Ngữ văn lớp 11 trang 14 Tập 1 Chân trời sáng tạo

60

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 14 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Trả lời: 

C1:

Tình cảm của tác giả đối với dòng sông Hương được cảm nhận bằng các giác quan với sự tinh tế và nhạy cảm của một người nghệ sĩ – vừa là một họa sĩ tài ba vừa là một nhạc sĩ rung cảm đắm say trước cái đẹp của sông Hương. Nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình, sông Hương cũng giống sông Seine của Pari, sông Đa Nuýp của Budapest,… nhưng trong cách biểu đạt tài hoa của tác giả, sông Hương được cảm nhận với nhiều góc độ: nhìn bằng con mắt của hội hoạ, sông Hương và những chi lưu của nó tạo những đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô; qua cách cảm nhận âm nhạc, sông Hương “đẹp như điệu Slow” chậm rãi, sâu lắng, trữ tình và với cái nhìn đắm say của một trái tim đa tình, sông Hương là người tình dịu dàng và chung thuỷ.

C2:

Qua đoạn văn này, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết, một niềm tự hào và một thái độ trân trọng, gìn giữ đối với những vẻ đẹp tự nhiên và đậm màu sắc văn hóa của dòng sông quê hương.

Câu 4 trang 14 Ngữ văn 11 Tập 1Bạn hiểu gì về mối quan hệ giữa sông Hương với Huế qua câu văn “Quả đúng như vậy…của những mái chèo khuya”?

Trả lời: 

C1:

Dưới cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương được đối sánh trong các ngành nghệ thuật, sông Hương về với Huế như hồn gặp xác, là tiếng nói của người con gái đi được nửa cuộc đời và tìm được người tình nhân đích thực. Sông Hương đã làm cho Huế đẹp một cách trầm lặng và có chút gì đó hấp dẫn nhưng rất kín đáo.

Từ góc độ văn hóa, trong cách nhìn với âm nhạc tác giả đã gắn sông Hương với một nền âm nhạc cổ điển Huế: “Sông Hương trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Từ đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã liên hệ đến việc nghe hát trên sông Hương.

Nhà văn đã đưa ra một minh chứng rằng: “Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này trong một khoang thuyền nào đó giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Từ góc nhìn văn hóa, người nghệ sĩ đã tưởng tượng về đại thi hào Nguyễn Du, về Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”. Nhà văn đã đặt hình ảnh dòng sông trong mối quan hệ với tiếng chuông chùa ngân nga khi vào Huế để nhìn nhận.

C2:

Mối quan hệ: sông Hương chính là nguồn cảm hứng cho nền âm nhạc Huế.

Đánh giá

0

0 đánh giá