Ngữ văn lớp 11 trang 38 Tập 2 Cánh diều

72

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 38 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Đây mùa thu tới giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Đây mùa thu tới

Câu 1. (trang 38 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Điệp ngữ “mùa thu tới” trong dòng thơ số 3 có ý nghĩa gì?

Trả lời:

C1:

Điệp khúc nói lên sự hồ hởi, chào đón "nàng thu" của thi sĩ.

C2:

Điệp khúc nói lên sự hồ hởi, reo vui ngỡ ngàng chào đón "nàng thu" của thi sĩ.

Câu 2. (trang 38 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý cách sử dụng từ khác lạ trong dòng thơ số 5 (“Hơn một”)

Trả lời:

C1:

Tại sao lại là “Hơn một loài hoa’’ chứ không phải "Đã mấy loài hoa rụng dưới cành” như Thế Lữ đã từng sửa cho Xuân Diệu? “Một là duy nhất nhưng "hơn một” thì cái thế độc tôn ấy đã bị phá vỡ. “Hơn một" chứ không phải “nhiều” vì mùa thu chỉ mới vừa chạm ngõ đất trời, chỉ mới vừa dột những đường chỉ đầu tiên của chiếc “do mơ phai” tuyệt đẹp. Cách diễn đạt mới lạ, độc đáo mà tinh tế và chính xác vô cùng. Nhưng không chỉ dừng lại ở sự tàn phai, rơi rụng cua “Bỗng hoa rứt cánh rơi không tiếng” ( Ý thu), mùa thu còn tràn sang những cảnh vật khác.

C2:

Thông thường, “một” là duy nhất, độc nhất. Nhưng nhà thơ Xuân Diệu đã sử dụng từ “hơn một” nghĩa là thế độc tôn đã bị phá vỡ. “Hơn một" chứ không phải “nhiều” vì mùa thu chỉ mới vừa chạm ngõ đất trời. Cách diễn đạt mới lạ, độc đáo mà tinh tế và vô cùng chính xác.

Câu 3. (trang 38 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cách chấm câu trong khổ 3 có giá trị biểu đạt gì?

Trả lời:

C1:

Dấu câu tạo ấn tượng thị giác với độc giả, qua đó giúp người đọc cảm nhận được những tâm tư, tình cảm của tác giả.

C2:

Tác giả sử dụng dấu ba chấm ở cuối mỗi câu để nối dài ý thơ, tạo sự trải dài của hình ảnh được đề cập tới và mở rộng mọi giác quan của người đọc.

Đánh giá

0

0 đánh giá