Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 12 (Cánh diều 2024): Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

239

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 9 Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 9.

Lịch Sử 9 Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

I. Xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng

♦ Sau khi giành được độc lập, một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của Việt Nam là xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng.

♦ Những biện pháp xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng:

- Về chính trị:

+ Ngày 6-1-1946, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên diễn ra trong cả nước. Trên 90 % cử tri đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu vào Quốc hội khoá I.

+ Ngày 2-3-1946, tại kì họp đầu tiên của Quốc hội, Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

+ Tại các địa phương ở Bắc Bộ và Trung Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân, thành lập Uỷ ban hành chính các cấp.

+ Tháng 5-1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) được thành lập, khối đoàn kết toàn dân được tăng cường.

+ Ngày 9-11-1946, Quốc hội thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1946)

- Lực lượng vũ trang nhân dân được chú trọng xây dựng và phát triển.

+ Tháng 9-1945, Việt Nam Giải phóng quân đổi thành Vệ quốc đoàn, đến tháng 6-1946 đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.

+ Lực lượng dân quân, tự vệ tăng lên hàng chục vạn người, có mặt ở khắp nơi trên cả nước.

II. Giải quyết khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hoá, giáo dục

 Bối cảnh: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn: ngân sách nhà nước trống rỗng, nền nông nghiệp lạc hậu, nạn đói hoành hành, tàn dư văn hoá lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến nặng nề, trên 90 % dân số Việt Nam không biết chữ,...

 Biện pháp để giải quyết nạn đói:

- Biện pháp trước mắt:

+ Kêu gọi “Nhường cơm sẻ áo”, lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”…

+ Điều hoà thóc gạo giữa các địa phương;

+ Nghiêm trị việc đầu cơ tích trữ thóc gạo,...

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Nhân dân tích cực hưởng ứng các biện pháp giải quyết nạn đói của chính phủ

- Biện pháp lâu dài:

+ Chính phủ kêu gọi nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hiện khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng”, “Không một tấc đất bỏ hoang”;

+ Chính quyền cách mạng ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác của chế độ cũ, ra thông tư giảm tô 25 %, giảm thuế ruộng đất.

- Kết quả: từ cuối năm 1945 đến giữa năm 1946, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói cơ bản bị đẩy lùi.

 Biện pháp để giải quyết khó khăn tài chính:

- Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước. Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng” do Chính phủ phát động, chỉ trong thời gian ngắn, người dân đã đóng góp được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập” và 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”.

- Tháng 11-1946, đồng tiền Việt Nam mới được chính thức lưu hành trong cả nước.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ giới công thương Hà Nội trong “Tuần lễ Vàng”

ngày 18/9/1945 tại Bắc Bộ phủ

 Biện pháp để giải quyết tàn dư Việt Nam của chế độ phong kiến - thực dân:

- Về giáo dục:

+ Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ và kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xoá nạn mù chữ. Phong trào Bình dân học vụ nhanh chóng lan rộng khắp cả nước. Chỉ sau một năm hoạt động, đã có trên 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ

+ Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm được khai giảng. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc và dân chủ.

- Về văn hoá, nhà nước bảo đảm quyền tự do báo chí. Nội dung báo chí phản ánh công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ mới.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm một lớp học Bình dân học vụ

III. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại Nam Bộ

- Bối cảnh lịch sử:

+ Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày Độc lập, quân Pháp đã xả súng vào người dân.

+ Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

- Diễn biến chính:

+ Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn cùng quân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược bằng nhiều hình thức.

+ Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, hàng vạn thanh niên gia nhập quân đội, xung phong vào đội quân “Nam tiến”, cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.

- Ý nghĩa:

+ Giáng đòn đầu tiên vào kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, đẩy quân Pháp vào thế bị động và phải giam chân tại đây trong nhiều tháng;

+ Tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Nhân dân Nam Bộ quyết tâm kháng chiến chống Pháp

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá