Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 46 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Trao duyên giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Trao duyên
Trả lời:
- Đoạn trích Trao duyên kể về việc Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân, nhờ trả nghĩa Kim Trọng. Đoạn trích thể hiện chủ đề về bi kịch trong tình yêu của người phụ nữ tài sắc nhưng mệnh bạc.
Trả lời:
C1:
Những lời nói, hành động và lí lẽ của Thúy Kiều để thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng:
- Lời nhờ cậy của Kiều:
+ “Cậy”: một thanh trắc với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói, còn mang hàm nghĩa là trông mong, giúp đỡ, hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng.
+ Chịu: nài ép, bắt buộc, không thể từ chối.
→ Thúy Vân bị ép vào thế dù cho không muốn nhưng cũng phải nhận tình yêu mà Kiều trao.
- Hành động nhờ cậy:
+ “ngồi lên”, “lạy”, “thưa”: Kính cẩn trang trọng với người bề trên hoặc người hàm ơn.
→ Sự thay bậc đổi ngôi, đi ngược với lễ giáo phong kiến nhưng chấp nhận được, bởi: Kiều coi Vân như ân nhân của mình. Kiều trân trọng tình yêu với Kim Trọng. Cách nói đã thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều.
- Lí lẽ của Kiều:
+ “Ngày xuân em hãy còn dài” gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để em thấu hiểu.
+ “Xót tình máu mủ thay lời nước non”: Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.
+ “Thịt nát xương mòn”, “Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện.
→ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.
C2:
* Lời lẽ trao duyên:
- Cậy: Gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói, cũng mang hàm nghĩa là trông mong, giúp đỡ nhưng cậy còn mang thêm sắc thái hàm ý về sự hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng
- Chịu: Nài ép, bắt buộc, không thể không nhận.
* Hành động:
- Lạy, thưa:
+ Là thái độ kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mình hàm ơn.
+ Hành động của Kiều tạo ra sự trang nghiêm, thiêng liêng cho điều sắp nói ra
* Lí lẽ trao duyên:
- Lí lẽ trao duyên của Kiều:
+ Kiều kể về tình yêu với Kim Trọng, nguyên nhân sự tan vỡ và quyết định của mình: “khi ngày... chén thề”, nguyên nhân tan vỡ: “Sự đâu... bất kì”, quyết định khó xử: “Hiếu tình... vẹn hai”.
+ “Giữa đường đứt gánh tương tư”, “Mối tơ thừa”, “Quạt ước, chén thề” 🡪 Thành ngữ, những điển tích, những ngôn ngữ giàu hình ảnh đã vẽ nên một mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim - Kiều.
Trả lời:
- Thông qua việc Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, bi kịch của nàng lại được đẩy lên càng tăng bởi nó đã thể hiện sự đau đớn, đầy tuyệt vọng, ta lại càng thấy được tấm lòng thủy chung một lòng hướng về Kim Trọng của nàng.
Trả lời:
C1:
- Việc Thúy Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.
C2:
Việc Thúy Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu có ý nghĩa: Kiều giữ lại tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và chàng Kim chỉ gửi gắm mối duyên dang dở cho Thúy Vân.
Trả lời:
C1:
- Đoạn Trao duyên là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân, với chính mình và với Kim Trọng.
- Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại: tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng khi không trọn vẹn trong tình yêu và lời thề với Kim Trọng. Trò chuyện với chính mình, Kiều đã trách thân phận, có duyên mà không có phận với chàng Kim “phận bạc như vôi” và xác định rằng cuộc đời mình sẽ là “nước chảy hoa trôi lỡ làng”.
C2:
- Đoạn Trao duyên là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân, với chính mình và với Kim Trọng.
- Đoạn trích là một đoạn lời thoại hoàn chỉnh của nhân vật. Nhưng tính chất đối thoại đổi thay dần theo diễn biến tâm lí và cảm xúc của Kiều. Ban đầu Kiều đau đớn khi trao duyên cho em. Sau đó, cho dù Thuý Vân vẫn còn ngồi ở đó, nhưng lời của Kiều không hướng tới nàng. Kiều lúc này chỉ sống với chính mình, với người yêu của mình nên lời nàng hướng vào nội tâm, thể hiện nỗi đau đớn đến quằn quại của riêng nàng. Ở vào trạng thái đau đớn đến cùng cực, người ta mất luôn ý thức về thực tại.
Trả lời:
C1:
- Một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên:
+ Tác giả sử dụng những điển cố, điển tích điển hình để thể hiện nỗi đau đớn, xót xa của Thúy Kiều, “Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”, “trâm gãy bình tan”, “ngậm cười chín suối”, “Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”. Những hình ảnh này nhằm làm nổi bật nỗi thống cổ trong hoàn cảnh éo le của nàng Kiều.
+ Độc thoại: thể hiện ý chí quyết tâm cắt bỏ đoạn tình cảm với chàng Kim, nhưng rồi lại khổ đau tột cùng khi nghĩ đến việc phải rời xa người yêu, “Duyên này thì giữ, vật này của chung”, “Dù em nên vợ nên chồng/ Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.”. Kiều vẫn muốn giữ lại chút tấm lòng, chút tình cảm sâu nặng giữa hai người, thể hiện lối suy nghĩ của một cô gái sắc sảo, thông minh.
C2:
- Một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên:
+ Ẩn dụ: “đứt gánh tương tư”, “mối tơ thừa” ám chỉ việc tình yêu tan vỡ.
+ So sánh, ẩn dụ: “Phận sao phận bạc như vôi/ Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng” thể hiện số phận bất hạnh, tâm trạng đau khổ của Kiều.
+ Độc thoại: thể hiện ý chí quyết tâm cắt bỏ đoạn tình cảm với chàng Kim, nhưng rồi lại khổ đau tột cùng khi nghĩ đến việc phải rời xa người yêu, “Duyên này thì giữ, vật này của chung”, “Dù em nên vợ nên chồng/ Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.”
Trả lời:
C1:
Đoạn trích Trao duyên của tác giả Nguyễn Du khắc họa hình ảnh nhân vật Thúy Kiều đã đọng lại trong em vô vàn suy nghĩ. Một cô gái xinh đẹp mặn mà sắc sảo là thế nhưng lại bị chính cái xã hội đen tối phong kiến kia làm cho Kiều có cuộc đời gian truân, sóng gió. Với từng hành động “Cậy em, ngồi lên, lạy rồi sẽ thưa” em hiểu được sự trăn trở trong Kiều cùng với nhiều hi vọng và trông cậy vào Vân. Sự kí gửi tình cảm của nàng với em gái cho thấy Kiều đã xót xa, đau đớn như thế nào. Từng cử chỉ, hành động, lời nói của Kiều đều rất chân thực, đều rất chua xót, đau đớn. Với từng kỉ vật như chiếc vành, như bức tờ mây, Kiều đều trân trọng, đều luyến tiếc và níu giữ. Sự níu giữ ấy cũng vì nàng yêu, nàng trân trọng mối tình đẹp với Kim Trọng nhưng bị xã hội ấy vùi dập làm đau, làm đớn. Qua đó, em thấy càng thêm chua xót cho những suy nghĩ, cho số phận nàng Kiều hẩm hiu.
C2:
Qua đoạn trích Trao duyên, Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng, nỗi lòng của Thúy Kiều khi trao mối duyên của mình cho Thúy Vân. Kiều trao duyên cho em. Cách trao duyên tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng nửa trao, nửa níu để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này: Kiều đang mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, lí trí và tình cảm. Kiều trao duyên chứ không muốn trao tình. Sau khi trao duyên, dự cảm về cái chết cứ trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều. Từ chỗ nói với em Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu ; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ. Với nghệ thuật miêu tả tinh tế diễn biến nội tâm nhân vật và ngôn ngữ độc thoại sinh động, đoạn trích Trao duyên đã ánh lên vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi tình yêu tan vỡ và sự hy sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.
Video bài giảng Văn 11 Trao duyên - Cánh diều
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Thúy Kiều để lại những kỉ vật nào trong tình yêu?....
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: