Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 94 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Chân quê giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Chân quê
Trả lời:
C1:
- Nhân vật tôi thể hiện cảm xúc buồn bã, tiếc nuối và hụt hẫng khi gặp lại nhân vật em, vì “tôi” nhận thấy sự thay đổi của người yêu mình, không còn mộc mạc, giản dị như ngày trước.
- Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện qua:
+ Từ ngữ, hình ảnh: “áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!”,
“nào đâu cái yếm lụa sồi
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?”
+ Biện pháp tu từ:
Liệt kê: hình ảnh yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen …
Điệp cấu trúc: “nào đâu… cái”
Câu hỏi tu từ, câu cảm thán thán và thể thơ lục bát.
C2:
Tình cảm, cảm xúc |
Từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ |
Lo lắng, bồn chồn mong đợi người yêu đi tỉnh về. |
Cụm từ “đợi mãi”, không gian “con đê đầu làng”. |
Ngỡ ngàng, đau khổ trước sự thay đổi của cô gái cả về cách ăn mặc lẫn hành động, cử chỉ. |
Hình ảnh “khăn nhung quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm” (trang phục của người thành thị) đối lập với sự giản dị, chân chất người thôn quê. Từ “rộn ràng” – sự thay đổi trong thái độ, cử chỉ. |
Trách móc, xót ca, tiếc nuối vì những vẻ đẹp chân quê, bình dị, dân giã của cô gái bị đánh mất. |
Biện pháp đảo ngữ “nào đâu”, câu hỏi tu từ và hàng loạt hình ảnh liệt kê quen thuộc, mang đặc trưng thôn quê như “yếm lụa sồi”, “dây lưng đũi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “quần nái đen”,… |
Tha thiết, chân thành, van nài, khuyên nhủ người yêu giữ lấy những truyền thống tốt đẹp của quê hương. |
Sự thay đổi trong cách xưng hô (từ “tôi” ở khổ đầu → “anh” khổ 3,4, cách nói “van em”, hình ảnh ẩn dụ “hoa chanh nở giữa vườn chanh” (mình là người thôn quê thì ở giữa xóm làng, quê hương càng nên giữ gìn, trân trọng những nét “quê mùa”, dân dã, mộc mạc vốn có ấy. |
Trả lời:
C1:
Hình ảnh “em” hiện lên trong cảm nhận của nhân vật “tôi”:
- Trước đây: Là cô gái dịu dàng, giản dị, mộc mạc - “yếm lụa sồi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “cái quần nái đen” …
- Hiện tại: Không còn mang dáng vẻ trong sáng, chân chất nữa – “khăn nhung”, “quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm” …
= > Sự thay đổi này khiến cho nhân vật tôi cảm thấy buồn bã, hụt hẫng - “em làm khổ tôi”, “van em em hãy giữ nguyên quê mùa.
C2:
- Hình ảnh “em” hiện lên trong cảm nhận của nhân vật “tôi” rất lạ lẫm, bất ngờ vì có sự thay đổi lớn về cách ăn mặc bên ngoài và cả cử chỉ, thái độ ; từ đó đưa đến những sự cảm về những thay đổi trong tình cảm mà “em” dành cho “tôi”.
+ Sự thay đổi về cách ăn mặc của “em” trong cảm nhận cảu nhân vật “tôi”: Khăn nhung quần lĩnh, áo cài khuy bấm,…
+ Sự thay đổi về cử chỉ, thái độ của “em”: rộn ràng
- Hình ảnh “em” hiện lên đẹp nhất, “vừa lòng anh” nhất là khi “em” giữ nguyên vẻ “quê mùa” truyền thống, chân chất, giản dị, mộc mạc, vốn có của quê hương.
Câu 3 (trang 94 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?
Trả lời:
C1:
- Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy sống là chính mình, đừng vì chạy theo những thứ xa hoa, phù du mà đánh mất đi con người mình.
C2:
Bài thơ chất chứa niềm lo âu, băn khoăn, day dứt và dự cảm về những đổi thay nhanh chóng đến đáng sợ của những gì vốn mang đậm bản sắc quê hương, dân tộc. Hãy giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của cha ông, dân tộc là lời nhắn gửi của tác giả qua bài Chân quê, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Video bài giảng Ngữ văn 11 Chân quê - Chân trời sáng tạo
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Đồ gốm gia dụng của người Việt
Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
Trình bày kết quả nghiên cứu một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội