Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 86 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Bánh mì Sài Gòn giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Bánh mì Sài Gòn
Trả lời:
C1:
Chất trữ tình trong văn bản thể hiện ở việc tác giả nêu lên cảm xúc, suy nghĩ của mình về các giá trị văn hóa.
Văn bản viết theo ngôi thứ nhất. Cái tôi trong văn bản thể hiện trực tiếp những cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả.
Ngôn ngữ văn bản tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình.
-> Việc kết hợp như vậy giúp tác giả thể hiện được hết những tâm tư, suy nghĩ của mình về vấn đề nói đến. Đồng thời cũng giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc.
C2:
- Yếu tố trữ tình: tác giả đã nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về các giá trị văn hóa trong việc hội nhập bánh mì vào nước ta. Ngôn ngữ văn bản tinh tế, sống động, giàu hình ảnh.
- Yếu tố tự sự: tác giả kể lại nguồn gốc và cách ăn bánh mì khi du nhập vào nước ta.
=> Tác dụng của sự kết hợp: giúp tác giả thể hiện được hết những tâm tư, suy nghĩ của mình về vấn đề nói đến. Đồng thời cũng giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc.
Trả lời:
C1:
Từ trường hợp ổ bánh mì, tác giả văn bản đã mở rộng bàn luận về vấn đề tiến trình phát triển của văn hóa.
C2:
Từ trường hợp ổ bánh mì, tác giả văn bản đã mở rộng bàn luận về vấn đề tiến trình hội nhập phát triển và giao thoa văn hóa.
Trả lời:
C1:
Theo tác giả, văn hoá phát triển đồng thời trên cả hai con đường tự giác và tự phát, trong từng thời đoạn cụ thể, mỗi con đường mạnh yếu khác nhau, nhưng chúng luôn tương tác để tạo nên sự cân bằng của chính thể văn hoá.
Em đồng ý với quan điểm của tác giả bởi trong câu chuyện "ổ bánh mì", tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng và thuyết phục cho quan điểm này.
C2:
- Quan điểm của tác giả: văn hoá phát triển đồng thời trên cả hai con đường tự giác và tự phát, trong từng thời đoạn cụ thể, mỗi con đường mạnh yếu khác nhau, nhưng chúng luôn tương tác để tạo nên sự cân bằng của chính thể văn hoá.
- Em đồng ý với quan điểm đó vì mỗi việc đều có nguồn gốc riêng, và khi con người hiểu và quan tâm đến nó sẽ tạo nên giá trị văn hóa tốt đẹp.
Trả lời:
C1:
Từ văn bản Bánh mì Sài Gòn, chúng ta dễ dàng nhận ra việc du nhập văn hóa nước ngoài là một trong những vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Thế hệ trẻ là những con người năng động, nhiệt huyết, ưa tìm tòi, khám phá. Khi mạng xã hội phát triển, thế hệ trẻ có nhiều điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau về tư tưởng, văn hóa của một số quốc gia khác. Một số văn hóa nước ngoài du nhập vào nước ta mang lại những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích vẫn tồn tại những hạn chế. Giới trẻ phần đông là những người chưa trải nghiệm nhiều, trong họ tiềm ẩn những nhân tố tiêu cực như: dễ chán nản, hoang mang. dao động trước khó khăn, dễ bị kích động, nhẹ dạ cả tin, tiếp nhận thông tin ít chọn lọc. Việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài mà không có chọn lọc, nhìn nhận kĩ vấn đề dễ mang lại những nguy cơ tiềm ẩn như làm xấu, mất đi văn hóa dân tộc... Chính vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về văn hóa giới trẻ ngay khi còn đang trên ghế nhà trường.
C2:
Suy nghĩ về thái độ cần có của thế hệ trẻ ngày nay đối với việc tiếp nhận các yếu tố văn hoá nước ngoài: cần có sự tiếp thu chọn lọc và tiếp tục gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.
Trả lời:
C1:
Bánh chưng là những món ăn truyền thống mang đậm nét văn hoá của người Việt. Giải thích về sự ra đời của bánh chưng, chúng ta có truyền thuyết bánh chưng, bánh dày: "Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày” xuất hiện từ đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua nhất sẽ được nhà vua nhường ngôi. Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Riêng Lang Liêu là người con nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, mà đã dùng ngay những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh tượng trưng cho trời tròn và đất vuông (còn được gọi là bánh chưng và bánh dày) để làm lễ vật dâng vua cha. Lễ vật của Lang Liêu hợp với ý vua Hùng nhất và nhà vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu… Từ đó bánh Chưng, bánh dày đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với tiên tổ, cha, ông." (Nguyễn Quyên (2021), Phong tục gói bánh chưng ngày Tết, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam).Truyền thuyết trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính; lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh dày là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.
C2:
Văn hóa ẩm thực của Việt Nam luôn là niềm tự hào của nhân dân ta với vô vàn các món ăn ngon, tạo nên sự độc đáo riêng biệt thu hút sự quan tâm của du khác quốc tế, đặc biệt là Phở. Được xem như món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam nhưng nguồn gốc chính xác của phở lại không rõ ràng và vẫn còn đang gây tranh cãi lớn. Các học giả, các đầu bếp, các chuyên gia ẩm thực cho đến những người sành phở đều nhất trí phở có xuất xứ ở miền Bắc vào những năm đầu của thế kỷ 20. Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở tỉnh Nam Định (nằm ở Tây Nam thủ đô Hà Nội). Do có nhiều người Pháp cư ngụ trong vùng vào thời điểm đó nên người dân địa phương đã chế biến món ăn này để làm thỏa mãn nhu cầu của cả hai. Nguyên liệu địa phương vẫn được dùng chủ yếu, kết hợp thêm một ít thịt bò để tạo nên một món súp mang bản sắc của địa phương nhưng có thêm hương vị nước ngoài. Theo một giả thuyết khác, bát phở đầu tiên có nguồn gốc ở Vân Cừ - một ngôi làng nghèo thuộc tỉnh Nam Định. Sau đó, người dân ở ngôi làng này đã gánh phở bán rong đến tận thủ đô Hà Nội để mưu sinh. Tuy không có cở sở để khẳng định tính xác thực của những phỏng đoán này nhưng có một điều chắc chắn là những người bán hàng rong ở Hà Nội đều đến từ làng Vân Cừ. Nhìn chung, phở phản chiếu rõ nét đời sống của người dân Việt cùng với những di sản phong phú, đặc sắc. Thông qua đó chúng ta thấy được một trong những truyền thống về ẩm thực đặc sắc gắn liền với lịch sử dân tộc của Việt Nam trong suốt thế kỷ qua.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Biết thêm về phở - Cục du lịch quốc gia Việt Nam.
https://vietnamtourism.gov.vn/post/22765
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 1. (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Theo em, vì sao tác giả chọn viết về món bánh mì Sài Gòn?...
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: