Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

103

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 sách Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Tiểu học dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5

(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề số 1)

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Chuyện về một cành nho

    Một cành nho mảnh mai lớn lên nhờ những dòng nước khoáng tinh khiết từ lòng đất. Nó thật trẻ trung, khoẻ mạnh và tràn đầy sức sống. Nó cảm thấy rất tự tin khi tất cả chỉ dựa vào chính bản thân nó.

    Nhưng một ngày kia, bão lốc tràn về, gió thổi dữ dội, mưa không ngớt, cành nho bé nhỏ đã bị dập ngã. Nó rũ xuống, yếu ớt và đau đớn. Cành nho đã kiệt sức. Thật tội nghiệp! Bỗng nó nghe thấy tiếng gọi của các cành nho khác: "Hãy lại đây và nắm lấy tay tôi".

    Cành nho do dự trước lời đề nghị ấy. Từ trước đến giờ, cành nho bé nhỏ đã quen tự mình giải quyết khó khăn một mình. Nhưng lần này nó đã thật đuối sức...

    Nó ngước nhìn cành nho kia với vẻ e dè và hoài nghi. "Bạn đừng sợ, bạn chỉ cần quấn những sợi tua của bạn vào tôi là tôi có thể giúp bạn đứng thắng dậy trong mưa bão", cành nho kia nói. Và cây nho bé nhỏ đã làm theo.

    Gió vẫn dữ dội, mưa tầm tã và tuyết lạnh buốt ập về. Nhưng cành nho nhỏ bé không còn đơn độc, lẻ loi nữa mà nó đã cùng chịu đựng với những cành nho khác. Và mặc dù những cành nho bị gió thổi lắc lư, chúng vẫn tựa vào nhau như không sợ bất cứ điều gì.

    Có những khó khăn chúng ta có thể vượt qua được bằng chính sức lực của mình. Nhưng có những thử thách lớn mà chúng ta chỉ có thể vượt qua nhờ tình yêu thương, đồng lòng gắn bó và chia sẻ với nhau như những cành nho nhỏ bé kia.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Lúc đầu, cành nho tự tin dựa vào ai?

A. Dựa vào sức gió    

B. Dựa vào cành nho khác

C. Dựa vào nước khoáng trong lòng đất

D. Dựa vào sức mạnh của chính mình

Câu 2. Điều gì đã khiến cành nho nhỏ bé cảm thấy đuối sức?

A. Nắng gay gắt                                 

B. Mưa bão lớn

C. Hạn hán

D. Ngập lụt

Câu 3.Cành nho khác đã giúp đỡ cành nho nhỏ bé bằng cách nào?

A. Nhờ các cành nho khác giúp đỡ

B. Khuyên cành nho nhỏ bé kia hãy tự đương đầu với gió bão

C. Khuyên cành nho nhỏ bé nắm lấy tay, quấn những sợi tua để vượt qua gió bão

D. Khuyên cành nho nhỏ bé trốn đi

Câu 4. Trước lời đề nghị giúp đỡ của cành nho khác, cành nho nhỏ bé đã làm gì?

A. Mặc kệ, tự đương đầu với khó khăn

B. Từ chối và cảm ơn cành nho đó

C. Cành nho do dự trước lời đề nghị ấy

D. Cành nho do dự ngước nhìn cành nho kia với vẻ e dè và hoài nghi

Câu 5. Các đại từ xưng hô có trong bài đọc là?

A. nó, bạn, tôi, chúng

B. tôi, chúng nó, bạn

C. cành nho kia, tôi, nó

D. chúng, tôi, bạn

Câu 6. Tìm 2 - 3 cặp từ đồng nghĩa có trong bài đọc trên.

Câu 7. Theo em câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả: Nghe - viết

Kì diệu rừng xanh

Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc ấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.

Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.

II. Tập làm văn Em hãy viết bài kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật.

ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. 

Lúc đầu, cành nho rất tự tin tất cả chỉ dựa vào sức mạnh của chính mình

Đáp án D.

Câu 2. 

Mưa bão đã khiến cành nho nhỏ bé cảm thấy đuối sức.

Đáp án B.

Câu 3.

Cành nho khác đã khuyên cành nhỏ bé nắm lấy tay, những sợi tua để vượt qua gió bão.

Đáp án C.

Câu 4. 

 Trước lời đề nghị giúp đỡ của cành nho khác, cành nho do dự ngước nhìn cành nho kia với vẻ e dè và hoài nghi.

Đáp án D.

Câu 5. 

Nó, bạn: chỉ cành nho nhỏ bé.

Tôi: chỉ cành nho kia.

Chúng: chỉ các cành nho khi chúng đoàn kết với nhau.

Đáp án A.

Câu 6. 

Đơn độc - lẻ loi

Khó khăn - thử thách

Mảnh mai - bé nhỏ

Đuối sức - kiệt sức

Câu 7. 

Câu chuyện khuyên mọi người hãy biết mở lòng, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, bởi lẽ tình yêu thương và sự gắn bó chính là chìa khóa giúp chúng ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức đoạn văn.

- Không mắc các lỗi chính tả, trình bày đẹp, sạch sẽ.

II. Tập làm văn

Có lẽ trong chúng ta, ai cũng có tiếp xúc với những con vật nuôi ở nhà phải không các bạn? Con Chó giữ nhà, con Mèo bắt chuột, Họa Mi ca hát ... Những con vật ấy thật đáng yêu làm sao? Nhưng có bao giờ bạn nào chú ý đến con vật nhỏ bé xấu xí tưởng như là vô tích sự mà lại có lần nó được phong là "anh hùng" không?

Không nói ra chắc không ai nghĩ đến, nhưng khi tôi đọc câu hát này các bạn sẽ thấy quen và ai cũng biết:

“Con Cóc là cậu ông Trời

Ai mà đánh Cóc thì trời đánh cho.”

Tại sao "con Cóc là cậu ông Trời"? Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện này nhé!

Ngày xửa ngày xưa, không nhớ rõ vào thời kì nào, trời làm hạn hán rất lâu, sông hồ đều hết nước, ruộng đồng nứt nẻ, cây cối chết khô, các loài vật mệt mỏi, rũ rượi thoi thóp dưới cơn khát.

Cóc thấy nguy quá bèn lên thiên đình kiện trời. Cóc gặp Cua, Cua đòi theo. Cóc gặp Gấu, gặp Cọp. Gấu, Cọp xin tháp tùng cùng lên trời kiện tụng. Đi được một lúc, bốn con gặp Ong và Cáo. Nghe nói chuyện lên trời, Ong và Cáo lại xin đi cùng.

- Thật là đại phúc cho muôn loài. Xin các bác cho chúng em đi với! Chúng em nguyện theo các bác đến tận cùng trời, thẳng lên thiên đình để làm cho ra lẽ và để tự cứu mình.

Thế là cả bọn, tuy cổ họng khát khô, nhưng lòng đầy quyết tâm đã kéo nhau lên thiên đình kiện Trời, dưới sự chỉ huy của chú Cóc.

Tới thiên đình, Cóc thông minh nên phân công ai vào việc đó rất hợp với tài năng của mình. Riêng Cóc nhảy lên bậc treo cái trống để gióng trống kêu oan. Cóc đánh một hồi trống làm vang động cả thiên đình. Ngọc Hoàng sai Thiên Lôi ra xem coi chuyện gì thì chỉ thấy có một con Cóc ngồi chễm chệ trên mặt trống. Thiên Lôi vào tâu lại, Ngọc Hoàng bực mình liền sai Gà ra mổ cho Cóc một trận nên thân. Nào ngờ Gà vừa bước ra đã bị Cáo nhảy tới vồ lấy mang đi. Ngọc Hoàng hay tin nổi giận, liền sai Chó ra cắn cho Cóc một trận hết đường gây rối. Nhưng Chó vừa hung hăng nhảy ra khỏi cửa thì Gấu đã tiến đến ăn thịt ngay. Ngọc Hoàng càng thêm tức giận, đập tay xuống bàn thét Thiên Lôi ra ứng chiến đánh cho Cóc vài lưỡi búa đến tan xương nát thịt mới thôi... Nào ngờ Thiên Lôi vừa ra bị Ong đốt túi bụi vào mặt, mũi, tay, chân. Đau quá, nhức quá Thiên Lôi kêu cứu rồi nhảy vào chum nước tránh nạn thì lại bị Cua giương càng kẹp vào mông đau điếng. Hoảng hồn, Thiên Lôi vội nhảy ra thì bị Hổ tấn công. Hổ vồ lấy Thiên Lôi xé xác ra từng mảnh.

Thế là quân của thiên đình bị một trận thất điên bát đảo. Ngọc Hoàng thấy thế nguy bèn chấp nhận thương lượng với Cóc. Được lệnh Cóc vào diện kiến Ngọc Hoàng và trình bày mọi lẽ.

- Tâu Ngọc Hoàng, nơi trần gian hiện đang khốn khổ vì nạn hạn hán, biết bao con người và muôn vật phải chết khô, chết khát vì thiếu nước. Mong được Ngọc Hoàng rủ lòng thương cho mưa xuống để cứu muôn loài.

Nghe xong Ngọc Hoàng hứa sẽ làm mưa và từ nay nếu ở dưới trần có hạn hán thì Cóc nghiến răng kêu lên mấy tiếng Ngọc Hoàng sẽ cho mưa. Được Ngọc Hoàng hứa, Cóc mừng rỡ cùng các bạn về trần. Ai cũng vui mừng hớn hở tôn vinh Cóc có công lớn trong việc kiện trời. Vừa đến trần gian thì mưa to kéo đến tưới mát cả ruộng đồng, vườn tược. Cỏ cây hoa lá bừng sống dậy. Cả muôn vật lẫn con người đồng ca hát chào đón Cóc như một vị "anh hùng cứu thế". Và từ đó nhân gian mới truyền câu ca:

Con Cóc là cậu ông Trời

Nếu ai đánh Cóc thì Trời đánh cho!

Vậy đó, công trạng của Cóc to lớn thế đấy! Các bạn chớ coi khinh, xem thường Cóc nhé! Đừng chú ý vào hình thể xấu xí của nó mà hãy nhớ đến chiến công xưa - và kìa! Trời vừa đổ mưa ngoài kia. Phải chăng chú Cóc vừa nghiến răng gọi Trời?

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5

(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề số 2)

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Một chiều cuối thu

          Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

          Cò trắng đứng co chân trên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn về chốn xa xăm, mơ màng nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ.

           Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.

          Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Và đâu đó thoảng hương cốm mới. Hương cốm nhắc người ta những mùa thu đã qua.

          Tôi đứng tựa vai vào cây bạch đàn, nghe tiếng gỗ thì thầm những điều bí ẩn của mùa thu. Và nhìn lên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đồng dao cổ nghe vui tai:

Khói về rứa ăn cơm với cá

Khói về ri lấy đá đập đầu

          Chúng cứ hát mãi, hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông…

(Theo Nguyễn Trọng Tạo)

Câu 1 (0,5 điểm). Những con vật nào xuất hiện trong đoạn văn trên.

A. Cò, bò, cá

B. Cò, cá, chim

C. Bò, cá, chuột

D. Đáp án A, B và C

Câu 2 (0,5 điểm).  Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn đầu của văn bản?

A. Nhân hóa

B. So sánh 

C. Ẩn dụ

D. Đáp án A, B và C

Câu 3 (0,5 điểm). Sự vật nào không được nhắc đến ở đoạn văn trên?

A. Cò trắng đứng co chân trên bờ ruộng

B. Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ

C. Những chú chim non bay lượn trên bầu trời cao rộng

D. Bầu trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao.

Câu 4 (0,5 điểm). Câu “Khói về rứa ăn cơm với cá/ Khói về ri lấy đá đập đầu” thuộc thể loại gì?

A. Thơ lục bát

B. Đồng dao

C. Thành ngữ

D. Câu ca dao, tục ngữ

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Phân loại các từ ngữ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng dưới đây:

Một tối đầu đông, Đức nhờ mẹ hướng dẫn làm bài tập. Khi mẹ cầm bút, Đức để ý đến bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay nứt nẻ xen lẫn vài vết chai sạn do mẹ phải làm việc vất vả.

(Trích “Đôi tay của mẹ” - Uyển Ly)

Danh từ

Động từ

Tính từ

 

 

 

Câu 6 (2,0 điểm). Gạch chân vào từ không cùng từ loại với các từ còn lại:

a. Chằng chịt / mịt mùng / chi chít / mải mê.

b. Hạn hán / động đất / sạt lở / sóng thần.

c Nghĩ ngợi / nghe ngóng / mong chờ / nghi ngút.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7 (4,0 điểm).  Viết bài văn tả cảnh quê hương nơi em đang sống.

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Đánh giá

0

0 đánh giá