Ngữ văn lớp 11 trang 134 Tập 2 Cánh diều

48

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 134 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Câu 2. (trang 134 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Vì sao tác giả lại cho rằng Chữ người tử tù là "sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối"?

Trả lời:

C1:

Tác giả lại cho rằng Chữ người tử tù là "sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối" vì trong tác phẩm đó đã làm nổi bật sự đối lập giữa cái tài, cái đẹp với cái nhem nhuốc tục tằn, của thiên lương đối với cái ác.

C2:

Tác giả cho rằng Chữ người tử tù là "sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối" vì tác phẩn đã làm nổi bật sự đối lập giữa cái tài, cái đẹp, thiên lương trong sáng với cái nhem nhuốc, dơ bẩn nơi ngục tù.

Câu 3. (trang 134 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tác giả đã nhắc đến những biểu hiện nào của các nhân vật để chứng tỏ họ là những người "vô úy"?

Trả lời:

Huấn Cao: con người "chọc trời khuấy nước", đến "chết chém ông còn chẳng sợ".

Viên quản ngục: Gan góc, ngang tàng.

=> Cả hai người đều những con người dám thách thức với những đòn trừng phạt ghê gớm có thể giáng xuống đầu.

Câu 4. (trang 134 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Người viết đã phân tích, làm rõ thêm khía cạnh gì ở các nhân vật trong Chữ người tử tù?

Trả lời:

C1:

Phân tích Chữ người tử tù, không những cần đề cao cái thái độ không biết sợ của Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại, mà còn phải biết ca ngời cái biết sợ của những nhân vật này.

C2:

Những khía cạnh được phân tích rõ hơn ở các nhân vật trong Chữ người tử tù: Cần đề cao thái độ không biết sợ của Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại và phải biết ca ngợi cái biết sợ của những nhân vật này.

Đánh giá

0

0 đánh giá