Văn bản Cà Mau quê xứ - Trần Tuấn - Nội dung, tác giả, tác phẩm

13.9 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Cà Mau quê xứ Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Cà Mau quê xứ lớp 11.

Tác giả tác phẩm: Cà Mau quê xứ - Ngữ văn 11

I. Tác giả Trần Tuấn

Cà Mau quê xứ - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức

- Trần Tuấn sinh năm 1967 tên khai sinh là Trần Ngọc Tuấn, quê ở Hà Nội.

- Trong làng báo cũng như kho tàng văn học Việt Nam, anh là một giọng bút ký có dấu ấn riêng sâu sắc và đầy ý nghĩa, với cách viết nhấn nhá, nhiều liên tưởng.

II. Tìm hiểu tác phẩm Cà Mau quê xứ

1. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại tản văn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm Cà Mau quê xứ được trích trong tập Uống cà phê trên đường của Vũ. Đó là những trải nghiệm gần gũi và đáng nhớ của ông khi đến mảnh đất Cà Mau.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là tự sự

4. Tóm tắt

Cà Mau- mảnh đất được nhà văn Trần Tuấn lựa chọn là mảnh đất sẽ đến thăm quan và khám phá, tất cả như ngoài sức tưởng tượng của ông một khung cảnh tuyệt đẹp và hài hòa giữa thiên nhiên và con người, để rồi sau chuyến đi đó, tác giả đã viết nên tác phẩm Cà Mau quê xứ. Đối với tác giả, đây là vùng đất luôn nằm trong trí tưởng tượng từ lâu của mình, tác giả đã ấp ủ nó chỉ chờ ngày được xách ba lô lên và đi. Để rồi khi thực sự được đến Cà Mau, tác giả yêu và đắm chìm trong cái khung cảnh và con người nơi đây.

5. Bố cục

Phần 1: Từ đầu đến thơ thần với Cà Mau: Lúc tác giả đặt chân đến vùng đất Cà Mau

Phần 2: Tiếp đến những thân ổ mới: Mô tả về khung cảnh và cuộc sống của những con người Cà Mau

Phần 3: Còn lại: Tình cảm của tác giả

6. Giá trị nội dung

Tác phẩm Cà Mau quê xứ được khắc họa chân thực về mảnh đất Cà Mau, phía cuối của hình chữ S Việt Nam, ông chủ yếu kẻ về chuyến đi trải nghiệm thực tế của mình, kể về khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và con người hiền lành nơi đây. Tác giả đã bộc lộ những cảm xúc, niềm mến thương nơi này qua từng nét viết. Khung cảnh ở Cà Mau được tác giả gợi ra qua những trang ký của Nguyễn Tuân, Anh Đức và Xuân Diệu.

7. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện được hết tâm tư vào tác phẩm

- Ngôn ngữ thơ hay và giản dị nhưng ấn tượng

- Khắc họa hiện thực chân thật và mang ý nghĩa to lớn

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cà Mau quê xứ

1. Vẻ dẹp của đất Mũi Cà Mau

Cà Mau quê xứ - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức

a. Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi.

- Anh bạn nhà văn Đất Mũi kể đã chứng kiến đủ xúc động của các vị khách khi đến đây “Người ôm cây cột mốc, kẻ ôm cây được, kẻ lại nằm lăn xuống bùn lầy để … khóc vì sướng!”

+ Cảnh mấy anh em nhà báo cởi trần ngôi lai rai tại ngôi nhà số 1 của xã Đất Mũi, qua câu chuyện về những con người cụ thể, thêm thấu hiểu cung cách làm ăn và sinh sống của cư dân nơi đây.

+ Cảnh những người phụ nữ ngồi lột thịt ghẹ tại một cơ sở gia công thực phẩm của vợ chồng nhà anh Phúc, chị Tuyết – một bức tranh sinh động về lao động sản xuất của con người Đất Mũi.

+ Câu chuyện gay cấn một thời về sự lựa chọn giữa con tôm và cây lược, liên quan đến sinh mệnh chính trị của bao nhiêu người, được kể lại trong ngôi nhà của Phó Chủ tịch xã Đất Mũi Lê Hoàng Liêm.

→ Ở thời điểm bài tản văn ra đời, những khung cảnh nhật vật đó chính là câu chuyện của hiện tại, có tình thời sự nóng hổi, mang hơi thở của cuộc sống bề bộn đang chuyển mình, vận động. Quan sát dòng chảy của cuộc sống để ghi lại một cách chân thực, đó là thế mạnh vốn có của thể loại kí.

b. Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn sau

- Trước Cách mạng có Nguyễn Bính – nhà thơ lãng mạn từng đặt chân đến Mũi Cà Mau trong những chuyến giang hồ như nhà thơ tự nhận; trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ có Nguyễn Tuân với bài kí Khi nào Bắc Nam đã được thồng nhất, anh sẽ vô thăm đầu trước hết?, Anh Đức có tập bút kí Bức thư Cà Mau; Xuân Diệu có bài thơ Mũi Cà Mau. Nhắc đến vùng đất này không thể không nhắc đến nhà văn Sơn Nam – một pho từ điển sống về Nam Bộ; Nguyễn Ngọc Tư – một nhà vă sống và viết ở Cà Mau.

→ Những liên tưởng đó cho thấy, Mũi Cà Mau là miền đất khơi gợi nhiều cảm hứng sáng tạo cho các nhà văn, nhà thơ. Đến với Mũi Cà Mau cũng là đến với một vùng văn chương, vì thế, cầm bút viết về vùng đất này, tác giả không khỏi cảm thấy có những thách thức.

2. Tâm thế của tác giả và nghệ thuật viết tản văn

a. Tâm thế của tác giả khi đến với mũi Cà Mau

- Tác giả đến với Mũi Cà Mau với tâm thế rất nhẹ nhàng: đi chơi. Nhưng ở đây, đi chơi cũng có nghĩa là đến với miền đất lạ, đi tìm niềm hứng khởi mới, để được trải nghiệm bằng tất cả các giác quan và cảm xúc.

- Với tác giả - người viết tản văn – những trải nghiệm thực tế như vậy vô cùng quan trọng. Nó đánh thức khả năng khám phá về vùng đất và con người nơi đây. Nó gợi lên trong lòng người viết những cảm xúc mới mẻ, những quan sát và suy ngẫm có chiều sâu. Bằng liên tưởng bất chợt, nó kết nối hiện tại với quá khứ, chuyện đời và trang văn, hiện thực và ước vọng… Đây là những điều kiện cần thiết cho sự sáng tạo trong tản văn.

b. Chất trữ tình trong bài tản văn

- Chất trữ tình trong bài tản văn được bộc lộ qua cảm xúc của người viết, cùng với cách thể hiện vừa đa dạng, vừa có nhiều nét độc đáo. Chẳng hạn:

+ Người viết đến với Mũi Cà Mau với tâm thế nhẹ nhõm, nhưng kì thực để “thỏa nỗi khát thèm hạt phù sa ròng ròng tươi mới”. Những rung động mới mẻ, tức thì của tâm hồn khi tiếp xúc với con người và cảnh vật đang thay thế cho sự hiểu biết về một vùng đất qua trang văn của những người đi trước.

+ Mượn lời văn trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nói hộ nỗi niềm “Cá thòi lòi dạn dĩ theo con nước chạy rột rẹt dưới sàn nhà, có lúc ngóc đầu lên, nhìn thom lom, ý hỏi ai đây ta, ai mà ngó tui thiếu điều lòi con mắt ra, lạ lắm sao?”.

+ Thấy được sự bồi hồi rất lạ của lòng mình đối với những kiểu bày tỏ niềm xúc động của bao nhiêu người từ mọi miền về đây.

+ Nhìn cảnh quan, sản vật, con người lắng nghe lời ăn tiếng nói của quê xứ Cà Mau với niềm yêu mến, gần gũi, thân tình.

+ Đồng cảm với mọi lo toan, bề bộn trong cuộc mưu sinh của những con người gắn bó với quê hương mũi Cà Mau.

+ Không giấu được niềm xúc động kín đái khi rời Mũi Cà Mau “Than hầm từ thân cây được xứ này nghe nói tốt hơn mọi thứ than củi trên đời, đượm bên hơi lửa và không hề có khói. Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe”.

→ Như vậy, chất trữ tình của bài tản văn khi được thể hiện trực tiếp (người viết tự bộc lộ cảm xúc), khi được thể hiện gián tiếp (những hình ảnh khách quan của cuộc sống có sức lay động tình cảm người đọc nhờ cách tái hiện của tác giả). Chất trữ tình hầu như có mặt từ đầu đến cuối văn bản, trở thành yếu tố nổi trội đúng với đặc trưng của tản văn.

c. Cách sử dụng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ trong tác phẩm

- Là một thể loại văn học có sự phối hợp giữa yêu cầu về tính xác thực, khách quan của sự việc được tái hiện và tính biểu cảm gắn với cảm xúc chủ quan của người viết, kí mở ra một khoảng không gian rộng rãi cho sự sáng tạo về ngôn ngữ. Trong Cà Mau quê xứ, sự sáng tạo về ngôn ngữ và các biện pháp tu từ được thể hiện như sau:

- Sử dụng những từ ngữ mang màu sắc hiện đại “Đi chơi, thực ra nói vậy cũng là để đánh lửa cái ổ cứng xúc cảm đã ấp ứ tự bao giời, đánh lửa bộ xi đi võng mạc”….

- Dùng từ láy hình tượng giàu sức gợi: chon von, cheo leo, lắt lẻo,…

- Dùng từ ngữ địa phương Nam Bộ hù hợp với cách ăn nói của con người nơi đây.

- Cách kết hợp từ độc đáo: Giờ tới lượt bạn tôi gửi lại nơi này mấy đợt phù sa thơ kèm chút gió Lào cố quận…

- Dùng phép chuyển nghĩa gợi liên tưởng bất ngờ: Áo trắng của Duyên hắt vào tôi một mảng mây ngàn tuổi…

- Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để thổi hồn vào đối tượng miêu tả: những hạt phù sa sinh nở khơi từ hai chữ “quê nhà” ấy của thi sĩ đất Bắc…

Đánh giá

0

0 đánh giá