Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 110 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
Trả lời:
C1:
Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, sự biến đổi và vận động của xung đột kịch
+ Đoạn chỉ dẫn "Tới đây, bắt đầu lớp kịch.... chỉ còn là thân xác" đã giúp cho việc miêu tả khung cảnh diễn ra việc thay đổi thân xác cho Trương Ba một cách rõ nét, giúp người đọc có thể hình dung dễ dàng hơn.
+ Câu chỉ dẫn "như tuyệt vọng" trước lời thoại "Trời!" của Hồn Trương Ba đã nhấn mạnh tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh câu chuyện.
C2:
Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, sự biến đổi và vận động của xung đột kịch:
- Đoạn chỉ dẫn "Tới đây, bắt đầu lớp kịch.... chỉ còn là thân xác" đã giúp cho việc miêu tả khung cảnh diễn ra việc thay đổi thân xác cho Trương Ba một cách rõ nét, giúp người đọc có thể hình dung dễ dàng hơn.
- Các chỉ dẫn “bịt tai lại”, “như tuyệt vọng” thể hiện rõ cảm xúc, biến đổi của nhân vật Hồn Trương Ba từ chối bỏ, không chấp nhận sự thật anh Hàng Thịt nói đến tuyệt vọng chấp nhận.
Trả lời:
C1:
* Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu như:
- Đế Thích: Với ông, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được là chính mình vẫn không sao. Do đó, ông đã nói với Trương Ba: "Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào".
- Trương Ba: Với ông, được sống là chính mình mới là tuyệt vời nhất. Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng "tôi muốn được là tôi toàn vẹn", "không thể sống với bất cứ giá nào được"). Sống không là mình toàn vẹn "còn khổ hơn là cái chết".
- Trương Ba đã trách Đế Thích rằng: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” rất đúng đắn vì sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống là chính mình một cách toàn vẹn. Việc Trương Ba sống dựa vào xác hàng thịt đã khiến hồn ông trở thành nô lệ cho thân xác và không được sống thật với con người mình.
* Sự khác biệt này có vai trò thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch, nhấn mạnh quan niệm sống của Trương ba.
C2:
- Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu:
+ Với Đế Thích, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được là chính mình vẫn không sao. Ông muốn Trương Ba “phải sống, dù bất cứ giá nào”.
+ Với Trương Ba, sống là chính mình mới là tuyệt vời nhất. Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng "tôi muốn được là tôi toàn vẹn", “không thể sống với bất cứ giá nào được”.
- Vai trò của sự khác biệt trong việc xây dựng xung đột kịch: Thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch, nhấn mạnh quan niệm sống của Trương Ba.
Trả lời:
C1:
Điều khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình là ông cảm thấy đau khổ, chán nản và xấu hổ khi phải sống dưới thân xác của Hàng thịt. Trương Ba cảm thấy mình dần thay đổi, trở nên bạo lực hơn, ham vật chất hơn và có những cảm xúc không đúng đắn khi ở bên vợ người hàng thịt.
Theo em, cái chết này cho thấy đặc điểm bi kịch của con người khi sống mà không được là chính mình của nhân vật trong thể loại bi kịch.
C2:
- Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình vì ông nhận ra sai lầm và sự tha hóa khi ông ở trong con người anh hàng thịt. Ông cảm thấy đau khổ, chán nản và xấu hổ khi phải sống dưới thân xác của Hàng Thịt.
- Cái chết này cho thấy đặc điểm bi kịch của con người khi sống mà không được là chính mình của nhân vật trong thể loại bi kịch.
Trả lời:
Theo em, Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình vì ông muốn truyền tải thông điệp sống chết là quy luật tự nhiên ở đời, chế không phải là hết. Bằng cái chết, dường như Trương Ba đã gìn giữ được những kỉ niệm tốt lành, đã giữ cho các thế hệ sau niềm tin vào con người, cuộc sống.
Trả lời:
C1:
Em tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh về quan niệm sống của Lưu Quang Vũ trong trích đoạn Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Được sống làm chính mình mới là điều quý giá nhất. Sự sống chỉ trọn vẹn khi có được sự hài hòa giữa phần hồn và phần xác. Con người để có cuộc sống tốt đẹp hơn phải biết đâu tranh với nghịch cảnh, bảo vệ nhân phẩm và phẩm chất tốt đẹp của mình.
C2:
Triết lí nhân sinh trong đoạn trích Tôi muốn là tôi toàn vẹn em tâm đắc nhất là quan niệm sống là chính mình, sống toàn vẹn. Con người chỉ sống đúng nghĩa khi được là chính mình, được làm điều mình thích, lựa chọn điều mình yêu và hạnh phúc với mọi lựa chọn của mình. Con người để có cuộc sống tốt đẹp hơn phải biết đâu tranh với nghịch cảnh, bảo vệ nhân phẩm và phẩm chất tốt đẹp của mình.
Triết lí ấy có ý nghĩa tích cực vô cùng trong cuộc sống hôm nay, là lời nhắc nhở chúng ta khi sống trong xã hội vội vã, nhiều quy chuẩn, cám dỗ khiến ta không còn là chính mình.
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 2. (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý sắc thái, giọng điệu của xác Hàng Thịt...
Câu 7. (trang 108 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Em có bất ngờ trước quyết định này của Trương Ba không?...
Câu 8. (trang 108 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý những câu văn mang tính chất triết lí...
Câu 9. (trang 109 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý quan hệ giữa “chết” và “sống” trong Đoạn kết...
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Thực hành tiếng Việt trang 110