Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 22 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Vợ nhặt giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Vợ nhặt
Trả lời:
C1:
Nhan đề “Vợ nhặt” và nội dung câu chuyện có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi nó đã nói lên nội dung tư tưởng của tác phẩm. Đó là thân phận rẻ rúng, bần cùng của con người có thể “nhặt” ở bất kỳ đâu, là sự khốn cùng của hoàn cảnh khi Tràng “nhặt” được vợ và mang về nhà, bắt đầu một cuộc sống hôn nhân.
C2:
- Nhan đề vừa có tính hài hước, bông đùa, lại vừa có tính chua chát. Vì người ta thường nói “nhặt” được đồ vật nào đó, chứ không ai nhặt được một con người về làm vợ bao giờ cả. Chuyện mới nghe cứ như đùa, nhưng kỳ thực lại là một cảnh ngộ đau xót rất thực của những con người dưới gầm trời này.
- Nhan đề này đã thể hiện giá trị hiện thực của thiên truyện, là lời kết án đanh thép của Kim Lân đối với chế độ Thực dân Pháp và tay sai. Đồng thời cũng thể hiện lòng nhân đạo của tác giả, khi ông đồng cảm xót xa cho cảnh ngộ của người nông dân trong nạn đói năm 1945. Kim Lân cũng trân trong khao khát về mái ấm hạnh phúc gia đình của người nông dân ngay trong thời buổi đói kém chạy ăn từng bữa đó.
Câu 2 trang 22 Ngữ văn 11 Tập 1: Xác định tình huống truyện và nêu ý nghĩa của nó.
Trả lời:
C1:
- Tình huống truyện: Tràng là một anh chàng sống ở xóm ngụ cư, xấu xí, nghèo nàn vậy mà có thể dễ dàng “nhặt” được vợ một cách tình cờ chỉ bằng mấy câu hát vu vơ, mấy lời bâng đùa và vài bát bánh đúc.
- Ý nghĩa của tình huống truyện: tạo kết cấu chặt chẽ cho tác phẩm, là cơ sở cho các sự việc diễn ra sau đó; tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đẩy con người vào hoàn cảnh khổ đau; thể hiện tình yêu thương giữa con người, giữa những người nghèo khổ với nhau, qua đó làm nổi bật nên mong muốn được sống, được hạnh phúc của những người bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng.
C2:
- Tình huống truyện: Tình huống truyện của tác phẩm này thể hiện ngay ở nhan đề “Vợ nhặt”. Một anh nông dân “nhặt” được vợ. Đó là tình huống một anh cu Tràng nghèo khổ xấu trai, ế vợ đang đứng ngấp nghé bên bờ vực của cái chết vì đói khát lại nhặt được vợ trong nạn đói khủng khiếp 1945.
- Ý nghĩa:
+ Làm bộc lộ sâu sắc tâm trạng, tính cách nhân vật.
+Trân trọng, tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo: thương yêu, đùm bọc, cưu mang nhau.
+ Thể hiện thái độ phẫn nộ, lên án của tác giả đối với thực trạng xã hội đương thời.
+ Niềm cảm thông sâu sắc của tác giả với những kiếp người.
Trả lời:
C1:
- Văn bản được kể theo trình tự thời gian, từ lúc gặp người đàn bà cho đến khi đưa về ra mắt mẹ.
- Tác phẩm có thể chia thành 4 đoạn chính:
+ Phần 1: từ đầu… “tự đắc với mình” → Tràng dẫn vợ về nhà.
+ Phần 2: tiếp… “đẩy xe bò về” → Cuộc gặp gỡ của Tràng và thị trong hồi tưởng của Tràng.
+ Phần 3: tiếp… “nước mắt chảy ròng ròng” → Tình cảm của người mẹ nghèo khổ
+ Phần 4: phần còn lại → Niềm tin của cả gia đình vào tương lai
C2:
- Câu chuyện trong Vợ nhặt được kể theo trình tự thời gian Tràng nhặt được vợ.
- Bố cục:
+ Phần 1 (từ đầu ... “tự đắc với mình”): cảnh Tràng nhặt được vợ và đưa về nhà.
+ Phần 2 (tiếp ... “đẩy xe bò”): Đoạn văn kể lại câu chuyện hai người gặp nhau và cái duyên đưa họ trở thành vợ chồng.
+ Phần 3 (tiếp ... “nước mắt chảy ròng ròng”): Tâm trạng lo lắng nhưng vui mừng, phấn khởi của bà cụ Tứ trước hạnh phúc cả đời của các con.
+ Phần 4 (còn lại): Buổi sáng của gia đình Tràng và niềm tin vào sự thay đổi trong tương lai.
Trả lời:
C1:
Theo trình tự của câu chuyện, các nhân vật đã có những thay đổi từ diện mạo, tâm trạng đến cách ứng xử:
- Tràng: một chàng nông dân nghèo sống tại xóm ngụ cư, là người bị coi thường bơi xuất thân cho đến diện mạo xấu xí, thô kệch và to lớn. Tính cách vô tư, ngờ nghệch, có thể nói là dở hơi. Nhưng sau khi gặp được thị, đưa thị về nhà và trở thành vợ, dường như sự thay đổi lớn này đã khiến Tràng trưởng thành hơn. Tràng tự thấy có bổn phận phải lo cho vợ, cho hạnh phúc tương lai của gia đình và mình cần phải làm gì đó. Suy nghĩ này đã đánh dấu sự trưởng thành thực sự bên trong con người Tràng. Sau khi nghe vợ kể về sự xuất hiện của Việt Minh, Tràng nghĩ về những người nghèo đói, nghĩ về cách mạng và trong lòng sôi sục ý chí về một tương lai tươi sáng.
- Người “vợ nhặt”: thị xuất hiện trong tác phẩm là một người phụ nữ khốn khổ, là nạn nhân của nạn đói. Tác giả không nhắc đến tên, quê quán của thị phần nào thể hiện được nỗi bất hạnh của thị, không việc làm, không nơi nương tựa. Thị gặp Tràng trong hoàn cảnh éo le, theo Tràng về nhà chỉ qua cầu hò vui và vài bát bánh đúc. Điều đó chứng tỏ thị là một con người táo bạo hay chính hoàn cảnh khốn khổ không đem đến cho thị lựa chọn khác, thị theo một người đàn ông lạ như một lựa chọn cho cuộc sống bần cùng của mình. Về đến nhà Tràng, thị có chút thất vọng bởi gia cảnh của Tràng nhưng thị nhanh chóng chấp nhận số phận. Trước tình cảm của người mẹ nghèo và với thân phận của một người vợ, thị dần thay đổi từ chạnh chọe trở thành một người đàn bà hiền hậu - người phụ nữ điển hình của gia đình.
- Bà cụ Tứ: nhân vật này xuất hiện với dáng vẻ của một người mẹ nghèo, già nua, bệnh tật, đã là một người gần đất xa trời. Từ ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà lạ ngồi trong nhà, bà chuyển sang thương cho số phận bất hạnh của mình khi nghe con trai giải thích. Bà oán trách mình không đủ khả năng dựng vợ cho con trai, khiến nó phải “nhặt” vợ, bà thương cho con trai, thương cho người đàn bà. Nhưng rồi bà nhanh chóng lấy lại tinh thần, động viên các con hướng về tương lai. Sang buổi sáng hôm sau, bà tươi tỉnh và rạng rỡ hẳn lên khi nhìn thấy con trai và con dâu, bà bắt đầu tính đến chuyện tương lai của cả gia đình, động viên, khích lệ các con làm ăn, xây dựng tổ ấm.
C2:
* Nhân vật Tràng:
- Trước khi nhặt vợ:
+ Tràng là một người đàn ông nghèo khổ, xấu xí, thô kệch, sống với một người mẹ già nua.
+ Cuộc sống của Tràng: thui thỉu, hắt hiu và buồn chán. Không ai nghĩ rằng Tràng có thể có được vợ.
- Sau khi nhặt vợ:
+ Tràng như đổi khác. Hắn cười rất nhiều, có những cảm giác mới mẻ, trỗi dậy tình nghĩa khi đi bên vợ.
+ Tràng nhận thấy những nét u buồn và sự thay đổi ở vợ mình, muốn sống cho nên người để lo cho gia đình.
+ Tràng hình dung lá cờ đỏ sao vàng và đoàn người đi trên đê như một biểu tượng của sự đổi đời…
* Nhân vật người “vợ nhặt”:
– Trước khi liều lĩnh đi theo Tràng:
+ tình cảnh thê thảm, đói khát ê chề, không có việc gì làm cũng như không biết bám vào đâu để sống; ăn nói thì chao chát, chỏng lỏn, thái độ thì sừng sộ, chẳng kể gì đến thể diện, phẩm giá; gạ ăn một cách trơ trẽn, được mời ăn thì ăn uống rất tham, rất thô.
+ Trước lời bông lơn của một người đàn ông chưa hề quen biết, chị ta lập tức bám theo, liều lĩnh đến mức đáng sợ.
– Từ khi cất bước theo Tràng:
+ Thị như trở thành một con người khác. Đi với Tràng mà bước chân có vẻ rón rén, ngượng nghịu, e thẹn, ít lời, ngại ngùng trước ánh mắt tò mò của những người xa lạ. + Khi đã ở nhà Tràng, chị càng bối rối, bần thần nghĩ ngợi. Dẫu vẫn còn cảm giác xa lạ, nhưng chị có những lời nói, cử chỉ biểu hiện thiên chức làm vợ; cùng mẹ chồng quét tước, dọn dẹp cửa nhà, vườn tược, vun đắp cho tổ ấm của mình.
* Nhân vật bà cụ Tứ:
- Trước khi Tràng có vợ: “lọng khọng đi vào ngõ, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”, khuôn mặt thì bủng beo u ám như vỏ quả chanh. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà nghĩ đến cuộc đời khổ cực dằng dặc của mình.
- Khi biết Tràng có vợ: ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ, càng ngạc nhiên hơn khi người đàn bà đó chào bằng u. Tâm trạng vừa đau đớn, tủi cực, xót xa xen lẫn vui mừng
- Sau khi Tràng có vợ: Khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên, cùng con dâu dọn dẹp nhà cửa, dặn dò các con và có niềm tin vào tương lai, dự cảm đổi đời.
Trả lời:
C1:
- Tác giả đã đảo phần Tràng đưa vợ về nhà lên trước đoạn gặp gỡ giữa hai vợ chồng. Từ cách đi đứng, dáng dấp cho đến cử chỉ hành động, nét mặt đều được Kim Lân khắc họa tài tình qua từng câu chữ góp phần làm nổi bật lên tính cách đặc thù của mỗi nhân vật. Việc đảo trật tự kể chuyện góp phần tạo sự hấp dẫn, thu hút người đọc muốn tìm hiểu, khám phá câu chuyện sâu hơn sau khi đọc đoạn đầu.
- Lời kể và giọng điệu gần gũi, thân thuộc thể hiện đúng vẻ chất phác, thành thật của người nông dân Việt Nam xưa, qua đó ẩn chứa một số phận bất hạnh, một tinh thần hoang mang, sợ hãi nạn đói nhưng vẫn mang trong mình niềm hạnh phúc nhen nhóm, một tinh thần sẵn sàng vượt lên trên số phận.
- Nhân vật trong truyện đều được khắc họa một cách tinh tế qua từng cử chỉ, hành động và lời nói. Từ những đứa trẻ vô tư, cười đùa nhưng khi nạn đói ập đến, chúng cũng trở nên ủ rũ vì đói, vì mệt. Tràng từ câu hò vu vơ, có được vợ một cách đầy bất ngờ, vui sướng rồi lo lắng nhưng với bản tính vô tư, ngờ nghệch Tràng đã nhanh chóng bỏ qua sự chột dạ, đối mặt với số phận. Đặc biệt, đó là sự trưởng thành nhanh chóng từ trong nhận thức của Tràng khi anh nhận ra mình cần phải có trách nhiệm với vợ, với gia đình mới của mình. Hay nhân vật thị, một người phụ nữ bất hạnh vì đường cùng đã quyết định tin vào câu hò của Tràng, theo Tràng về làm vợ. Ban đầu, người đàn bà hiện lên là một người chua chát, sưng sỉa, đanh đá, nhưng khi trở thành người vợ, những bản tính vốn có của thị trỗi dậy, trở thành một người đàn bà hiền hậu, đảm đang, tháo vát. Cuối cùng là nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo thương con hết mực. Ban đầu bà thấy hoang mang, lo lắng rồi chuyển sang buồn, trách bản thân không thể cưới vợ đàng hoàng cho con, nhưng rồi bà lão cũng xốc lại tinh thần, trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc cho đôi bạn trẻ bằng những lời động viên, khích lệ các con về một tương lai tươi sáng, vượt qua nạn đói khủng khiếp này.
C2:
- Điểm nhìn:
+ Ban đầu, Kim Lân miêu tả nhân vật từ điểm nhìn bên ngoài để người đọc hình dung được ngoại hình, hoàn cảnh của nhân vật.
+ Sau đó, tác giả dùng điểm nhìn bên trong để thấy được suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật.
- Lời kể: Lời người kể chuyện và lời nhân vật có sự cộng hưởng, kết nối với nhau, tạo nên một số hiện tượng trong văn bản: lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức giọng điệu của nhân vật.
- Giọng điệu: Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng.
Câu 6 trang 22 Ngữ văn 11 Tập 1: Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Trả lời:
C1:
* Chủ đề của tác phẩm: Hoàn cảnh khốn khổ của những người nông dân xưa trong nạn đói 1945 và mong muốn vượt lên số phận, vượt qua nạn đói, kiếm tìm hạnh phúc cho bản thân.
* Giá trị tư tưởng:
- Giá trị hiện thực:
+ Phản ánh chân thực tình cảnh khốn khổ, thê thảm của nông thôn Việt Nam trong nạn đói 1945.
+ Trong cái đói khổ, con người vẫn không ngừng đấu tranh, giành giật sự sống từ tay thần chết với niềm tin vào tương lai tươi sáng.
+ Tố cáo tội ác của bọn đế quốc, thực dân đã đẩy những người dân Việt Nam vào cùng đường bí lối.
- Giá trị nhân đạo:
+ Phát hiện và phản ánh khát vọng của con người. Cho dù họ bị đẩy vào hoàn cảnh khổ đau, cái chết cận kề, con người vẫn luôn bộc lộ những giá trị phẩm chất, đạo đức truyền thống vốn có của mình, khát khao hạnh phúc gia đình, tin tưởng vào tương lai cách mạng.
+ Tình cảm giữa người với người luôn được đề cao trong tác phẩm. Đó là tình cảm của bà cụ Tứ dành cho con trai, con dâu – điển hình của tình mẫu tử Việt Nam…
C2:
- Chủ đề: Phản ánh đời sống của những con người bần cùng, lương thiện, trong cảnh đói kém khủng khiếp do thực dân phong kiến gây ra.
- Giá trị tư tưởng:
+ Thể hiện lòng xót xa, thương cảm với những người dân nghèo trong nạn đói năm 1945.
+ Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta.
+ Trân trọng những khát vọng nhân văn của con người và hướng đến những điều tốt đẹp hơn trong tương lai.
Trả lời:
C1:
- Theo em, truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có thể coi là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói. Tuy nó không phải là một cuộc sống màu hồng như Lọ Lem, Bạch Tuyết, nhưng đối với người trong cuộc, họ vẫn là những người may mắn, tìm thấy hạnh phúc trong khó khăn, xây dựng được một gia đình dù còn nhiều khó khăn. Tin chắc rằng dựa theo mạch của truyện như vậy, diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ là: gia đình của Tràng sẽ vượt qua nạn đói nhờ vào cách mạng, vợ chồng Tràng đi theo cách mạng, có việc làm ổn định nuôi sống gia đình, những đứa con sẽ ra đời và bà cụ Tứ sẽ hạnh phúc, mãn nguyện trong những năm cuối đời của mình.
C2:
- Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói bởi:
+ Câu chuyện motip giống với truyện cổ tích, đám cưới của Tràng với thị cũng được coi là đám cưới cổ tích.
+ Giữa cái cảnh đói kém, khi mà bản thân còn lo chưa xong nhưng vẫn ánh lên tình thương giữa người với người trong hoàn cảnh khốn cùng ấy.
+ Chuyện kết thúc bằng một chi tiết “sáng” mở ra một tương lai mới cho các nhân vật.
*Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về một thông điệp có ý nghĩa với bản thân được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt.
Bài văn tham khảo
C1:
Truyện ngắn để lại cho em rất nhiều bài học về triết lý nhân sinh, về tình cảm giữa những con người nghèo khổ, nhưng trên hết, nổi bật lên là tinh thần vượt khó, không đầu hàng số phận, luôn kiếm tìm hạnh phúc trong hoàn cảnh với niềm tin vào tương lai tươi sáng hơn. Em thấy điều đó thể hiện rõ nhất qua nhân vật bà cụ Tứ. Từ khoảnh khắc bà thấy người con dâu, bà đã nghĩ đến hoàn cảnh của mình, 2 mẹ con đã khó sống sót, con trai bà lại “đèo bòng”. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn hợp lý bởi theo tâm lý chung của mỗi người, họ sẽ lo cho mình trước khi lo cho người khác. Nhưng không, bà đã nhanh chóng chấp nhận dù biết cuộc sống sau này sẽ rất khó khăn bởi tình thương người trong bà trỗi dậy, bà hiểu, thị cũng là một người đáng thương. Rồi người mẹ đó, cũng đang lo lắng về nạn đói, nhưng bà vẫn gắng gượng làm chỗ dựa tinh thần cho các con, luôn động viên các con làm ăn, hy vọng vào một tương lai khá giả, một gia đình êm ấm. Đó chính là tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh của người mẹ nghèo, một tinh thần đáng khâm phục, học hỏi. Em nghĩ rằng bản thân mình nên học hỏi tinh thần vượt khó đó. Khi gặp khó khăn, thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh, những người xung quanh ta hãy chấp nhận nó và tìm giải pháp, phải có niềm tin rằng mình sẽ vượt qua nó và luôn biến nguy thành cơ, chuyển bại thành thắng để vượt qua hiểm cảnh.
C2:
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân đã cho ta thấy ý nghĩa to lớn của tình yêu thương. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được trong truyện Vợ nhặt đó chính là dù có đói khổ như thế nào, cơm lo từng bữa, nhưng anh Tràng vẫn cưu mang và dắt thị về làm vợ…Qua đó ta thấy được tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi “có dịp” thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Tóm lại có tình yêu thương chính là một phẩm chất tốt đẹp, quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất này để cuộc sống tâm hồn của mình ngày càng tốt đẹp hơn.
Video bài giảng Văn 11 Vợ nhặt - Kết nối tri thức
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 12 Ngữ văn 11 Tập 1: Bạn biết gì về nạn đói năm Ất Dậu (1945) xảy ra ở Việt Nam?..
Câu 2 trang 12 Ngữ văn 11 Tập 1: Theo bạn, có phải lúc nào nghịch cảnh trong đời sống (như nạn đói, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh,…) cũng chỉ đẩy con người vào tình thế bi quan, tuyệt vọng hay không? Vì sao? ...
Câu 11 trang 20 Ngữ văn 11 Tập 1: Chú ý vai trò của chi tiết nồi chè khoán....
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện
Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện