Với soạn Ngữ văn 8 trang 123 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài "Thuyền trưởng tàu Viễn Dương" giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài "Thuyền trưởng tàu Viễn Dương"
Trả lời:
C1:
Theo em người coi trọng “sĩ diện” với người mắc “bệnh sĩ” có những điểm khác nhau như: Người coi trọng sĩ diện sẽ làm mọi việc để bảo vệ danh dự, nhân phẩm và lòng tự trọng của mình còn người mắc bệnh sĩ diện sẽ làm mọi thứ để khoe khoang và thể hiện bản thân, cho mình là hơn người.
Văn bản trên (và đoạn tóm tắt vở kịch Bệnh sĩ) cho thấy nhân vật Ông Toàn Nha là hiện thân đầy đủ cho người mắc “bệnh sĩ”. Bởi ông vì háo danh mà phát động cuộc thay trời đổi đất dù ông chỉ học hết lớp 4, khoe khoang người con rể tương lai đóng giả thuyền trưởng tàu viễn dương… Ông làm mọi việc để có thể thể hiện bản thân, nâng cao tên tuổi của mình mà bất chấp thật giả, thậm chí có thể hại người khác.
C2:
- Sự khác nhau giữa người coi trọng “sĩ diện” với người mắc “bệnh sĩ" là:
+ Người coi trọng sĩ diện là người sẽ làm mọi việc để bảo vệ lòng tự trọng của bản thân.
+ Người mắc bệnh sĩ diện là người sẽ làm mọi việc để thể hiện bản thân.
- Văn bản trên cho thấy nhân vật Ông Toàn Nha hiện thân đầy đủ cho người mắc " bệnh sĩ".
- Vì háo danh mà phát động cuộc thay trời đổi đất dù ông học hết lớp 4, cho người đóng giả thuyền trưởng tàu viễn dương... Ông làm mọi việc để có thể thể hiện bản thân, nâng cao tên tuổi của mình mà bất chấp làm giả, thậm chí có thể hại người khác.
Trả lời:
Ông Toàn Nha nghĩ rằng ông đang được chở đi cấp cứu trên một “con tàu viễn dương”, mặc dù trên thực tế, đó chỉ là chiếc tàu chở phân đạm cho địa phương là vì ông háo danh, cố chấp không chấp nhận sự thật.
Trả lời:
Lời đối thoại là lời nói được in thẳng, còn lời chỉ dẫn sân khấu là lời nói được in nghiêng và để trong ngoặc đơn.
- Cá lửa nữa, phải dập mau... ta phải về đấy! Nào, Nhàn! (Lời đối thoại)
(Có mấy người định chạy đi thì có tiếng huyên náo) (Lời chỉ dẫn sân khấu)
- Ở đấy đã! Đã có người dập lửa! Cứu người cần hơn! Các anh ở đây đã! Cứu người! Cấp cứu! (Lời đối thoại)
(Anh Văn Sửu cùng ông Độp, ông Thình khiêng một cái cáng trên đó ông Toàn Nha nằm bất tỉnh, áo quần tơi tả, lấm lem khói pháo, người nhiều vết bỏng, tay, măt đen sì...) (Lời chỉ dẫn sân khấu)….
Trả lời:
C1:
- Hành động làm nảy sinh xung đột giữa Tiến và Hưng là: Khi Hưng cởi bộ quần áo thuyền trưởng ra và có ý định chạy trốn.
→ Hành động giải quyết xung đột: Tiến chỉ chỗ trốn cho Hưng vào trong hòm và giúp Hưng đẩy bọn Nhàn ra xa.
- Hành động làm nảy sinh xung đột giữa Tiến, Hưng và Xoan, Nhàn là: Bắt nguồn từ cuộc trò chuyện trên thuyền chở phân đạm cho địa phương. Khi Nhàn và Xoan luôn khen ngợi chiếc tàu viễn dương và tài năng của những người lái chiếc tàu đó, đồng thời phủ nhận chiếc tàu chở phân đạm.
→ Hành động giải quyết xung đột: Khi mọi người nghe thấy tiếng nổ lớn và cùng nhau đi dập lửa.
- Hành động làm nảy sinh xung đột giữa Hưng và Nhàn: Hưng nói dối Nhàn về thân phận là người lái con tàu chở phân đạm.
→ Hành động giải quyết xung đột: Hưng nói sự thật cho Nhàn biết.
C2:
Hành động làm nảy sinh xung đột giữa Hưng với Nhàn:
- Hưng nói dối Nhàn về thân phận lái con tàu chở phân đạm.
- Hành động giải quyết xung đột: Hưng nói sự thật cho Nhàn biết
Câu 5 trang 123 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Phân tích một số thủ pháp trào phúng trong văn bản.
Trả lời:
C1:
- Nhà văn đã tạo ra các tình huống xung đột giữa các nhân vật để làm nổi bật hậu quả của sự giả dối. Ví dụ, Hưng đã nói dối Nhàn nhưng Nhàn lại biết sự thật; Ông Nha đã bị bỏng và được chở đi trên con tàu chở phân đạm nhưng khi tỉnh dậy vẫn nghĩ mình đang trên tàu viễn dương.
- Tác giả sử dụng ngôn từ mang tính châm biếm, ví dụ như việc gọi các nhân vật là “háo danh sĩ”, “viễn dương cơ” hay “biển cơ”. Bản thân việc có “háo danh” làm cho các nhân vật rơi vào những tình huống rắc rối và đau khổ
- Để miêu tả rõ nét tính cách của các nhân vật và chỉ ra sự thái quá của thói sống háo danh, mắc bệnh sĩ, tác giả đã sử dụng câu từ châm biếm và tạo ra các tình huống xung đột trong truyện.
C2:
- Tạo ra các tình huống xung đột giữa các nhân vật để làm nổi bật hậu quả của sự giả dối.
- Sử dụng ngôn từ mang tính châm biếm
- Sử dụng câu từ châm biếm và tạo ra các tình huống xung đột trong truyện.
Trả lời:
C1:
Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên là hài kịch:
+ Có bố cục rõ ràng, có lời kể, lời thoại, lời dẫn.
+ Tình huống truyện vừa mỉa mai, vừa hài hước, thể hiện nét châm biếm của tác giả.
C2:
+ Có bố cục rõ ràng, có lời kể, lời thoại, lời dẫn.
+ Tình huống truyện vừa mỉa mai, vừa hài hước, thể hiện nét châm biếm của tác giả.
Trả lời:
C1:
Để có thể diễn được vở kịch cần chọn nhân vật phù hợp. Thực hiện đóng vai diễn theo lời thoại và phần chỉ dẫn về trang phục, cử chỉ, điệu bộ…
Để nhập được vai nhân vật cần tìm hiểu kỹ văn bản, chuẩn bị theo chỉ dẫn.
C2:
- Em và bạn cùng bàn trong nhóm tổ tự phân vai sau đó diễn xuất hoặc đọc diễn cảm một cảnh trong văn bản.