Bố cục bài Nhớ đồng chuẩn nhất - Kết nối tri thức

2.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bố cục bài Nhớ đồng Ngữ văn lớp 11 bộ Kết nối tri thức chuẩn nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn 11.

Bố cục bài Nhớ đồng chuẩn nhất

Bố cục văn bản Nhớ đồng

Bài thơ có bố cục 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến… thiệt thà: Thể hiện nổi nhớ cuộc sống bên ngoài nhà tù

- Phần 2: Tiếp theo đến… ngát trời: Những nhớ nhung về chính mình khi chưa vào vòng lao lí

- Phần 3: còn lại: Quay trở lại hiện tại với nỗi nhớ đến nao lòng.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Nhớ đồng (2023) hay, ngắn gọn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Nội dung chính Nhớ đồng

Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Đồng thời thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

Tóm tắt Nhớ đồng

Tóm tắt Nhớ đồng - mẫu 1

Bài thơ là nỗi nhớ đồng quê tha thiết trở thành niềm day dứt,trăn trở, réo gọi trong tâm hồn tác giả đồng thời còn thể hiện niềm say mê lí tưởng và khao khát tự do trong hoàn cảnh lao tù.

Tóm tắt Nhớ đồng - mẫu 2

Bài thơ là nỗi nhớ đồng quê tha thiết trong cảnh lao tù. Cùng với nỗi nhớ,cảnh đồng quê hiện ra một cách bình dị thân thuộc. Không gian nhớ đồng là buổi sớm mai. Nỗi nhớ gắn liền với niềm say mê lí tưởng và sự khao khát tự do. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước..

Tóm tắt Nhớ đồng hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Giá trị nội dung Nhớ đồng

Tác phẩm đã cho chúng ta thấy một nỗi lòng nhớ thương da diết với cuộc đời, những tự do và chìm đắm trong sự say mê cách mạng của nhân vật trữ tình trong bà thơ. Cũng là điều mà tác giả muốn gửi gắm về một khát vọng tự do, khát vọng hòa bình, yêu quê hương và đất nước sâu nặng.

Giá trị nghệ thuật Vợ nhặt

Tố Hữu với câu từ đầy chân thực và mộc mạc đã khắc họa thành công tác phẩm Nhớ đồng, sử dụng các phép điệp từ, so sánh, những hình ảnh thơ đầy màu sắc qua từng chi tiết. Qua đó, cho thấy tài năng của Tố Hữu với sự nghiệp phát triển văn học dân tộc Việt Nam.

Đọc tác phẩm Nhớ đồng

Nhớ đồng

Tố Hữu

Tặng Vịnh

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

 

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mát thở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mỏn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

 

Đâu những đường con bước vạn đời

Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi

Giữa dòng ngày tháng âm u đó

Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi...

 

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

 

Đầu những lưng cong xuống luống cày

Mà bùn hi vọng nức hương ngây

Và đâu hết những bàn tay ấy

Vãi giống tung trời những sớm mai?

 

Đâu những chiều sương phủ bãi đồng

Lúa mềm xao xác ở ven sông

Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước

Một giọng hò đưa hố não nùng

 

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

 

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi

Sao mà cách biệt, quá xa xôi

Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ

Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!

 

Đâu những hồn thân tự thuở xưa

Những hồn quen dãi gió dầm mưa

Những hồn chất phác hiền như đất

Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

 

Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi

Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn

Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời

 

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà loi

Say đồng hương nắng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời...

 

Cho tới chừ đây, tới chừ đây

Tôi mơ qua của khám( bao ngày

Tôi thu tất cả trong thầm lặng

Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

 

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Tháng 7 – 1939

(TỐ HỮU, Thơ, Sđd)

Video bài giảng Văn 11 Nhớ đồng - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bố cục Cải ơi

Bố cục Nhớ đồng

Bố cục Tràng giang

Bố cục Con đường mùa đông

Bố cục Thời gian

Đánh giá

0

0 đánh giá