Với soạn Ngữ văn 8 trang 42 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Lá đỏ giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Lá đỏ
Trả lời:
C1:
Những đặc điểm của thể thơ tự do thể hiện trong bài thơ Lá đỏ được thể hiện rất rõ ràng qua các câu thơ không yêu cầu về số câu số dòng và ngôn từ giản dị mộc mạc dễ gần tới người đọc.
C2:
- Số tiếng trong mỗi dòng: không hạn định
- Số dòng trong mỗi khổ: 2 dòng/ khổ
- Vần và nhịp thơ: linh hoạt, phóng khoáng.
Trả lời:
C1:
Bài thơ thể hiện cảm xúc trước của cuộc hội ngộ rồi chia li trong niềm tin gặp lại, người bộc lộ cảm xúc và đó là cuộc gặp giữa tác giả và nhân vật em giữa Sài Gòn.
C2:
- Người bộc lộ cảm xúc: một người lính.
- Đó là cuộc gặp gỡ giữa anh và một cô thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn.
Trả lời:
C1:
- Cuộc gặp gỡ diễn ra trong không gian người chiến sĩ hành quân gặp cô gái ở bên đường của rừng lá đỏ.
- Không gian đó giúp em hiểu thêm về con đường kháng chiến chống giặc vô cùng nguy hiểm và gian khó. Những con đường hành quân ra trận trong những năm chiến tranh vô cùng gian nan và nguy hiểm, điệp điệp trùng trùng, màu lá đỏ như nhắc tới sự mất mát và máu của các chiến sĩ nhuộm đỏ nơi đây.
C2:
- Không gian gặp gỡ: Trên cao lộng gió, trong cơn mưa lá đỏ ào ào đổ tuôn mãnh liệt, đẹp đến ngỡ ngàng “Rừng lạ ào ào lá đỏ”; trong cuộc hành quân thần tốc tiến về Sài Gòn “Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”.
- Bối cảnh lịch sử: Cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ đang ở giai đoạn gấp rút. Tất cả quân và dân đang dồn sức cho tiền tuyến tiến về Sài Gòn. Con đường hành quân ra trận khoáng đạt, hùng vĩ.
Trả lời:
C1:
- Em cảm nhận được hình ảnh đoàn quân đứng trước nguy hiểm nhưng những đôi chân vẫn rất mạnh mẽ, vững chãi bước đi trên đường để tiến về phía trước, khung cảnh trong cuộc hành quân ấy không một chút buồn hay lo lắng mà vô cùng lạc quan và yêu đời, yêu cuộc sống.
- Những câu thơ khác cũng miêu tả hình ảnh đoàn quân ra trận như ở các bài thơ như: Tây Tiến, Việt Bắc, Đồng Chí,...
C2:
- Hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến: “Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa” → Những đoàn quân hành quân vội vã, kéo dài không dứt → Cuộc hành quân hào hùng, thần tốc tiến về Sài Gòn.
- Một số câu thơ cũng miêu tả hình ảnh đoàn quân ra trận:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Trả lời:
C1:
Chi tiết miêu tả hình ảnh em gái Tiền Phong vô cùng giản dị và tự nhiên hình ảnh của em hiện lên hài hòa trong trẻo với đất trời, với một bầu trời cao trong xanh đối lập với khu rừng màu đỏ tạo cảm giác không gian mở rộng ra, tạo lên một dự cảm về sự chiến thắng sắp tới rất gần.
C2:
Em đứng bên đường như quê hương; Vai áo bạc quàng súng trường, gợi cảm giác vừa thân thương, dịu dàng, gần gũi, giản dị; vừa kiên cường, dũng cảm, vững vàng khi làm nhiệm vụ.
Trả lời:
C1:
Mạch cảm xúc trong bài thơ rất liên quan tới lá đỏ, chúng giống như những sự hi sinh đau thương của người lính đã vì Tổ Quốc mà phải nằm lại nơi đây và đó cũng như một niềm tin chiến thắng.
C2:
Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ là tình yêu quê hương, đất nước. Cảm xúc ấy vận động qua các cung bậc:
+ Mến thương người em gái nhỏ - hình bóng quê hương - mà người lính tình cờ gặp gỡ trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Yêu mến, tự hào vẽ những người anh hùng chưa biết tên làm nên chiến thắng vĩ đại; biết ơn những cống hiến, hi sinh lổn lao, thẩm lặng của hàng triệu người con cho Tổ quốc,...
+ Niểm tin mãnh liệt vào chiến thắng cuối cùng của cuộc kháng chiến.
- Mỗi chiếc lá gợi liên tưởng tới một cá nhân, cả rừng lá đỏ ào ào gợi lên hình ảnh hào hùng của cả dân tộc, đất nước. Tô đậm hình ảnh lá đỏ, nhà thơ như muốn nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa sự đóng góp của mỗi cá nhân vào thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh nhân dân.
Câu 7 (trang 42 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ là gì?
Trả lời:
C1:
Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ là tinh thần chiến đấu anh dũng và lạc quan, niềm tin vào ngày mai thắng lợi.
C2:
Ngợi ca tinh thần yêu nước, những đóng góp lớn lao của những người anh hùng chưa biết tên để tạo nên sức mạnh dân tộc, góp phần làm nên chiến thắng trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Trả lời:
C1:
Em đồng ý, tán thành với ý kiến trên. Vì bài thơ Lá đỏ gợi cho em những suy nghĩ về vẻ đẹp của con người Việt Nam anh hùng trong những năm tháng chiến tranh gian khổ. Vượt trên sự gian khổ đó là những vẻ đẹp bất khuất, kiên cường, luôn lạc quan, yêu đời, có niềm tin vào tương lai tươi sáng.
C2:
Bài thơ đã thể hiện niềm tin và hi vong về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Điều này được thể hiện ở lời chào, lời hẹn trong dòng thơ cuối “Chào em em gái tiền phương/ Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn…” → Niềm lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng.
* Viết kết nối với đọc
Đoạn văn tham khảo
C1:
Kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, không biết bao nhiêu con người đã ngã xuống. Hình ảnh “em gái tiền phương” thật nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió. Nhưng đồng thời lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi qua vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ. Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân. Hình ảnh “em gái tiền phương” là những nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đó nhưng những cô gái ấy vẫn trung kiên không sợ gì hết, những lúc nghỉ ngơi họ vẫn không ngới tiếng cười vang.
C2:
(1) Trong bài thơ Lá đỏ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi không dùng nhiều chi tiết để miêu tả hình ảnh những cô gái tiền phương. (2) Mặc dù vậy họ vẫn hiện lên rất chân thực và rõ nét. (3) Tác giả ví các cô gái tiền phương đang đứng bên đường chỉ lối cho xe qua “như quê hương”. (4) Điều đó cho thấy sự thân thuộc và quý mến mà ông dành cho những cô gái ấy. (5) Ông không rõ tên hay tuổi của họ, nhưng trong hình dáng giàu sự hi sinh ấy, ông thấy được những người chị, người mẹ, người bà Việt Nam vĩ đại của mình. (6) Đặc điểm ngoại hình duy nhất của những cô gái ấy được miêu tả, là vai áo đã bị sờn đi bởi chiếc súng trường. (7) Chi tiết ấy vừa khắc họa sự khó khăn, vất vả trong một thời gian dài của các cô ở nơi đây, vừa chứng tỏ sự mạnh mẽ, can trường không hề kém cạnh các đấng nam nhi của họ. (8) Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, cho nên dù là phụ nữ, các cô gái cũng khoác súng trên vai, sẵn sàng chiến đấu với giặc bất kì lúc nào. (9) Tất cả những yêu thương, kính trọng và mong mỏi mà tác giả dành cho các cô gái ấy, đã được gói ghém lại trong lời hẹn gặp lại những “em gái tiền phương” tại Sài Gòn khi đất nước đã hòa bình.