Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án năm 2024

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Tiểu học dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề số 1)

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Đường đua của niềm tin

Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.

Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Búc Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa.

Giôn Xti-phen Ác-va-ri trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà còn là để hoàn thành cuộc đua.”

(Theo Bích Thủy)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào?

A. Anh là người về đích cuối cùng.

B. Anh bị đau chân.

C. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi và lễ trao giải đã kết thúc từ lâu.

D. Anh đã không hoàn thành cuộc đua vì chân bị thương.

Câu 2. Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua như vậy?

A. Vì đó là quy định của ban giám khảo.

B. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên đối với đất nước mình: tham gia và hoàn thành cuộc đua.

C. Vì anh muốn gây ấn tượng cho mọi người.

D. Vì anh hoàn thành chặng đua của mình.

Câu 3. Ác-va-ri chạy về đích trong tình trạng cơ thể như thế nào?

A. Chạy tập tễnh với một chân băng bó.

B. Chạy tập tễnh với một tay băng bó.

C. Đang thiếu nước trầm trọng.

D. Kiệt sức vì chạy đường dài.

Câu 4. Gạch chân dưới động từ trong câu văn sau:

Sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích.

Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Sự quan trọng của việc chiến thắng trong cuộc thi.

B. Giá trị của giải thưởng và huy chương.

C. Việc tập luyện để trở thành vận động viên xuất sắc.

D. Tinh thần trách nhiệm, kiên trì và ý chí không từ bỏ.

Câu 6. Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc”.

Câu 7. Theo em, trong cuộc sống hàng ngày, niềm tin có quan trọng không? Nó giúp ích gì cho chúng ta? Hãy viết 3 – 4 câu để nói lên ý kiến của mình.

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả: Nghe - viết

Chuyện một người thầy

Ngày khai giảng, cả lớp chỉ có một hộp phấn và một quyển sách vỡ lòng. Thầy viết lên bảng, tiếng trẻ đọc vang khắp bản, người lớn cũng tò mò kéo đến xem. Những buổi học đầu tiên, chưa có giấy bút, các em tập viết vào tàu lá chuối bằng những chiếc bút gỗ tự tạo. Thầy nhặt bưởi rừng về làm bóng cho các em chơi, dạy các em múa, hát, diễn kịch; tổ chức cho các em làm nương, bán thóc lấy tiền mua sắm đồ dùng. Dần dần, trường mua được ra đi ô, máy nghe đĩa, đèn chiếu, rồi mua cả trâu bò làm nương. Đội văn nghệ của trường được mời đi diễn ở nhiều nơi.

II. Tập làm văn Em hãy viết bài văn tả một thầy/cô giáo đã từng dạy em.

ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. 

Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích khi cuộc thi và lễ trao giải đã kết thúc từ lâu.

Đáp án C.

Câu 2. 

Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri phải hoàn thành cuộc đua vì Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên đối với đất nước mình

Đáp án B.

Câu 3. 

Ác-va-ri chạy tập tễnh về đích với một chân bọ băng bó.

Đáp án A.

Câu 4. 

Sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích.

Câu 5. 

Câu chuyện khuyên chúng ta hãy luôn nỗ lực hết sức mình, kiên trì và đừng bao giờ bỏ cuộc. Cũng hãy luôn là người trách nhiệm hoàn thành trọn vẹn công việc mà mình đang làm.

Đáp án D.

Câu 6. 

Các từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc” là: vui vẻ, sung sướng, mãn nguyện.

Câu 7. 

Theo em, niềm tin là rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Nó giúp chúng ta có động lực để vượt qua khó khăn và thử thách. Khi có niềm tin vào bản thân, chúng ta dám mơ ước và theo đuổi những mục tiêu lớn hơn. Ngoài ra, niềm tin cũng tạo ra sự gắn kết trong các mối quan hệ, giúp chúng ta tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau.

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức đoạn văn.

- Không mắc các lỗi chính tả, trình bày đẹp, sạch sẽ.

II. Tập làm văn

Cho mãi đến tận bây giờ, hình ảnh cô giáo Hạnh vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em. Cô Hạnh — người cô đầu đời đã dạy em năm học đầu tiên ở trường Tiểu học Trung Yên, năm lớp Một.

Cô Hạnh có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy, đầy đặn và cân đối. Em không biết chính xác cô bao nhiêu tuổi chỉ biết rằng cô còn rất trẻ, trẻ hơn mẹ em rất nhiều. Hàng ngày đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo dài màu nhạt, lúc thì màu xanh da trời, lúc thì hồng phấn hay tím nhạt, cũng có lúc trắng tinh như màu muối biển, rất hợp với dáng hình và độ tuổi xuân xanh của cô. Mái tóc cô đen huyền, óng ả, mềm mại như những sợi tơ luôn buông xõa đến quá vai. Khuôn mặt trái xoan được trời phú cho một cặp mắt to tròn với đôi hàng mi dày và cong vút tưởng như cô đeo mi giả. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất hợp với khuôn mặt cô. Mỗi lần cô cười trông cô tươi và xinh hơn cả những diễn viên, người mẫu mà em xem trên tivi. Hàm răng trắng được tô điểm bằng một chiếc răng khểnh bên trái khóe miệng làm cho nụ cười vốn đã rất tươi lại còn tươi hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi lúc cô nói chuyện hay giảng bài trên lớp thì giọng cô nghe mới ngọt ngào làm sao! Khi thì nhẹ nhàng, êm dịu thướt tha như làn gió mát, lúc thì trầm bổng, du dương như tiếng hót chim họa mi, khiến chúng em như lạc vào thế giới của đàn ca. Những buổi học đầu tiên biết bao là khó nhọc. Cô cầm tay từng bạn uốn nắn từng chữ, từng dòng, tập cho từng em phát âm, đánh vần từng tiếng. Những giờ giải lao, cô nắn lại gạch hàng, viết mẫu trong tập cho từng em để chúng em viết được đúng mẫu tự, ngay hàng thẳng lối.

Giờ đây, tuy đã học lớp Năm rồi nhưng lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô giáo Hạnh. Em hứa với lòng mình phải cố gắng học thật tốt để khỏi phụ công dạy dỗ của cô.

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề số 2)

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Vịnh Hạ Long

Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vòng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.

(Theo Thi Sảnh)

Câu 1: (0,5 điểm). Tác giả miêu tả Vịnh Hạ Long vào mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân, mùa hè.

B. Mùa hè, mùa đông, mùa thu.

C. Bốn mùa.

D. Mùa hè, mùa đông.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, nét duyên dáng của Hạ long được thể hiện ở đâu?

A. Tươi mát của dòng nước, rạng rỡ của đất trời.

B. Rạng rỡ ở đất trời.

C. Tươi mát của dòng nước, rạng rỡ của thiên nhiên.

D. Những quần đảo hùng vĩ và rực rỡ.

Câu 3 (0,5 điểm). Theo tác giả, Hạ Long quyến rũ hơn cả vào mùa nào?  Vì sao?

A. Hạ Long quyến rũ hơn cả vào mùa xuân. Vì đó là mùa sương và cá mực.

B. Hạ Long quyến rũ hơn cả vào mùa hè. Vì nó hội tụ tất cả những âm thanh đi theo tiếng gió vang vọng về.

C. Hạ Long quyến rũ hơn cả vào mùa thu. Vì đó là mùa trăng biển, tôm he… đã tạo nên một Hạ Long thơ mộng, dịu dàng.

D. Mùa nào thì vịnh Hạ Long cũng đều quyến rũ theo một nét riêng.

Câu 4 (0,5 điểm).  Theo em, vì sao nói “Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về”?

A. Vì tác giả nhắc đến nhiều âm thanh của tự nhiên, của sự vật, của sự sống của con người.  Cho nên tất cả những điều ấy đã làm nên những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về.

B. Vì đó là những âm thanh của gió bao trùm cả Vịnh Hạ Long.

C. Đó chính là những âm thanh của tiếng sóng vỗ biển cả, tiếng ve ran trên mọi nẻo đường.

D. Là tiếng của những đoàn thuyền ra khơi đánh cá trở về.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ in đậm dưới đây:

a. Ngày ngày mặt trời(1) đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ.”

b. “Mùa xuân(1) là tết trồng cây

Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân (2)”

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 6 (2,0 điểm) Tìm vị trí có thể thêm dấu gạch ngang trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó:

          "Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây: trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền; khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt; khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm."

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn tả người bạn thân nhất của em.

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Đánh giá

0

0 đánh giá