Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 21 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Tôi yêu em giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Tôi yêu em
Trả lời:
C1:
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng khổ thơ:
+ Bốn câu thơ đầu là cảm xúc bị kìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu. Đồng thời cũng là lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng. Càng giã từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt.
+ Hai câu thơ 5 và 6 là sự kìm nén cảm xúc, chế ngự nhưng xúc cảm vẫn trào dâng, da diết. Nhân vật trữ tình thành thực hết mức, không né tránh đưa ra cùng kiệt tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc tối tận đáy sâu tâm hồn. Nếu hai câu 5- 6 là sự dằn vặt, u buồn thì hai câu kết là sự thanh thoát, hóa giải sự nuối tiếc, xót xa, để tự tin kiêu hãnh với tình yêu của mình. Nhân vật trữ tình vượt lên trên sự ích kỉ để cầu mong người yêu được hạnh phúc.
- Cụm từ trở thành điệp khúc là "Tôi yêu em".
+ Cụm từ được dùng trong câu mở đầu khổ một, hai, câu ba khổ hai.
+ Tôi yêu em được sử dụng lên 3 lần.
- Tác dụng: Tạo nên giọng điệu của toàn bài, là lời giãi bày tình cảm của chủ thể trữ tình "tôi". Làm cho bài thơ có nhịp điệu, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
C2:
- Cụm từ “tôi yêu em” trở thành điệp khúc trong bài thơ.
- Tác dụng:
+ Thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối. Tác giả muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.
+ Làm tăng sức biểu đạt cho bài thơ.
Trả lời:
C1:
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.
+ Trong khổ thơ đầu, tác giả đã diễn tả lời từ giã tình yêu nhưng cũng chính là lời giãi bày tình cảm. Bài thơ mở đầu với lời thú nhận đáng yêu tôi yêu em, như lời thú nhận tự nhủ trực tiếp, ngắn gọn, giản dị nhưng cũng chân thành, tha thiết. Bốn câu thơ đầu cảm xúc bị ghìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu. Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng - Càng giã từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt.
→ Khổ thơ thể hiện nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha. Đó là là lời giã từ này có sự đúng đắn của lí trí, cả sự cao thượng, vị tha. Nó không chỉ đẹp, mà còn vươn tới giá trị tinh thần cao đẹp của loài người.
C2:
Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện qua bốn dòng thơ đầu:
- Suy nghĩ về tình yêu của mình, có sự yêu thương và độc lập, có gì đó như là một phần trong “tôi”.
- Cái tôi tác giả tự soi vào tâm hồn mình.
- Ngọn lửa tình yêu bồng cháy trong tim.
- Tác giả cho rằng tình yêu không phải là chiếm hữu mà là cho đi, nghĩ là nghĩ cho người mình yêu.
Trả lời:
+ Hai câu thơ 5- 6 mở đầu bằng “Tôi yêu em”
+ Cách ngắt nhịp đứt quãng, rối bời.
→ Nhân vật trữ tình thành thực hết mức, không né tránh phân tích cùng kiệt tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc tối tận đáy sâu tâm hồn “không hi vọng”; “rụt rè”; “hậm hực lòng ghen”.
Trả lời:
C1:
Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
- Kết lại đoạn thơ vừa là lời chúc phúc, cầu chúc cho người con gái mình yêu có được hạnh phúc và cũng là lời ngầm khẳng định lại về tình cảm sâu sắc của nhân vật trữ tình. Đây là hành động đẹp, cao cả trong tình yêu.
C2:
Hai dòng thơ cuối thể hiện sự cao thượng, chân thành trong tình yêu của thi sĩ.
+ Lẽ thường trong tình yêu là sự ích kỷ, ghen tuông là biểu hiện cao độ của sự ích kỷ đó. Ở đây, nhân vật tôi đã vượt qua thói thường ấy, hướng tới một trái tim trong sáng.
+ Lời chúc phúc chân thành.
=> Lối ứng xử thông minh, nhân hậu của một người đàn ông trưởng thành, khẳng định mạnh mẽ tình yêu sâu nặng của mình, và bộc lộ niềm tự hào, sự tự tin vào tình yêu ấy chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc cho cô gái.
Trả lời:
Pu-skin không chỉ là Mặt trời của nền thi ca Nga ở tư cách công dân mà còn là thi sĩ ca hát về tình yêu. Hầu như tình yêu, tình bạn luôn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất và là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ của cả đời ông. Bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin đã gây một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người: những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời giản dị, trong sáng nhất. Tình yêu đó bắt đầu từ những điều bình dị nhất như cách xung hô Tôi / em. Nó thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương. Tình yêu của Puskin không một tình yêu ích kỉ, vụ lợi, ông tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, không hờn dỗi, trách móc hay oán thán. Lời cầu mong cuối bài thơ cũng còn là lời nhắn nhủ của một trái tim giàu độ lượng và cao thượng, cầu mong hạnh phúc sẽ đến với cô gái mà chàng trai yêu sâu đậm. Yêu là muốn những điều tốt đẹp nhất đến với người mình yêu.
Trả lời:
- Hai câu thơ của Pu-skin: Với Pu-skin, khi yêu là yêu một cách chân thành, đằm thắm, sâu sắc nhất. Luôn dành trọn tình yêu đó cho người mình yêu. Dù có không thể đến được với nhau thì cũng sẽ luôn mong muốn người mình yêu được hạnh phúc. Một tình yêu cao cả, không nhỏ nhen ích kỉ.
- Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương: Tình yêu trong thơ của Hồ Xuân Hương lại là sự khát khao được yêu thương, được sống trong tình yêu. Đó là sự khao khát của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ khát khao được yêu thương, được hạnh phúc trọn vẹn. Qua hai câu thơ, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã truyền tải thông điệp: Có yêu thì yêu cho chân thật để tính chuyện lâu dài, đừng giở cái trò trêu hoa rồi bỏ đi.
→ Từ hai quan niệm về tình yêu trên, tình yêu cao đẹp là khi hai người tôn cùng trọng nhau, cùng vun đắp cho tình yêu chung, cùng mong người kia được hạnh phúc.
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: