Ngữ văn 8 trang 40 Tập 2 Kết nối tri thức

104

Với soạn Ngữ văn 8 trang 40 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Lá đỏ giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Lá đỏ

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Hãy tái hiện (kể, vẽ…) một hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu sắc về chiến trường Trường Sơn trong những năm chiến tranh mà em đã được biết qua phim ảnh, sách báo hoặc qua những bài học lịch sử.

Trả lời:

C1:

Hình ảnh:

Soạn bài Lá đỏ | Hay nhất Soạn văn 8 Kết nối tri thức

C2:

Hình ảnh:

Soạn bài Lá đỏ | Ngắn nhất Soạn văn 8 Kết nối tri thức

Soạn bài Lá đỏ | Ngắn nhất Soạn văn 8 Kết nối tri thức

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Bài thơ Lá đỏ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Nghe bài hát đó và nêu ấn tượng của em.

Trả lời:

C1:

Bài hát mang khí thế hiên ngang, lẫm liệt, và niềm tin chắc thắng của đoàn quân Nam tiến: Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn!

C2:

- Bài hát: Lá đỏ (Nhạc sĩ Hoàng Hiệp)

Gặp em trên cao lộng gió

Đường Trường Sơn ào ào lá đỏ

Em đứng đứng ở bên đường

Như quê hương vai áo bạc quàng súng trường

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa

 

Chào em em gái tiền phương

Ơi em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn

Chào em em gái tiền phương

Ơi em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

- Ấn tượng: Cảm nhận được không gian cao rộng, kì vĩ của núi rừng, và khí thế hừng hực, sục sôi của đoàn quân; âm vang hào hùng, đầy tự hào, xúc động,…

* Đọc văn bản

1. Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ, vần và nhịp thơ.

C1:

- Số tiếng trong một dòng: linh hoạt (có dòng 6 tiếng, có dòng 7 tiếng)

- Số dòng trong một khổ: không giới hạn

- Vần thơ: hai khổ đầu gieo vần chân (gió - đỏ, hương - trường), hai khổ cuối không gieo vần

- Nhịp thơ: không tuân theo quy tắc nhất định, dòng 2/2/2, dòng 4/3, dòng 3/4

C2:

- Số tiếng trong mỗi dòng: không hạn định 

- Số dòng trong mỗi khổ: 2 dòng/ khổ

- Vần và nhịp thơ: linh hoạt, phóng khoáng.

2. Hình dung về cuộc gặp gỡ trên đường Trường Sơn.

C1:

Cuộc gặp gỡ trên đường Trường Sơn: Em đứng bên đường như quê hương– Vai áo bạc quàng súng trường” là một hình ảnh đẹp và ấm áp. Giữa con đường hành quân gian khổ, hình ảnh cô gái thanh niên xung phong đứng bên đường với hình ảnh giản dị, vai áo quàng súng đã xóa tan nhưng sự vất vả vừa trải qua, mang lại cảm xúc thân thương, bình dị như quê hương.

C2:

Cuộc gặp gỡ giữa người lính và cô thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn. Cuộc gặp diễn ra trên cao lộng gió, trong cơn mưa lá đỏ ào ào đổ tuôn mãnh liệt, đẹp đến ngỡ ngàng “Rừng lạ ào ào lá đỏ”; trong cuộc hành quân thần tốc tiến về Sài Gòn “Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”.

3. Cuộc gặp gỡ giữa Sài Gòn.

Sự tưởng tượng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.

Đánh giá

0

0 đánh giá