Ngữ văn 8 trang 100 Tập 1 Cánh diều

119

Với soạn Ngữ văn 8 trang 100 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Câu 7 (trang 100 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Đám thợ phụ đã tôn xưng ông Giuốc-đanh bằng những từ nào?

Trả lời:

- Đám thợ phụ đã tôn xưng ông Giuốc-đanh bằng những từ: ông lớn, cụ lớn, đức ông.

*Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về chuyện gì? Nhận biết và nêu tác dụng của các chỉ dẫn sân khấu ở văn bản này.

Trả lời:

C1:

- Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về việc ông Giuốc-đanh mặc thử bộ lễ phục do bác phó may may nhưng vì may hoa ngược nên ông rất tức giận. Tuy nhiên, sau khi thấy bác phó may bảo các quý tộc đều mặc thể nên đã vui vẻ mặc. Ngoài ra, ông lại được bốn thợ phụ đi theo bác phó may mặc đồ phụ, tung hô với cách xưng hô ông lớn, cụ lớn, đức ông nên ông Giuốc-đanh rất hài lòng và thưởng cho họ tiền.

- Những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản này được in nghiêng, đặt trong dấu ngoặc đơn, có tác dụng hướng dẫn người đọc nắm được các hành động của diễn viên kịch. Đồng thời giúp hiểu rõ về bối cảnh, không gian vở kịch.

C2:

- Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về việc ông Giuốc-đanh mặc thử bộ lễ phục do bác phó may may nhưng vì may hoa ngược nên ông rất tức giận. Tuy nhiên, sau khi thấy bác phó may bảo các quý tộc đều mặc thể nên đã vui vẻ mặc. Ngoài ra, ông lại được bốn thợ phụ đi theo bác phó may mặc đồ phụ, tung hô với cách xưng hô ông lớn, cụ lớn, đức ông nên ông Giuốc-đanh rất hài lòng và thưởng cho họ tiền.

- Những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản này được in nghiêng, đặt trong dấu ngoặc đơn, có tác dụng hướng dẫn người đọc nắm được các hành động của diễn viên kịch. Đồng thời giúp hiểu rõ về bối cảnh, không gian vở kịch.

Ví dụ:

+ ÔNG GIUỐC-ĐANH – nhìn áo của bác phó may ….

+ Bốn chú thợ phụ ra….thep nhịp của dàn nhạc.

Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nêu lên một số chi tiết gây cười trong văn bản. Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất ở chi tiết nào?

Trả lời:

- Chi tiết gây cười trong văn bản:

+ Chi tiết hoa may ngược: phó may nói những người quý phái họ đều mặc vậy.

+ Thợ may xấu nhất lại đi thách thợ may giỏi nhất may được.

+ Bộ lễ phục xuề xòa, trông lố bịch lại được khen tấm tắc đẹp, quý phái.

+ Thợ phụ gọi ông Giuốc-đanh: ông lớn, cụ lớn và đức ông. Sau mỗi lần gọi, ông Giuốc-đanh đều thưởng tiền cho họ.

- Biện pháp phóng đại được thể hiện rõ nhất ở chi tiết khi bốn thợ phụ mặc đồ cho ông Giuốc-đanh và gọi ông bằng loạt cái danh ông lớn, cụ lớn, đức ông để nịnh bợ mà lần nào ông Giuốc-đanh cũng vui vẻ và thưởng tiền cả ba lần.

Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh là người thế nào? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.

Trả lời:

C1:

- Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-Đanh là một người ngu dốt, thiếu hiểu biết, lại có tính háo danh và đầy lố bịch, điển hình cho bọn trưởng giả học làm sang thời đó. Tính cách của Giuốc-đanh được thể hiện rõ trong đối thoại với bác phó may về bộ lễ phục. Ngoài ra, khi được bốn thợ phụ mặc đồ cho, được gọi bằng những danh xưng ông lớn, cụ lớn, đức ông thì ông cảm thấy sung sướng ra mặt, thấy mình sang trọng, quý phái nên đã thưởng cho bốn thợ phụ cả ba lần nịnh bợ mình.

C2:

- Ông Giuốc-đanh giàu có nhưng thiếu hiểu biết, hợm hĩnh, học đòi, bắt chước người sang,… kết cục chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục muốn phê phán điều gì?

Trả lời:

C1:

- Theo em, qua đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, tác giả muốn phê phán, châm biến những người trong xã hội có thói háo danh, sĩ diện, thích nịnh bợ.

C2:

- Theo em, qua đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, tác giả muốn phê phán, châm biến những người trong xã hội có thói háo danh, học đòi làm sang, thích nịnh bợ; những kẻ cơ hội để kiếm chác.

Câu 5 (trang 100 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nếu người thân hoặc bạn của em có tính cách như ông Giuốc-đanh, em sẽ khuyên họ như thế nào?

Trả lời:

C1:

Nếu người thân hoặc bạn của em có tính cách như ông Giuốc-đanh, em sẽ khuyên họ nhìn nhận lại bản thân, cần phải loại bỏ lập tức tính cách đó trong cuộc sống, bởi nó có thể gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh mình.

C2:

- Em sẽ khuyên họ nhìn nhận lại bản thân, cần phải loại bỏ lập tức tính cách đó trong cuộc sống, sống giản dị,…

Câu 6 (trang 100 sgk Ngữ văn 8 Tập 1)Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản.

Trả lời:

C1:

Nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục được xây dựng với tính cách tham lam và dối trá. Điều đó được khắc họa rõ nét khi chúng nhận may y phục và mặc cho ông Giuốc - đanh. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và ham hư vinh của ông Giuốc - đanh, chúng đã cắt xén vật liệu khiến giày của ông bị chật. Bộ áo quần thì bị may ngược hoa văn nên trông rất dị hợm, thì chúng lại lừa ông Giuốc - đanh rằng đó là kiểu mà những người quý phái thường hay mặc. Ngoài ra, trước các hành động kệch cỡm của ông Giuốc - đanh, chúng vẫn thản nhiên nịnh nọt ông ta nhằm trục lợi cho bản thân. Những chi tiết đó đã khắc họa một cách chân thực và sống động những tên phó may và thợ phụ vừa tham lam lại dối trá.

C2:

Phó may và thợ phụ là những người có tính nịnh nọt, tham lam và dối trá. Bác phó may tuy may xấu, cắt xén đồ làm tất và giày khiến ông Giuốc-đanh đi chật nhưng khi được bảo lại bảo ông Giuốc-đanh tưởng tượng. Trang phục bác phó may may cho ông Giuốc-đanh thì lố bịch, hoa còn ngược nhưng lại nói dối không chớp mắt là quý tộc thường mặc thế vì biết ông Giuốc-đanh thiếu hiểu biết và muốn thành quý tộc. Bốn thợ phụ đi theo phó may cũng có tính cách như vậy, nổi bật hơn cả là giả dối và nịnh nọt ông Giuốc-đanh bằng từ hoa mỹ vì biết ông ưa nịnh để từ đó trục lợi. Phó may và các thợ phụ thật tham lam và có thể nói dối, nịnh nọt mọi điều để đạt được lợi ích.

Đánh giá

0

0 đánh giá