Với soạn Ngữ văn 8 trang 61 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam
Trả lời:
C1:
Những tác phẩm văn học viết về mùa thu: Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Sang Thu (Hữu Thỉnh), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư),...
C2:
- Chùm 3 bài thơ thu Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh (Nguyễn Khuyến), Sang thu (Hữu Thỉnh), Thơ tình cuối mùa thu (Xuân Quỳnh),…
- Vẻ đẹp của mùa thu trong bài thơ Thu điếu (Nguyễn Khuyến): Là vẻ đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
* Đọc văn bản
1. Vấn đề được bàn luận trong bài.
C1:
Vấn đề được bàn luận trong bài là nhà thơ Nguyễn Khuyến về các bài thơ viết về mùa thu.
C2:
- Vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.
2. Ý kiến của người viết về bài thơ "Thu ẩm"
C1:
Bài thơ "Thu ẩm" không phải chỉ nói trong một thời điểm, là trong một đêm trăng hạn định, mà tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu. Nếu chỉ nói cảnh một đêm thu có trăng thì bài thơ tù túng và thiếu logic.
C2:
- Bài thơ này, theo tôi, không phải chỉ nói trong một thời điểm, là trong một đêm trăng hạn định, mà là tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu,…
3. Câu mở đầu đoạn thể hiện ý kiến của người viết về bài "Thu vịnh"
C1:
Trong bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái ao được thể hiện ngay trong phần mở đầu. Mang thần của cảnh mùa thu, cái hồn, cái thần của cảnh thu tỏa xuống cả cảnh vật.
C2:
- Trong ba bài thơ, bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao.
4. Cách tác giả nêu lí lẽ bằng chứng để chứng minh cho ý kiến.
C1:
Tác giả chứng minh cho ý kiến là từ cây tre Việt Nam những cây còn non, ít lá, thanh mảnh cao vót như cái cần câu in lên trời biếc, gió đẩy đưa khe khẽ, thật thanh đạm, hợp với hồn thu
C2:
- Lí lẽ thuyết phục. Bằng chứng là các câu thơ, cụm từ được dẫn ra từ bài “Thu vịnh”. Lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến, tập trung hướng đến làm sáng tỏ luận đề.
5. Câu mở đầu đoạn thể hiện ý kiến của người viết về bài thơ “Thu điếu”.
C1:
Bài “Thu vịnh” có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài “Thu điếu” là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ).
C2:
- Bài Thu vịnh có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ).
6. Cách tác giả nêu lí lẽ, bằng chứng để chứng minh cho ý kiến.
C1:
Tác giả chứng minh cho ý kiến “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo” bằng cách đưa ra thực tế ở huyện Bình Lục là xứ đồng chiêm rất trũng kia mà. Nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng bé tẻo teo. Sóng biếc cũng gợn rất nhẹ.
C2:
- Lí lẽ thuyết phục. Bằng chứng là các câu thơ, cụm từ được dẫn ra từ bài “Thu điếu”. Lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến, tập trung hướng đến làm sáng tỏ luận đề.