Ngữ văn lớp 11 trang 56 Tập 1 Kết nối tri thức

87

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 56 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Nhớ đồng giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Nhớ đồng

Câu hỏi 1 (trang 56 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Theo trải nghiệm của bạn, một nỗi nhớ thường được khởi đầu và phát triển như thế nào?

Trả lời:

- Nỗi nhớ thường khởi đầu bằng việc ta yêu quý, ấn tượng về một điều gì đó mà phải xa cách nhau.

- Nỗi nhớ phát triển khi tình cảm ấy ngày càng lớn, khi ta nhớ lại những ký ức được thúc đẩy bởi các mối quan hệ tinh thần.

Câu hỏi 2 (trang 56 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Hãy tưởng tượng về cách bạn mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội dung thể hiện nỗi nhớ của bản thân. Điều gì sẽ được nói đến trước hết? Vì sao?

Trả lời:

C1:

Nếu em mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội dung thể hiện nỗi nhớ của bản thân thì đối tượng của nỗi nhớ sẽ được nói đến trước hết vì để người đọc hình dung và ấn tượng với nỗi nhớ được đề cập tới trong sáng tác.

C2:

Nếu em mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội dung thể hiện nỗi nhớ của bản thân thì chủ thể của nỗi nhớ sẽ được nói đến trước hết vì em muốn người đọc hình dung được thứ tình cảm da diết mà nỗi nhớ muốn gửi gắm đến chủ thể đấy là thứ tình cảm gì.

* Đọc văn bản

1. Tiếng hò có mối quan hệ như thế nào với nỗi nhớ?

C1:

- Cảm hứng của nỗi nhớ được gọi lên từ tiếng hò. Tiếng hò được lặp đi lặp lại nhiều lần trong văn bản. Tiếng hò cũng đại diện cho quê hương xứ Huế của tác giả.

C2:

- Cảm hứng của nỗi nhớ được gợi lên từ tiếng hò. Tiếng hò được lặp đi lặp lại càng nhiều thể hiện nỗi nhớ của tác giả với xứ Huế càng lớn, càng da diết.

2. Các hình ảnh hiện lên ở đây có đặc điểm gì?

C1:

- Các hình ảnh: cồn thơm, ruồng tre, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng, con đường thân thuộc, xóm nhà tranh,…

- Đặc điểm: Đều là những hình ảnh đồng quê đơn sơ, gần gũi quen thuộc hiện lên trong nỗi nhớ của tác giả.

C2:

- Các hình ảnh hiện lên ở đây đều là những hình ảnh đồng quê đơn sơ, gần gũi quen thuộc hiện lên trong nỗi nhớ của tác giả.

3. So với khổ thơ thứ nhất, khổ thơ này có điểm gì giống và khác?

- Giống nhau: Đều chỉ có hai câu thơ, đều đề cập đến không gian buổi trưa hiu quạnh.

- Khác nhau:

+ Khổ 1 nhắc tới nỗi nhớ với tiếng hò.

+ Khổ 3 nhắc tới nỗi nhớ với ruộng đồng quê hương.

4. Hãy tưởng tượng về hình ảnh “bàn tay … vãi giống tung trời”.

C1:

Đó là bàn tay của những người nông dân chất phác hồn hậu đang vất vả trên cánh đồng. Đó là bàn tay gieo trồng lên đất sự giống, gieo cho đời những tinh túy yêu thương.

C2:

Đây là bàn tay của những người nông dân chất phác hồn hậu đang vất vả trên cánh đồng.

= > Bàn tay gieo trồng lên đất sự giống, gieo cho đời những tinh túy yêu thương.

5. Đối tượng được gọi là “hồn thân” ở đây gồm những ai?

Đối tượng được gọi là “hồn thân” ở đây gồm: những người nông dân, mẹ.

6. “Tôi” ở khổ thơ này có sự phát triển như thế nào so với “tôi” ở khổ thơ trên?

- “Tôi” ở khổ thơ trên là tác giả trong những ngày lang thang đi tìm chân lý, tìm lý tưởng sống của cuộc đời mình.

- “Tôi” ở khổ thơ này là tác giả đã tìm cho mình một lẽ sống, được chiếu sáng bởi ánh sáng của mặt trời chân lí.

7. Hình ảnh “cánh chim buồn nhớ gió mây” biểu đạt cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

C1:

Hình ảnh “cánh chim buồn nhớ gió mây” biểu đạt khao khát được giống như cánh chim tung bay với gió mây ngoài trời, được thoát ra bên ngoài cánh cửa nhà lao để về với đồng đội đồng chí. Người chiến sĩ cách mạng với nhiệt huyết căng tràn, ông mong muốn được thoát ra ngoài để làm cách mạng, để được sống với lý tưởng cháy bỏng của mình chứ không phải ngồi trong ngục tù như con chim bị nhốt trong lồng.

C2:

Hình ảnh “cánh chim buồn nhớ gió mây” biểu đạt khao khát được giống như cánh chim tung bay với gió mây ngoài trời, được thoát ra bên ngoài cánh cửa nhà lao để về với đồng đội đồng chí.

Đánh giá

0

0 đánh giá