TOP 10 bài Em tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh nào trong Tôi muốn được là tôi toàn vẹn 2024 SIÊU HAY

2.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Em tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh nào trong Tôi muốn được là tôi toàn vẹn Ngữ văn 11 ,Cánh Diều gồm 3 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Em tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh nào trong Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

TOP 10 bài Em tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh nào trong Tôi muốn được là tôi toàn vẹn 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Em tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh nào trong đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn? Triết lí ấy còn có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay?

Em tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh nào trong Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - Mẫu 1

Em tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh về quan niệm sống của Lưu Quang Vũ trong đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Được sống làm chính mình mới là điều quý giá nhất. Sự sống chỉ trọn vẹn khi có được sự hài hòa giữa phần hồn và phần xác. Con người để có cuộc sống tốt đẹp hơn phải biết đâu tranh với nghịch cảnh, bảo vệ nhân phẩm và phẩm chất tốt đẹp của mình.

Em tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh nào trong Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - Mẫu 2

Qua đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình muốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Điều đó không có ý nghĩa đến ngày nay. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. 

Em tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh nào trong Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - Mẫu 3

- Triết lí chủ đạo trong đoạn trích được thể hiện ngay trong nhan đề mà SGK đặt: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. “Tôi toàn vẹn” (sự thống nhất giữa hồn và xác; giữa bên ngoài và bên trong) tưởng như là một tất yếu, là cái tự nhiên nhưng trên thực tế những tác động của ngoại cảnh lại khiến người ta phải sống một thực tế bên trong và bên ngoài không tương hợp với nhau. Đây là bi kịch của xã hội thời Lưu Quang Vũ sáng tác vở kịch nhưng cũng là bi kịch mà con người hiện nay đang đối mặt: cái mặt nạ bên ngoài của con người nhiều khi hoàn toàn trái ngược với con người bên trong. Chỉ có điều, người ta dường như không còn nhiều khảo khát để được sống với “cái tôi toàn vẹn” của mình nữa.

- Triết lí trong tác phẩm của Lưu Quang Vũ có ý nghĩa với chúng ta hôm nay vì nó đặt vấn đề: khát vọng được là “tôi toàn vẹn” phải chăng đang không còn hiện diện, không còn là điều mà con người ngày hôm nay khao khát?

Đánh giá

0

0 đánh giá