Ngữ văn lớp 11 trang 95 Tập 2 Kết nối tri thức

63

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 95 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Bài ca ngất ngưởng giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng

Câu hỏi 1 (trang 95  sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Theo quan sát của bạn, hiện nay vấn đề "cá tính" được giới trẻ nhìn nhận như thế nào? 

Trả lời:

C1:

Thời trang Gen Z: Khi cá tính thể hiện trong từng bộ trang phục. Mỗi bộ đồ, phụ kiện được nam thanh niên lựa chọn đều nhằm thể hiện cá tính riêng của họ. quan niệm: “Không có quy chuẩn nào cho một phong cách thời trang đẹp. Chỉ có phù hợp với người mặc hay không. Thời trang có thể phai nhạt nhưng phong cách là bất tử. Lúc này, tôi hài lòng với phong cách mình theo đuổi. Bởi vì nó không chỉ khiến tôi có cơ hội thể hiện cá tính của mình và tôi được người khác chú ý. “Xu hướng thời trang sẽ đa dạng hóa và mang đậm cá tính riêng của giới trẻ. Nhưng cũng có ưu và khuyết điểm. Nếu xu hướng thời trang tốt, mang lại nhiều thiện cảm thì nên theo đuổi. Còn nếu xu hướng xấu thì không nên theo đuổi. Vì Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ “. Có thể thấy, nếu các bạn trẻ thuộc thế hệ millennials (Gen Y) thích bắt kịp thời đại. Thì Gen Z lại muốn thể hiện bản sắc cá nhân của mình. Nhìn chung, Gen Z, một thanh niên hiện đại, cởi mở hơn trong nhiều vấn đề. Luôn tích cực thể hiện bản thân bằng cách thoát ra khỏi định kiến ​​giới. Đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang.

C2:

Cá tính của giới trẻ hiện nay được bộc lộ rất rõ từ bên ngoài, trong từng bộ trang phục với quan niệm: “Không có quy chuẩn nào cho một phong cách thời trang đẹp. Chỉ có phù hợp với người mặc hay không.” Các bạn trẻ gen Z là những thanh niên hiện đại, cởi mở hơn trong nhiều vấn đề. Luôn tích cực thể hiện bản thân bằng cách thoát ra khỏi định kiến giới. Đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang.

Câu hỏi 2 (trang 95  sgk Ngữ văn 11Tập 2):  Nêu ý nghĩa của bạn khi nghe nhận xét về một người nào đó có "vị trí cao ngất ngưởng" và khi nghe đánh giá về một ai đó có "thái độ ngất ngưởng". Từ "ngất ngưởng" trong hai trường hợp trên có giống nhau không?

Trả lời:

Vị trí cao ngất ngưởng: là một vị trí cao trong xã hội có quyền thế. 

Thái độ ngất ngưởng: là một thái độ ngang tàng, vượt thế tục của con người. 

* Đọc văn bản

1. Tự thuật của tác giả về hành trang cuộc đời mình: 

- "Ngất ngưởng" trên đường công danh; 

- "Ngất ngưởng" khi rời chốn quan trường.

"Ngất ngưởng" trên đường công danh: chỉ sự thao lược, tài năng, phong cách ngạo nghễ khi làm quan của tác giả. 

"Ngất ngưởng" khi rời chốn quan trường: chỉ sự ngang tàng của ông khi làm dân thường. 

2Thái độ, cảm xúc của tác giả khi "tổng kết" về cuộc đời mình.

Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tự đánh giá về bản thân

    + Giọng điệu tự thuật khảng khái, đầy cá tính

    + Ông ý thức được rõ ràng tài năng, phong cách sống của bản thân

    + Ông tự hào vì có cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội

    + Ông tự hào vì dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo

Đánh giá

0

0 đánh giá