Ngữ văn lớp 11 trang 157 Tập 1 Kết nối tri thức

58

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 157 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Ôn tập học kì 1 lớp 11 trang 155 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập học kì 1 lớp 11 trang 155

Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ? Nhan đề ấy có ý nghĩa định hướng việc đọc tác phẩm như thế nào?

Trả lời:

C1:

- Ý nghĩa nhan đề Huyền diệu: một nhan đề thật độc đáo và mới mẻ, gợi nên sự bí ẩn và kì diệu, khiến cho người đọc cảm thấy thú vị và tò mò về tác phẩm.

C2:

Ý nghĩa nhan đề Huyền diệu: một nhan đề thật độc đáo và mới mẻ, gợi nên sự bí ẩn và kì diệu, khiến cho độc giả cảm thấy thật thú vị đồng thời nhan đề còn có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho bạn đọc về việc thưởng thức tác phẩm.

Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Việc chọn câu thơ của Bô-đơ-le làm đề từ có ý nghĩa gì?

Trả lời:

C1:

- Ý nghĩa lời đề từ: Dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là “Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau”.

=> Tác giả muốn nói đến sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, đó chính là sự tương giao và là sự tương ứng giữa các giác quan với nhau, từ đó gợi ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ.

C2:

Ý nghĩa lời đề từ: Nguyên văn câu thơ này khi được dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là “Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau” => Tác giả muốn nói đến sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, đó chính là sự tương giao và là sự tương ứng giữa các giác quan với nhau, từ đó gợi ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ.

Câu 3 (trang 157 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nêu ấn tượng bao trùm về bài thơ và lí giải nguyên nhân đưa đến ấn tượng ấy.

Trả lời:

C1:

- Tác giả đã cảm nhận rất rõ nét về những cảnh sắc xung quanh mình, tác giả viết về sự đầm ấm và những âm điệu từ cảm xúc: từ “khúc nhạc thơm” đến người say rượu đêm tân hôn và rồi du dương một khúc nhạc hường, “nghe lẫn lộn ghé bên tai”, “lời chim”, “giọng suối”, “tiếng khóc người” … Tác giả tha thiết, rạo rực bởi niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống, thèm sống đến mãnh liệt và thèm yêu đến điên cuồng.

C2:

Ấn tượng: Tác giả đã cảm nhận rất rõ nét về những cảnh sắc xung quanh mình.

Có ấn tượng như vậy vì: Xuân Diệu tha thiết, rạo rực bởi niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống, thèm sống đến mãnh liệt và thèm yêu đến điên cuồng với niềm khát khao được giao cảm với đời.

Câu 4 (trang 157 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Những tri thức Ngữ Văn nào đã học cần được vận dụng để việc đọc và thưởng thức bài thơ đạt hiệu quả?

Trả lời:

C1:

Những tri thức Ngữ Văn cần vận dụng: Thơ, điểm nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ. 

C2:

Những tri thức Ngữ Văn cần vận dụng: Thơ trữ tình, cấu tứ thơ và yếu tố tượng trưng trong thơ.

Câu 5 (trang 157 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Chỉ ra những kết hợp từ ngữ mà bạn cho là có tính chất khác thường trong bài thơ.

Trả lời:

Những kết hợp từ ngữ có tính chất khác thường:

- Lắng nghe em (đảo ngữ)

- Khúc nhạc thơm (từ thơm: chuyển từ khứu giác sang thính giác)

- Uống thơ tan trong khúc nhạc

-…

Câu 6 (trang 157 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về vẻ đẹp của bài thơ theo cảm nhận của bạn.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo:

C1:

          Bài thơ được tác giả cảm nhận rất rõ nét những sắc cảnh xung quanh mình, từ “khúc nhạc thơm” làm say đắm lòng người “thấm tận qua xương tủy”, cái âm điệu thần tiên ấy làm cho tác giả “thấm tận hồn”. Hay như “khúc nhạc hường” đã dẫn lối chúng ta bước vào “thế giới của Du Dương”, khi đắm chìm trong đó “hoa” và “hương” sẽ phảng phất ngay bên. Từ “giọng suối” tới “lời chim” và “tiếng khóc người” hãy cứ để bản thân “uống thơ” và “tan trong khúc nhạc” sẽ thấy “ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi”. Và kể cả là khi khúc nhạc kia đã “ngừng im” thì hãy cứ cầm hơi mà lắng nghe trái tim, nó vẫn cứ “run hoài” như những “chiêc lá” cho dù “trận gió”, bão táp đã qua đi từ hồi nào. Hồn thơ Xuân Diệu, một cái hồn luôn khát khao giao cảm với đời, một hồn thơ luôn luôn rộng mở, chẳng để lòng mình khép lại bao giờ, một hồn thơ ngày ngày vẫn tha thiết, bồi hồi, rạo rực, băn khoăn, và tôi chính tôi đã trót yêu cái hồn ấy tự bao giờ. Và thi nhân Hoài Thanh, ông đã từng nhận xét về Xuân Diệu thế này: “Xuân Diệu tha thiết, rạo rực bởi niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống, thèm sống đến mãnh liệt và thèm yêu đến điên cuồng với niềm khát khao được giao cảm với đời”. Quả thật không thể phủ nhận khi cho rằng Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, ông mang một hồn thơ tràn ngập tính nhân văn, giọng thơ linh hoạt, ngôn ngữ sáng tạo, độc đáo kết hợp với cách diễn đạt hấp dẫn, lôi cuốn được nhiều độc giả. Bài thơ chứa đựng cả bầu trời tâm tư cũng như cảm xúc của nhà thơ, qua đó đã thể hiện được nỗi niềm khát khao, mong ước hòa nhập với cuộc đời của tác giả Xuân Diệu. Tác phẩm là một thành công lớn đã góp phần không nhỏ trong việc đưa tên tuổi của nhà thơ vụt sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam.

C2:

Huyền Diệu là một trong những bài thơ nổi tiếng của Xuân Diệu được trích từ tập Thơ Thơ. Bài thơ Huyền Diệu viết về sự đầm thấm, âm điệu. Tác phẩm là sự cảm nhận của tác giả trong nhiều cung bậc cảm xúc bắt đầu từ “khúc nhạc thơm” đến người say rượu đêm tân hôn và rồi du dương một khúc nhạc hường, “nghe lẫn lộn ghé bên tai”, “lời chim”, “giọng suối”, “tiếng khóc người”..… Qua bài thơ, Xuân Diệu muốn nói đến sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, đó chính là sự tương giao và là sự tương ứng giữa các giác quan với nhau, từ đó gợi ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ. Bài thơ được tác giả cảm nhận rất rõ nét những sắc cảnh xung quanh mình, từ “khúc nhạc thơm” làm say đắm lòng người “thấm tận qua xương tủy”, cái âm điệu thần tiên ấy làm cho tác giả “thấm tận hồn”. Hay như “khúc nhạc hường” đã dẫn lối chúng ta bước vào “thế giới của Du Dương”, khi đắm chìm trong đó “hoa” và “hương” sẽ phảng phất ngay bên. Từ “giọng suối” tới “lời chim” và “tiếng khóc người” hãy cứ để bản thân “uống thơ” và “tan trong khúc nhạc” sẽ thấy “ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi”. Và kể cả là khi khúc nhạc kia đã “ngừng im” thì hãy cứ cầm hơi mà lắng nghe trái tim, nó vẫn cứ “run hoài” như những “chiếc lá” cho dù “trận gió”, bão táp đã qua đi từ hồi nào.  Bài thơ chứa đựng cả bầu trời tâm tư cũng như cảm xúc của nhà thơ, qua đó đã thể hiện được nỗi niềm khát khao, mong ước hòa nhập với cuộc đời của tác giả Xuân Diệu. Tác phẩm là một thành công lớn đã góp phần không nhỏ trong việc đưa tên tuổi của nhà thơ vụt sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá