-lơ - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- A-thơ Cô-nan Đoi-lơ (1859 – 1930), là nhà văn người Xcốt-len, nổi tiếng với tiểu thuyết trinh thám Sê-lốc Hôm – tác phẩm được cho là một sáng kiến lớn trong lĩnh vực tiểu thuyết trinh thám.

+ Năm 1875, lúc 16 tuổi, còn học sinh, Conan Doyle đã chủ động rời bỏ đạo Thiên Chúa, để theo thuyết bất khả tri/agnosticism.

+ Giai đoạn 1876 - 1881, ông là sinh viên Y khoa thuộc Viện Đại học Edinburgh; sau đó, làm bác sĩ trên tàu biển, rồi mở phòng khám tại TP Plymouth ở Anh.

 

+ Năm 1885, Conan Doyle bảo vệ thành công luận án tiến sĩ y học với đề tài giang mai thần kinh/tabes dorsalis.

+ Năm 1887, tiểu thuyết A Study in Scarlet / Cuộc điều tra màu đỏ / Truy tìm sợi chỉ đỏ (Hoàng Cường dịch nhan đề thành Chiếc nhẫn tình cờ) của Conan Doyle trình làng. Văn phẩm này lần đầu giới thiệu cặp nhân vật hư cấu tuyệt vời: Thám tử Sherlock Holmes và bạn thân là bác sĩ John H. Watson.

+ Thời gian 1887 - 1914, Conan Doyle sáng tác 4 tiểu thuyết 

cùng 56 truyện ngắn mô tả năng lực điều tra phá án của Sherlock Holmes. 3 tiểu thuyết kia có các nhan đề The Sign or the Four / Truy tìm dấu bộ tứ (1890), The Hound or the Baskervilles / Con chó săn của dòng họ Beskervilles (1901), The Valley of Fear / Thung lũng khủng khiếp (1915). Truyện ngắn của Conan Doyle viết về Sherlock Holmes đăng lần lượt trên các báo và tạp chí, sau tổng hợp thành 5 tập.

+ Không chỉ sáng tác văn chương, Conan Doyle còn làm nhiều việc khác. Năm 1890, ông sang Vienne, thủ đô nước Áo, học thêm về nhãn khoa. Năm 1891, đến London, thủ đô A

nh quốc, lập phòng khám mắt, Conan Doyle viết thư gửi mẹ: “Con nghĩ đến việc giết chết… Sherlock Holmes. Hắn khiến đầu óc con chẳng thể suy nghĩ gì sất”. Mẹ ông hồi âm: “Con có thể làm điều con cho rằng đúng, nhưng đông đảo bạn đọc không dễ đồng ý vậy đâu”.

+ Ngày 7/7/1930, tại hạt Hampshire ở nước Anh, Conan Doyle từ trần

II. Tìm hiểu văn bản Vụ cải trang bất thành

1. Thể loại

- Tác phẩm Vụ cải trang bất thành thuộc thể loại: truyện trinh thám.

2. Xuất xứ

- Theo Sơ-lốc Hôm, tập 1, BÙI LIÊN THẢO – VŨ THU HÀ – VŨ QUẾ ANH dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2016.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Tóm tắt

Câu chuyện kể về vụ phá sản của thám tử Sherlock Holmes, tìm một người tên En-giô. Đến hôm làm lễ ở nhà thờ, En-giô đến đón Me-ri và mẹ nhưng vì sợ chật nên để họ ngồi trên một chiếc xe ngựa còn En-giô lên một chiếc khác. Tới nơi thì En-giô mất tích. Ông thám từ đã phát hiện ra nhiều điều thú vị. Thám thử thấy được điều đặc biệt trong lá thư mà ông Uyn-đi-banh, là cha dượng của cô Me-ri gửi cho thám tử Hôm. Ông Hôm đã vạch trần được bộ mặt của Uyn-đi-banh, hắn đã lợi dụng sự đồng lõa của vợ và sự cận thị nặng của cô gái, cải trang thành một người đàn ông khác, luôn phải đeo kính màu, đeo râu tóc giả và biến giọng nói thông thường thành giọng nói thì thầm khó nghe.

5. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến…bác sĩ ạ!): điều bất thường ở trong mẩu thông báo.

- Phần 2 (tiếp theo đến…việc đính chính): Thám tử Hôm giải mã từng sự việc.

- Phần 3 (phần còn lại): vạch trần bộ mặt thật của gã đàn ông Uyn-đi-banh.

6. Giá trị nội dung

- Gửi gắm bài học về sự cẩn trọng, không nên nhẹ dạ, cả tin, cần phải có sự tìm hiểu kĩ lưỡng khi bắt đầu một mối quan hệ.

7. Giá trị nghệ thuật

- Tình huống truyện đặc sắc.

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp nội dung câu chuyện trở nên khách quan, chân thật hơn. Đồng thời thể hiện rõ nét thái độ tác giả.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Vụ cải trang bất thành

Vụ cải trang bất thành - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Cánh diều

1. Sự việc xảy ra

- Tình huống nảy sinh vụ án: đến hôm làm lễ ở nhà thờ, En-giô đến đón Me-ri và mẹ nhưng vì sợ chật nên để họ ngồi trên một chiếc xe ngựa còn En-giô lên một chiếc xe khác. Khi tới nơi thì En-giô biến mất.

- Nhân vật: Hôm, Oát-xơn, Me-ri, mẹ Me-ri và ông Uyn-đi-banh.

- Nhân vật chính là: Hô, và ông Uyn-đi-banh.

2. Thám tử phá án

- Gã đàn ông đã lợi dụng sự đồng loã của vợ và sự cận thị nặng của cô gái, cải trang thành một người đàn ông khác, luôn phải đeo kính màu, đeo râu tóc giả, biến giọng nói thông thường thành giọng nói thì thầm khó nghe.

- Uyn-đi-banh đã yêu cầu cô Me-r đặt tay lên Kinh thánh sẽ chung thuỷ như nhất, dù có biến cố gì xảy ra chia li hai trái tim nhằm trói buộc cô vào cuộc hôn ước với Hót-mơ En-giô với mục đích trói buộc cô En-giô ở nhà ít nhất mười năm.

- Thám tử Hôm đã thấy điều đặc biệt trong lá thư mà ông Uyn-đi-banh gửi cho thám tử Hôm.

IV. Đọc tác phẩm: Vụ cải trang bất thành

(Lược một đoạn: Me-ri Sơ-thơ-len (Mary Sutherland) đến nhờ thám tử Hôm tìm vị hôn phu đã mất tích nhiều ngày.

 
 

VỤ CẢI TRANG BẤT THÀNH

Đoi-lơ

(Lược một đoạn: Me-ri Sơ-thơ-len (Mary Sutherland) đến nhờ thám tử Hôm tìm vị hôn phu đã mất tích nhiều ngày. Trong cuộc nói chuyện, Me-ri đã kể cho Hôm về gia đình của cô ấy. Me-ri sống với mẹ và cha dượng - ông Giêm Uyn-đi-banh (James Windibank) - người chỉ hơn cô năm tuổi. Cô được một người chú tên là Nét (Ned) để lại cho một khoản trải phiếu tương đương 2 500 bảng, với lãi suất 4,5%. Vì không muốn trở thành gánh nặng cho mẹ và cha dượng nên cô đã đưa lại cho hai người số tiền lãi ấy và chỉ dùng số tiền công đánh máy để tiêu pha. Rồi Me-ri gặp Hỏt-mơ Ên-giô (Hosmer Angel) trong một buổi khiêu vũ và họ đã đinh hôn ngay sau buổi đi dạo đầu tiên. Ên-giô là thủ quỹ của một văn phòng trên phố Li-đân-hôn (Leadenhall). Khi người cha dượng của Me-ri đi Pháp, Ên-giô đã đến nhà Me-ri chơi và đề xuất cử hành hôn lễ trước khi người cha dượng quay về vì ông ấy không ủng hộ mối quan hệ này. Đến hôm làm lễ ở nhà thờ, Ên-giô đã đến đón Me-ri và mẹ của cô bằng xe ngựa nhưng vì sợ chật nên chỉ hai mẹ con Me-ri ngồi xe đó, còn Ên-giô lên một cải xe ngựa bốn bánh khác đỗ gần đấy. Khi xe tới nơi, Me-ri không thấy Ên-giô bước xuống. Vị hôn phu đã biến mất. Người đánh xe hoảng hồn, vì chinh ông ta đã trông thấy khách hàng của mình bước vào xe. Từ thời điểm đó, Me-ri không có bất cứ tin tức gì về Ên-giô. Sau khi nghe câu chuyện của Me-ri, Hôm đề nghị Me-ri mô tả chính xác dung mạo của Ên-giô và trình ra mọi lá thư của Ên-giô mà cô còn giữ).

Hôm ngồi lặng vài phút, các ngón tay chụm vào nhau, hai chân duỗi ra phía trước, mắt chăm chú ngước lên trần nhà. [ ... ]

- Chính cô gái mới là đối tượng cần xem xét đây! - Hôm nhận định. - Tôi thấy nhân thân của cô còn đáng quan tâm hơn cái câu chuyện cũ rích ấy. Nếu anh xem trong án tập tôi đã sưu tầm thì anh sẽ tìm được vô khối trường hợp tương tự. Ý tưởng này xưa như Trái Đất rồi, nhưng dẫu sao cũng có một vài chi tiết tôi cho là mới mẻ. Bản thân cô thiếu nữ này đã nói lên khá nhiều thông tin rồi.

- Xem ra anh đã biết khá rõ về Me-ri, trong khi tôi vẫn hoàn toàn mù tịt. – Tôi thăm dò.

- Không phải là không thể thấy được. Anh chỉ không để ý đấy thôi, Oát-xơn (Watson) thân mến. Anh chưa biết nơi cần quan sát, và anh đã bỏ qua những chi tiết quan trọng. Anh đã không nhận ra sự quan trọng của hai ống tay áo hay sự gợi ý của móng tay cái, hay vấn đề anh nắm bắt từ cái dây buộc giày. Nào, anh bạn, anh biết được những gì từ diện mạo của cô gái ấy? Kể đi xem nào! [ ... ]

- Hôm, còn gì nữa không? - Tôi háo hức hỏi để được nghe những lí luận sắc sảo của anh bạn thám tử.

- Tôi còn nhận thấy Me-ri đã viết gì đó trước khi ra khỏi nhà, nhưng sau khi đã chỉnh tề trang phục. Anh đã nhìn thấy găng tay phải của cô ấy bị thủng ở ngón tay trỏ, nhưng còn chưa nhận ra cả hai găng tay và các ngón tay đều dính mực tím. Cô ấy đã viết trong lúc vội vàng và nhúng bút quá sâu vào mực. Chắc là mới chỉ sáng nay thôi, bằng không thì sao vết mực còn rõ như vậy. Tất cả đều nực cười, mặc dù khá bài bản, nhưng tôi phải quay trở lại công việc đây, bác sĩ ạ. Phiền anh đọc giúp tôi mẩu mô tả nhân dạng của anh chàng Hót-mơ Ên-giô này với!

Tôi chìa bản in thử ra trước ánh sáng và đọc to:

“Một người đàn ông tên Hót-mơ Ên-giô đã mất tích sáng ngày 14. Nhận dạng: cao một mét sáu lăm, thân hình cân đối, nước da tái, tóc đen, hơi hói ở đỉnh đầu, ria râu đen rậm, đeo kính màu, giọng nói yếu ớt. Trang phục: áo choàng lụa đen, áo chẽn đen, dây chuyền An-bớt (Albert) bằng vàng, quần ống nhỏ hiệu Ha-ri (Harry) màu xám, ghệt màu nâu trùm qua giày cao có cạnh chun. Được biết là nhân viên ở một văn phòng phố Li-đân-hôn. Ai biết thông tin…”

- Thế là đủ. - Hôm cắt lời tôi. - Phần còn lại cũng như các mẩu thông báo khác mà thôi. Mầu tin này quá bình thường. Hoàn toàn không có manh mối về Ên-giô. Tuy vậy, có một chi tiết đáng chú ý đây.

- Chúng đều được đánh máy chứ gì? - Tôi nhanh nhảu.

- Không chỉ có thế. Kể cả chữ kí cũng vậy. Anh hãy xem này, chỉ độc một chữ “Hót-mơ Ên-giô” ở cuối trang. Ngày tháng cũng có ghi, không địa chỉ cụ thể, chỉ ghi chung chung là phố Li-đân-hôn. Chi tiết chữ kí này rất gợi mở. Chúng ta thực sự có thể coi nó là yếu tố quyết định.

- Quyết định cái gì?

- Ôi, anh bạn đáng mến của tôi!

Chẳng nhẽ anh không nhận thấy tầm quan trọng của nó sao?

- Thú thật là tôi chịu. Tôi chỉ cho là hắn có ý đồ chối bỏ chữ kí của mình, nếu bị lôi ra toà vì tội đơn phương huỷ hôn.

- Không hẳn thế. Tôi sẽ viết hai lá thư để làm sáng tỏ việc này. Một gửi cho công ty đóng ở thành phố, thư kia gửi cho dượng cô Me-ri yêu cầu ông đến gặp chúng ta vào lúc sáu giờ tối mai. Lúc đó, chúng ta sẽ vạch rõ mối quan hệ của anh chàng kia. Giờ chưa thể hành động gì được, cho đến khi cả hai lá thư kia được phúc đáp. Vậy, hãy tạm xếp vụ này lên giá sách đã, bác sĩ ạ! [ ... ]

- Thế nào, anh đã tìm ra rồi chứ? - Tôi hỏi ngay khi vừa bước vào nhà.

- Ừ. Đó là muối bari.

- Không, không. Tôi hỏi về vụ cưới xin kia cơ!

- À, chuyện ấy chứ gì? Thế mà tôi cứ tưởng anh quan tâm đến loại muối mà tôi đang nghiệm. Còn gì gọi là bí mật nữa đâu, tuy còn vài điều mà tôi đáng quan tâm. Nhưng ều tôi buồn nhất là chẳng có luật pháp nào ra tay trừng trị được tên bất lương ấy cả.

- Hắn là ai? Tại sao hắn bỏ rơi cô Sơ-thơ-len? - Tôi dồn dập hỏi.

Anh bạn tôi chưa kịp đáp lời thì chúng tôi đã nghe thấy những bước chân nặng nề khua trên hành lang và tiếng gõ cửa vang lên.

- Cha dượng của cô gái đấy, ông Giêm Uyn-đi-banh. Ông ấy đã trả lời thư tôi gửi và hứa sẽ có mặt ở đây lúc sáu giờ mà. Xin mời vào. - Hôm lên tiếng.

Vị khách ấy là một người tầm thước, khoẻ mạnh, trên dưới ba mươi tuổi, râu tóc gọn gàng, nước da hơi tái. Cử chỉ của anh nhẹ nhàng, đối lập hẳn với đôi mắt màu xám vô cùng sắc sảo. Sau khi quét tia mắt dò hỏi lên từng người, anh ta đặt cái mũ lụa lên tủ, nhẹ nhàng ngồi xuống cái ghế gần nhất.

- Chào ông Uyn-đi-banh. - Hôm nói tiếp. - Có phải ông đã đánh máy bức thư này, hẹn gặp chúng tôi vào sáu giờ không?

- Vâng, thưa ông. Tôi e là mình hơi trễ một chút, nhưng tôi không chủ động về giờ giấc được, ông biết đấy. Tôi rất tiếc vì cô Sơ-thơ-len đã phiền đến các ông với một chuyện nhỏ nhặt như vậy. [ ... ] Mà cũng chỉ tốn công hoài của thôi, chứ làm sao ông tìm được thằng cha Hót-mơ Ên-giô nữa, đúng không?

- Trái lại. - Hôm gằn giọng. - Tôi có lí do để tin rằng mình sẽ thộp cổ được hắn.

Vị khách chợt giật nảy mình, đánh rơi cả găng tay. Ông ta gượng gạo nói:

- Tôi rất mừng khi nghe ông nói vậy.

- Điều gợi cho tôi sự tò mò là một cái máy chữ cũng có những đặc điểm riêng như bút tích của từng cá nhân vậy. Trừ phi là hai cái máy mới tinh, không bao giờ chúng cho ra đời hai chữ cái hoàn toàn giống nhau. Vài chữ này có thể mờ hơn những chữ khác, một số chữ lại chỉ mờ có một bên. Ấy thế mà, trong lá thư mà ông gửi cho tôi, trên tất cả các chữ “e” đều có một vết nhoè nhỏ, và tất cả các chữ “r” đều hơi hụt ở phần đuôi. Còn có tới mười bốn đặc điểm khác nữa, nhưng hai điểm tôi vừa nói tới là tiêu biểu nhất.

- Tôi đã đánh máy tất cả thư từ của chúng tôi bằng cái máy ở văn phòng, và quả tình là nó đã hơi mòn rồi. - Ông Uyn-đi-banh trả lời, đôi mắt nhỏ nhìn Hôm chằm chằm.

- Còn bây giờ tôi sẽ cho ông xem đâu thực sự là một khám phá thú vị nữa. – Hôm nói tiếp. - Trước đây, tôi có nghiên cứu chút ít về máy chữ và sự liên quan của nó đến tội phạm. Đó là chủ đề mà tôi đã cống hiến nhiều thời gian. Tôi có trong tay bốn lá thư đánh máy của người đàn ông mất tích. Tất cả đều được đánh máy. Có điều, trong mỗi lá thư không chỉ là những chữ "e” có vết nhoè, những chữ “r” hụt phần đuôi, mà nếu ông chịu khó dùng kính lúp của tôi để quan sát, ông sẽ thấy cả mười bốn đặc điểm khác mà tôi đã nói đến trên đây.

Tới đây, ông Uyn-đi-banh liền đứng phắt dậy, chụp vội lấy mũ và bực bội nói:

- Ông Hôm, tôi không rảnh để nghe ông nói chuyện tầm phào đâu nhé! Nếu có thể, ông hãy tóm cổ gã đó đi, rồi báo cho tôi biết.

- Chắc chắn là bắt được. - Vừa nói, Hôm vừa lắng lặng bước ra khoá trái cửa lại. - Và báo để ông biết, tôi đã tóm được hắn ta rồi.

- Gì cơ? Hắn đâu? - Ông Uyn-đi-banh la lên, mặt trắng nhợt ra, liếc ngang liếc dọc chẳng khác gì con chuột nằm trong bẫy.

- Ô, la lối phỏng ích gì! - Giọng Hôm thản nhiên. - Ông Uyn-đi-banh, ông không thoát được đâu. Mọi sự đều rõ như ban ngày. Ông đã quá kiêu hãnh khi cho rằng tôi không thể khám phá ra cái tiểu xảo nhỏ nhoi của ông đấy. Thế thì được! Ngồi xuống đi, chúng tôi sẽ cho ông biết.

Vị khách của chúng tôi đổ ập xuống ghế, mặt tái nhợt như người chết, trán đẫm mồ hôi. Thế mà ông vẫn còn cố lắp bắp:

- Không thể ... không thể kiện ... tôi được ...

- Tôi biết. Nhưng với chúng tôi, hành động của ông thật là độc ác, ích kỉ và vô lương tâm. Bây giờ hãy để tôi liệt kê những gì ông đã thực hiện, nếu thấy tôi sai ở chỗ nào, ông cứ việc đính chính.

Người đàn ông thu mình trong ghế bành, đầu gục xuống, sụp đổ hoàn toàn. Anh bạn tôi gác chân lên góc kệ lò sưởi, ngả người ra sau, hai tay thọc túi áo, bắt đầu mạch chuyện như thể kể cho mình nghe, chứ chẳng phải là hai chúng tôi.

“Gã đàn ông đó đã kết hôn với một goá phụ hơn hắn rất nhiều tuổi chỉ vì tài sản của bà. Hắn còn muốn hưởng cả lợi tức món tiền gửi ngân hàng của cô con riêng của bà nữa. Cô con gái của vợ hắn rất tốt bụng, rộng rãi nên đã để cho hắn sử dụng số tiền ấy. Đối với những người thuộc tầng lớp như hắn thì số tiền đó quả là cũng đáng kể. Nếu mất đi số lợi tức thì cuộc đời hắn cũng sẽ khác nhiều, thành thử hắn phải cố gắng để duy trì. Nhận thấy hôn nhân của cô gái là mối đe doạ đối với khoản thu nhập một trăm bảng một năm, cha dượng của cô gái sẽ làm gì để cản lối nhỉ? Hiển nhiên là hắn chỉ giữ rịt cô gái tại nhà, ngăn ngừa cô kết giao với những bạn bè cùng trang lứa. Nhưng hắn sớm thấy đây không phải là giải pháp lâu dài. Cô gái đã phản ứng để đòi quyền lợi chính đáng, cương quyết đòi tham gia dạ tiệc khiêu vũ. Vậy thì người cha dượng thông minh của cô sẽ tiếp tục hành động như thế nào? Đáng khen thay cho cái đầu của hắn! Hắn kịp thời nghĩ ra một quỷ kế. Lợi dụng sự đồng loã của vợ cùng tình trạng cận thị nặng của cô gái, hắn cải trang thành một người đàn ông khác, luôn phải đeo kính màu để che đậy cặp mắt vốn thân quen, đeo râu tóc giả, biến giọng nói thông thường thành một giọng nói thì thầm khó nghe. Trước cặp mắt cận của con gái mình, cha dượng cô nghiễm nhiên trở thành một anh chàng Hót-mơ Ên-giô để gạt ra ngoài lề tất cả những đối thủ lăm le tán tỉnh Me-ri đáng thương."

- Ôi, ban đầu chỉ là đùa thôi. - Uyn-đi-banh rên rỉ. - Chúng tôi không ngờ rằng con bé đã tin yêu tôi đến vậy.

- Cứ cho là vậy. Dù sao thì chính cô gái trẻ đã tự dấn thân vào ngang trái. Mà làm sao cô ấy có thể ngờ Hót-mơ chính là cha dượng mình, trong khi tin chắc là ông Uyn-đi-banh đi công cán tận nước Pháp xa xôi. Cô đã bị loá mắt trước sự chăm sóc của người đàn ông đầu đời, hơn nữa lại càng tin tưởng khi mẹ mình cũng đánh giá cao người bạn trai ấy. Rồi anh chàng Ên-giô bắt đầu lai vãng đến nhà. Hắn đây là hậu quả của trò đùa đã đi quá xa so với dự tính ban đầu. Đôi nam nữ ấy hẹn hò, cùng đi dạo và đã đính hôn với nhau. Vậy thì trò lừa bịp ấy không thể kéo dài được mãi. Những chuyến giả vờ đi công cán ở nước ngoài quả là phiền toái. Câu hỏi hóc búa là làm thế nào để kết thúc câu chuyện tình cảm này như một bi kịch đột ngột, nhưng phải khắc sâu trong đầu cô gái rằng mình là gái đã đính hôn nên đừng nhìn ngó ai khác nữa. Bởi thế mới có màn kịch chàng Hót-mơ yêu cầu cô Me-ri đặt tay lên Thánh Kinh mà thề rằng sẽ chung thuỷ như nhất, dù có biến cố gì xảy ra chia li hai trái tim. Ông Giêm Uyn-đi-banh muốn cô Sơ-thơ-len bị trói buộc bởi hôn ước với Hót-mơ Ên-giô và tin rằng vị hôn phu của cô có một số kiếp đầy bất trắc. Mục đích xa hơn của ông là giữ chân cô Me-ri ở nhà ít nhất mười năm nữa. Ông đưa mẹ con Me-ri đến tận cổng nhà thờ rồi giở tấn trò cũ rích, lẩn qua cửa kia của xe ngựa và biến mất. Toàn bộ sự việc là thế đó. Còn gì để nói thêm không, ông Uyn-đi-banh?

Trong khi Hôm mải mê kể chuyện, vị khách nọ đã lấy lại được chút tự tin. Ông ta đứng dậy với bộ mặt vẫn còn xanh xao, ngoan cố cất lời:

- Có thể thế, mà cũng có thể không, ông Hôm ạ. Nếu ông thông minh đến vậy, thì phải hiểu người đang phạm pháp là ông chứ không phải tôi. Pháp luật không sờ được đến tôi đâu. Nhưng nếu ông không mở ngay cửa ra, tôi sẽ kiện ông về tội tấn công và giam giữ trái phép công dân đấy.

- Phải, luật pháp thì không thể động tới ông được. - Hôm vừa nói vừa mở toang cửa. - Nhưng không có kẻ nào đáng bị trừng phạt hơn ông đâu. Nếu Me-ri mà có một người anh trai hoặc có bạn trai, thì ông đã tan xương nát thịt rồi. [ ... ]

Chúng tôi chỉ còn kịp nghe thấy tiếng bước chân huỳnh huỵch xuống cầu thang, rồi tiếng cổng sắt sập mạnh. Từ cửa sổ phòng khách, tôi còn thấy hắn chạy trối chết về phía cuối đường.

- Đồ vô lại! - Hôm rủa. - Thằng khốn này sẽ gieo rắc tai hoạ cho đến ngày lên giá treo cổ thôi. Vụ này kể ra cũng không hoàn toàn vô vị. [ ... ]

V. Văn mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá