Ngữ văn 8 trang 103 Tập 1 Chân trời sáng tạo

159

Với soạn Ngữ văn 8 trang 103 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Câu 5 trang 103 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Đoạn đối thoại này đã góp phần thể hiện nét tính cách gì của ông Giuốc-đanh?

Trả lời: 

C1:

Đoạn đối thoại này đã góp phần thể hiện nét tính cách gì của ông Giuốc-đanh: Tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh tiếp tục được bộc lộ. Tay thợ phụ liên tục tung hô ông Giuốc-đanh từ “ông lớn”, “cụ lớn” đến “đức ông” và ông Giuốc-đanh liên tục thưởng tiền cho anh ta mặc dù biết “nếu nó tôn ta là bậc tướng công thì nó sẽ được cả túi tiền mất” nhưng sự háo danh đã thắng.

⇒ Ông Giuốc-đanh: ngu dốt, hám danh, quê kệch, cả tin một cách mù quáng. Bị mọi người lợi dụng mà không biết. Còn tay thợ phụ thì ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền.

C2:

- Ông Giuốc-đanh háo danh, ưa nịnh, khao khát được làm quý tộc.

Suy ngẫm và phản hồi 

Câu 1 trang 103 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Liệt kê tên các nhân vật trong văn bản và cho biết:

a. Các nhân vật ấy là hiện thân cho “cái cao cả” hay “cái thấp kém”?

b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật nào?

Trả lời: 

C1:

a. Nhân vật Giuốc-đanh: Hiện thân cho “cái thấp kém”

Nhân vật bác phó may: Hiện thân cho “cái thấp kém”

Bốn chú thợ phụ: Hiện thân cho “cái thấp kém”

b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật Giuốc-đanh phê phán sự ngu dốt, hám danh, “trưởng giả học làm sang”

C2:

- Các nhân vật: Ông Giuốc-đanh, bác phó may, thợ phụ.

a. Các nhân vật đều là hiện thân cho cái thấp kém. Mỗi nhân vật “thấp kém” theo một kiểu riêng: Ông Giuốc-đanh háo danh, thích học đòi làm sang; phó may ma mãnh, bịp bợm, làm ăn giả dối; thợ phụ nịnh bợ để kiếm chác.

b, Tiếng cười chủ yếu hướng đến Ông Giuốc-đanh, hướng đến thói học đòi làm sang lố bịch.

Câu 2 trang 103 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Kẻ bảng sau vào vở, tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột qua các lời thoại giữa ông Giuốc-đanh với bác phó may trong văn bản:

Hành động và xung đột

Giữa ông Giuốc-đanh và Phó may

Các hành động làm nảy sinh xung đột

- Phó may:

- Ông Giuốc-đanh:

Các hành động giải quyết xung đột

- Phó may:

- Ông Giuốc-đanh:

Trả lời: 

C1:

Hành động và xung đột

Giữa ông Giuốc-đanh và Phó may

Các hành động làm nảy sinh xung đột

- Phó may: May bộ trang phục và phụ kiện bất bình thường cho Giuốc- đanh

- Ông Giuốc-đanh: Thắc mắc với bác phó may về bộ đồ, phụ kiện ngược đời

Các hành động giải quyết xung đột

- Phó may: Đánh vào tâm lý người thích ăn diện, muốn làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, quê kệch, học đòi làm sang của Giuốc-đanh

- Ông Giuốc-đanh: Nghe lời nịnh nọt của bác phó may thấy xuôi tai, chấp nhận mặc vận những đồ không thoải mái lên người vì nghĩ nó là quý tộc

C2:

Hành động và xung đột

Giữa ông Giuốc đanh và Phó may

Các hành động làm nảy sinh xung đột

* Xung đột 1: Mua bít tất quá chật

- Phó may: Hành vi ăn bớt tiền (mua bít tất chật)

- Ông Giuốc-đanh: Hành vi/ lời thoại: Kêu than, trách móc, bực dọc khi thử bít tất chật bị đau chân.

Các hành động giải quyết xung đột

- Phó may: Hành vi/ lời thoại: lí sự, tìm cách xoa dịu, phủ định về chuyện bít tất chật gây đau chân.

→ Xung đột 1 được giải quyết.

Các hành động làm nảy sinh xung đột

* Xung đột 2: May hoa ngược

- Phó may: Hành vi may hoa ngược. Lời thoại ba hoa, khoác lác về chất lượng bộ lễ phục.

- Ông Giuốc-đanh: Hành vi/ lời thoại: Ngờ vực, chất vấn về hoa trên áo phạm lỗi may ngược.

Các hành động giải quyết xung đột

- Phó may: Hành vi/ lời thoại: dùng danh nghĩa “quý phái” để lừa bịp, che dấu sự cẩu thả gây sai sót; ve vuốt thói “học làm sang” của ông Giuốc-đanh, biến sai thành đúng.

- Ông Giuốc-đanh: Hành vi/ lời thoại: chuyển từ bực bội sang hài lòng, từ chê sang khen.

→ Xung đột 2 được giải quyết.

Các hành động làm nảy sinh xung đột

* Xung đột 3: Ăn bớt vải

- Phó may: Hành vi ăn bớt vải của ông Giuốc-đanh (“gạn” vải may lễ phục của ông Giuốc-đanh để may áo cho bản thân)

- Ông Giuốc-đanh: Hành vi/ lời thoại: Phát hiện và phàn nàn về việc phó may ăn bớt vải của mình để may áo cho hắn.

Các hành động giải quyết xung đột

- Phó may: Hành vi/ lời thoại: lấy lí do vải tốt, đẹp và dùng từ ngữ lập lờ (“gạn”) để che đậy việc ăn bớt vải; đnahs lạc hướng ông Giuốc-đanh bằng cách chuyển đề tài sang việc khác (thử lễ phục)

- Ông Giuốc-đanh: Hành vi/ lời thoại: chưa kịp phản ứng về việc vải bị ăn bớt trắng trợn đã bị mê hoặc bởi việc thửu lễ phục “đúng thể thức” (theo cách thức mặc lễ phục cho các nhà quý phái)

→ Xung đột 3 được giải quyết.

Đánh giá

0

0 đánh giá