Ngữ văn lớp 11 trang 50 Tập 2 Kết nối tri thức

79

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 50 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Cà Mau quê xứ giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Cà Mau quê xứ

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tác giả có tâm thế như thế nào khi đến với Mũi Cà Mau? Tâm thế đó có ý nghĩa gì đối với người viết tản văn?

Trả lời:

Tác giả có tâm thế rất thoải mái khi đến với Mũi Cà Mau. Tâm thế đó sẽ giúp nhà văn có cái nhìn sâu sắc và tinh tế hơn về cảnh sắc thiên nhiên cùng con người nơi đây. 

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi được thể hiện qua những khung cảnh, nhân vật nào?

Trả lời:

C1:

Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi được thể hiện qua những khung cảnh, nhân vật như:

+ Những con người Cà Mau luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và vất vả với cuộc sống. 

+ Họ phải chịu nhiều thiên tai và đối mặt với sự thiếu thốn vật chất.

+ Tuy nhiên họ luôn tỏ ra vui vẻ và lạc quan, vẫn rất hiếu khách và chất phác. 

→ Đó chính là thứ níu chân tác giả tại nơi đây.

C2:

Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi được thể hiện qua những khung cảnh, nhân vật:

* Khung cảnh:

- Những ngôi nhà sàn thưng lá dừa nước, cơ sở gia công, cá bơi lội ở biển dưới sàn.

* Con người:

- Những con người Cà Mau luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và vất vả với cuộc sống. 

- Họ phải chịu nhiều thiên tai và đối mặt với sự thiếu thốn vật chất.

- Tuy nhiên họ luôn tỏ ra vui vẻ và lạc quan, vẫn rất hiếu khách và chất phác. 

→ Đó chính là thứ níu chân tác giả tại nơi đây.

Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn nào đã có duyên nợ với vùng đất này? Những liên tưởng đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn đã có duyên nợ với vùng đất này là Nguyễn Tuân, Anh Đức và Xuân Diệu. Những liên tưởng đó đã càng khẳng định sức hấp dẫn và thú hút của con người và mảnh đất nơi đây.

Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong bài tản văn? 

Trả lời:

Chất trữ tình đã được thể hiện rất rõ ràng trong bài tản văn thông qua những cảm giác và tình cảm của tác giả giành cho thiên nhiên và con người mũi Cà Mau. Dù đã rời khỏi vùng đất đó nhưng những kí ức của ông với nơi đây vẫn còn nguyên vẹn, đó là thứ níu kéo tình cảm của ông, làm ông lưu luyến không rời để rồi nhớ nhung.

Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Dưới ngòi bút tác giả, sắc màu riêng của vùng Đất Mũi hiện lên như thế nào?

Trả lời:

C1:

Dưới ngòi bút tác giả, sắc màu riêng của vùng Đất Mũi hiện lên vừa mang chất hiện thực vừa mang chất trữ tình. 

C2:

Sắc màu riêng của vùng Đất Mũi hiện lên vừa mang chất hiện thực vừa mang chất trữ tình. 

- Vùng đất mang vẻ đẹp bình dị, giản đơn đến lạ lùng ở vùng quê nhỏ tận cùng Tổ quốc - nơi sinh sống của những người dân thuần hậu, chịu thương chịu khó, hòa hợp với thiên nhiên.

- Nơi hội tụ hệ sinh thái rộng lớn, trú ngụ của các loài chim, sinh vật biển,...

Câu 6. (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Theo bạn, trong hai phương diện sau, phương diện nào thực sự nổi trội ở bài tản văn này? Vì sao bạn xác định như vậy?

a. Những thông tin xác thực, hình ảnh khách quan của thiên nhiên và con người ở Đất Mũi.

b. Tình cảm, cảm xúc chủ quan của "tôi" (người viết) khi tiếp xúc với thiên nhiên và con người ở Đất Mũi.

Trả lời:

Theo em, trong hai phương diện trên, phương diện thực sự nổi trội ở bài tản văn này là: Tình cảm, cảm xúc chủ quan của "tôi" (người viết) khi tiếp xúc với thiên nhiên và con người ở Đất Mũi. Vì thông qua tác phẩm, những tình cảm, cảm xúc của tác giả đã được hiên lên một cách rõ nét. Ông đặt vào trong từng lời văn tình cảm và sự quan sát tinh tế của mình. Phải giành nhiều tình cảm lắm thì mới thấy được cả vẻ đẹp ẩn sâu bên trong của nơi ấy và họa nó vào từng lời văn như vậy.

Câu 7. (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nêu nhận xét của bạn về cách sử dụng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ trong tác phẩm.

Trả lời:

C1:

Qua bài tản văn có thể thấy tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ bằng câu hỏi tu từ như để thỏa mãn những thắc mắc của mình về mảnh đất và con người nơi ấy, đồng thời qua đó gửi gắm tình cảm của mình vào trong với ngôn từ mang đậm chất tản văn.

C2:

Tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ bằng câu hỏi tu từ như để thỏa mãn những thắc mắc của mình về mảnh đất và con người nơi ấy, đồng thời qua đó gửi gắm tình cảm của mình vào trong với ngôn từ mang đậm chất tản văn.

* Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Từ ý của câu "Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe", hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói về cảm xúc đối với Mũi Cà Mau.

Đoạn văn tham khảo:

C1:

Qua văn bản trên đã cho ta thấy được Cà Mau trên dáng hình Việt Nam. Nó hiện lên với vẻ đẹp tươi mới. Từ đây cho thấy rằng đất nước ta vốn dĩ có những địa danh đẹp và nên thơ như vậy. Những địa danh, thắng cảnh ấy càng làm ta cảm thấy tự hào về nét đẹp của dải đất hình chữ S. Và hơn nữa là sự yêu quý dành cho những cảnh đẹp nói riêng và quê hương đất nước nói chung. Thông qua tác phẩm, những tình cảm, cảm xúc của tác giả đã được hiên lên một cách rõ nét. Ông đặt vào trong từng lời văn tình cảm và sự quan sát tinh tế của mình. Phải giành nhiều tình cảm lắm thì mới thấy được cả vẻ đẹp ẩn sâu bên trong của nơi ấy và họa nó vào từng lời văn như vậy. Chẳng thế mà tác giả mới thốt lên “Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe”.

C2:

Dòng văn cuối của văn bản “Cà Mau quê xứ” đã tổng kết lại những nỗi niềm lưu luyến, những cảm xúc tiếc nuối của tác giả khi phải rời xa Đất Mũi Cà Mau. Đó là nơi ông gắn bó trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng để lại thật nhiều điều mong nhớ. Ở nơi cuối cùng của Tổ quốc với đầy nắng gió và cát biển, nhà văn đã được sống một cuộc đời rất khác, an yên và thú vị. Để khi rời đi, tạm biệt ông là những “cái nhìn lánh đen như than đước” của những người dân hồn hậu, của món quà chân phương và chan chứa tình cảm - than hầm. Lời chia tay có thể thật đẹp với những nụ cười tươi, cái bắt tay ấm nóng và lời hứa hẹn một ngày mai sẽ quay trở lại. Nhưng bước chân lên tàu rời Đất Mũi, nỗi nhung nhớ cùng tiếc nuối mới dâng trào nghẹn ngào. Tình cảm là một điều đặc biệt, lí trí muốn giấu kín thật sâu nhưng cơ thể vốn dĩ chẳng thể nói dối. Hình ảnh “mắt tôi chợt cay nhòe” đó là phản ứng cơ thể tự nhiên của tác giả khi biết mình phải rời xa mảnh đất thân thuộc này. Chẳng phải vậy mà Chế Lan Viên đã từng viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”

Đánh giá

0

0 đánh giá