Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 15 (Cánh diều 2024): Việt Nam từ năm 1975 đến 1991

164

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 9 Bài 15: Việt Nam từ năm 1975 đến 1991 sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 9.

Lịch Sử 9 Bài 15: Việt Nam từ năm 1975 đến 1991

A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 15: Việt Nam từ năm 1975 đến 1991

I. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước

- Hoàn cảnh: Sau chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng ở hai miền Nam, Bắc tiếp tục tồn tại hai hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu cần thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

- Quá trình:

+ Tháng 9/1975: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp và đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

+ Tháng 11/1975: Hội nghị hiệp thương chính trị hai miền Nam - Bắc (họp tại Sài Gòn) đã nhất trí chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

+ Đầu năm 1976: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung diễn ra trong cả nước. Quốc hội khoá VI họp và quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước.

II. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, bảo vệ chủ quyền biển đảo

1. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam

- Sau khi lên nắm chính quyền, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xa-ri - Khiêu Xăm Phon, đại diện cho phái “Khơ-me Đỏ” ở Cam-pu-chia, đã có nhiều hoạt động khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam.

- Từ đầu tháng 5-1975 đến năm 1978, lực lượng Khmer Đỏ đẩy mạnh các hoạt động quân sự xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh, giết hại nhiều người dân vô tội…

- Ngày 22/12/1978, lực lượng Khmer Đỏ huy động lực lượng quân đội lớn và mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, mở đường tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam.

- Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức phản công, đánh bật lực lượng Pôn Pốt ra khỏi lãnh thổ và truy kích đối phương đến tận nơi xuất phát.

- Theo yêu cầu giúp đỡ của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam đã cùng nhân dân Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 15: Việt Nam từ năm 1975 đến 1991

Các lực lượng vũ trang Cam-pu-chia cùng quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh, trưa ngày 7-1-1979

2. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc

- Từ sau năm 1975, chính quyền Trung Quốc có những hành động làm tổn hại đến mối quan hệ giữa nhân dân hai nước, như ủng hộ chính quyền Pôn Pốt xâm lược Việt Nam, cắt viện trợ, rút chuyên gia về nước,...

- Ngày 17-2-1979, Trung Quốc huy động 60 vạn quân tấn công Việt Nam, trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung (từ Móng Cái - Quảng Ninh đến Phong Thổ - Lai Châu).

- Quân và dân Việt Nam, trực tiếp là quân và dân các tỉnh biên giới phía Bắc, đã kiên cường chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Tháng 3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam.

- Từ tháng 4-1984, Trung Quốc mở cuộc tấn công lấn chiếm khu vực biên giới thuộc địa bàn huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Nơi đây trở thành chiến trường ác liệt giữa hai bên trong giai đoạn 1984 - 1989.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 15: Việt Nam từ năm 1975 đến 1991

Bộ đội Việt Nam bên cột mốc số 0 Lạng Sơn, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc

3. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo

- Tháng 4-1975, cùng với việc giải phóng miền Nam, Hải quân nhân dân Việt Nam đã giải phóng quần đảo Trường Sa.

- Năm 1988, Trung Quốc đưa quân đánh chiếm trái phép một số đảo, bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam như Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma,...

- Để bảo vệ chủ quyền biển, đảo, quân dân Việt Nam, trực tiếp là lực lượng hải quân đã chiến đấu ngoan cường, đặc biệt là trận chiến ở Gạc Ma (tháng 3-1988).

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 15: Việt Nam từ năm 1975 đến 1991

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

III. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976 - 1985

a) Chính trị:

- Tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện. Năm 1980, Hiến pháp mới được ban hành.

- Quan hệ đối ngoại được mở rộng. Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

b) Về kinh tế:

- Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra hai kế hoạch 5 năm: 1976 - 1980 và 1981 - 1985, nhằm khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, cải tạo quan hệ sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

- Sau 10 năm, kinh tế Việt Nam đạt được một số thành tựu: sản xuất nông nghiệp, công nghiệp đều tăng, mạng lưới giao thông được cải thiện, nhiều công trình hiện đại được xây dựng, như thuỷ điện Hoà Bình, cầu Thăng Long,

c) Về xã hội:

- Trong những năm 1981 - 1985, các ngành kinh tế quốc dân đã thu hút thêm hơn 4 triệu lao động. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục có bước phát triển mới, đóng góp nhất định vào việc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới.

- Tuy đạt được một số thành tựu, nhưng đến năm 1985, tỉnh hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế: bị Mỹ bao vây, cấm vận; bất ổn ở biên giới; kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân khó khăn.

IV. Công cuộc đổi mới đất nước giai đoạn 1986 - 1991

1. Nguyên nhân

- Vào giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều thay đổi. Một số nước đã tiến hành cải cách, mở cửa và đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là công cuộc cải cách ở Trung Quốc.

- Ở trong nước, kinh tế khủng hoảng, hàng hoá khan hiếm, lương thực thiếu thốn, lạm phát leo thang. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

=> Những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên đã đặt ra yêu cầu cho Việt Nam phải tiến hành công cuộc đổi mới để phát triển đất nước.

2. Đường lối đổi mới

- Tháng 12-1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, nhằm ổn định và tạo bước chuyển biến tốt về chính trị, kinh tế xã hội.

- Đại hội lần thứ VII (1991) tiếp tục khẳng định và bổ sung đường lối đổi mới của Đại hội lần thứ VI.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 15: Việt Nam từ năm 1975 đến 1991

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI

- Nội dung của đường lối đổi mới:

+ Về kinh tế: xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, tập trung xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, trước mắt thực hiện ba chương trình lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

+ Về chính trị - xã hội tỉnh gọn và nâng cao hiệu lực quản lí của Nhà nước, thực hiện đoàn kết quốc tế, đoàn kết nhân dân; xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân.

3. Kết quả, ý nghĩa của công cuộc đổi mới giai đoạn 1986 - 1991

a) Kết quả:

- Về kinh tế:

+ Nền kinh tế hàng hoa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước bước đầu được hình thành, lạm phát giảm.

+ Lương thực, thực phẩm từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân, có tích trữ và xuất khẩu;

hàng tiêu dùng ngày càng phong phú.

- Về chính trị:

+ Bước đầu chỉnh đốn Đảng và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ được sắp xếp lại hợp lí hơn trước.

+ Quan hệ ngoại giao được mở rộng, Việt Nam từng bước cải thiện quan hệ với Mỹ, thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

- Một số hạn chế: nhiều cơ sở kinh tế còn lạc hậu, nhiều vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh chưa được giải quyết.

b) Ý nghĩa:

- Tạo bước chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội, đưa Việt Nam dần thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

- Đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững, đồng thời tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới ở giai đoạn sau.

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 15: Việt Nam từ năm 1975 đến 1991

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá