Bộ 10 đề thi giữa kì 1 GDCD 9 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

1.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn GDCD lớp 9 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 GDCD 9. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi giữa kì 1 GDCD 9 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 1 GDCD 9 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: GDCD lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

...

Đề thi giữa kì 1 GDCD 9 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: GDCD lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

Phần I. Trắc nghiệm nhiều sự lựa chọn (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “…………. là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch, hành động của bản thân, phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại”.

A. Sống có lí tưởng.

B. Sống chậm.

C. Sống tối giản.

D. Sống xanh.

Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam?

A. Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

B. Luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

C. Sống khép kín, hướng nội, hạn chế tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

D. Luôn tự tin vào năng lực của bản thân; hạ thấp vai trò và giá trị của người khác.

Câu 3. Câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp?

A. Dễ làm, khó bỏ.

B. Phận ai người ấy lo.

C. Thắng không kiêu, bại không nản.

D. Nước đến chân mới nhảy.

Câu 4. Khi sống có lý tưởng, con người sẽ

A. không phải đối mặt với những khó khăn.

B. tìm kiếm được những mục tiêu trong cuộc sống.

C. kiến tạo được một thế giới hoàn hảo.

D. xóa bỏ được mọi áp lực từ xã hội.

Câu 6. Sống có lý tưởng có ý nghĩa như thế nào?

A. Tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân.

B. Thu được nhiều lợi ích vật chất cho bản thân và gia đình.

C. Tạo lập được một không gian sống gọn gàng, đơn giản hơn.

D. Tăng thu nhập; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu 6. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề sống có lí tưởng?

A. Sống có lí tưởng sẽ góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

B. Cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì lí tưởng của thanh niên cũng giống nhau.

C. Sống có lí tưởng là sống vì bản thân mình trước rồi mới quan tâm đến người khác.

D. Chỉ có người lớn mới cần xác định lí tưởng sống của bản thân, học sinh không cần.

Câu 7. Rộng lòng tha thứ được gọi là

A. khoan dung.

B. từ bi.

C. nhân ái.

D. cảm thông.

Câu 8. Khi có lòng khoan dung, các mối quan hệ trong xã hội sẽ trở nên

A. lành mạnh, tốt đẹp hơn.

B. xa cách, căng thẳng hơn.

C. quan trọng, cần thiết hơn.

D. xung đột, mâu thuẫn hơn.

Câu 9. Câu tục ngữ nào sau đây nói về lòng khoan dung?

A. Thương nhau chín bỏ làm mười.

B. Trâu buộc ghét trâu ăn.

C. Được lòng ta xót xa lòng người.

D. Cha chung không ai khóc.

Câu 10. Câu tục ngữ “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” phản ánh về đức tính tốt đẹp nào của con người?

A. Khoan dung.

B. Nhân ái.

C. Đoàn kết.

D. Dũng cảm.

Câu 11. Biểu hiện của khoan dung là gì?

A. Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

B. Quan tâm, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, họa nạn.

C. Tự làm lấy mọi công việc bằng khả năng, sức lực của mình.

D. Tự tin, bản lĩnh, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

Câu 12. Lòng khoan dung không đem lại giá trị nào sau đây?

A. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, có nhiều bạn tốt.

B. Giúp người mắc lỗi có động lực khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm.

C. Giúp các mối quan hệ trong xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.

D. Giúp bản thân và gia đình thu được nhiều lợi ích vật chất.

Câu 13. Hoạt động cộng đồng là những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể, tổ chức…với mục tiêu

A. phát triển toàn diện con người.

B. mang lại lợi ích cho cộng đồng.

C. thu nhiều lợi nhuận cho ban tổ chức.

D. phát triển, mở rộng quy mô doanh nghiệp.

Câu 14. Hoạt động nào sau đây là hoạt động cộng đồng?

A. Hiến máu nhân đạo.

B. Đóng thuế thu nhập cá nhân.

C. Kinh doanh mặt hàng thời trang.

D. Cho vay tiền với lãi suất cao.

Câu 15. Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động cộng đồng?

A. Đền ơn đáp nghĩa.

B. Bảo vệ môi trường.

C. Đóng thuế thu nhập cá nhân.

D. Hiến máu nhân đạo.

Câu 16. Hoạt động cộng đồng nào được đề cập đến trong bức tranh sau?

3 Đề thi Giữa kì 1 GDCD 9 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

A. Bảo tồn di sản văn hóa.

B. bảo vệ môi trường.

C. Đền ơn đáp nghĩa.

D. Hiến máu nhân đạo.

Câu 17. Thông điệp “Sống tốt với môi trường là sống tốt cho chính mình” phản ánh về hoạt động cộng đồng nào sau đây?

A. Bảo tồn di sản văn hóa.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Hiến máu nhân đạo.

Câu 18. Những cá nhân tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ

A. được mọi người yêu mến, quý trọng.

B. luôn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

C. thu nhiều lợi ích vật chất cho bản thân.

D. luôn bị người khác lùa gạt, lợi dụng.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của việc tham gia hoạt động cộng đồng?

A. Phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

B. Tăng cường sức mạnh của các lực lượng trong cộng đồng.

C. Hạn chế, kìm hãm sự phát triển của các lực lượng trong xã hội.

D. Tạo cơ hội để mỗi cá nhân được học hỏi, rèn luyện các kĩ năng.

Câu 20. Các bạn học sinh lớp 9A cùng thực hiện dự án nuôi heo đất, thu gom phế liệu (giấy, đồ nhựa đã qua sử dụng,...) để bán; dùng kinh phí đó để ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Theo em, các bạn học sinh lớp 9A đã thực hiện hoạt động cộng đồng nào sau đây?

A. Bảo vệ môi trường.

B. Đền ơn đáp nghĩa.

C. Hiến máu nhân đạo.

D. Phong trào kế hoạch nhỏ.

Câu 21. ủ thể nào sau đây đã có thái độ và hành vi tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?

A. Học sinh trường THCS X sôi nổi tham gia phong trào trồng cây gây rừng.

B. Bạn C nói dối là bị ốm để từ chối tham gia ngày hội Hiến máu nhân đạo.

C. Chị K từ chối tham gia dọn dẹp đường làng ngõ xóm, vì ngại: “nhiều rác, bẩn”.

D. Anh V ngăn mẹ tham gia các hoạt động của địa phương vì bà đã lớn tuổi.

Câu 22. Đối với các hành vi thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng, chúng ta cần

A. thờ ơ, vô cảm.

B. học tập, noi gương.

C. phê phán.

D. tuyên dương, khen thưởng.

Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống. Bà H là thành viên của Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi và rất tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương. Thấy bà dành thời gian quá nhiều cho hoạt động cộng đồng, anh K (con trai bà) đã khuyên ngăn bà với lý do “mẹ tuổi đã cao, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi”. Chị V (hàng xóm nhà bà H) cũng nói thêm vào: “Úi xời, cháu thấy: những việc đấy bà không tham gia thì vẫn có người khác làm. Thế thì hơi đâu mà bà phải mua việc vào người, bà cứ ở nhà nghỉ ngơi, chăm lo cho bản thân và gia đình là được bà ạ”.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, chủ thể nào đã có thái độ và hành vi thiếu tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?

A. Bà H, anh K, chị V.

B. Anh K và bà H.

C. Chị V và bà H.

D. Anh K và chị V.

Câu 24. Trong tình huống sau, nếu là bạn thân của K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

Tình huống. Trường THCS T phát động phong trào thiện nguyện mang tên “Đồ cũ - yêu thương mới”. Theo kế hoạch, nhà trường sẽ vận động giáo viên và học sinh toàn trường thu gom sách vở cũ, quần áo cũ trong gia đình mình và những người xung quanh, để gửi tặng các em học sinh vùng cao. Khi thông tin của phong trào “Đồ cũ - yêu thương mới” được phổ biến về các lớp, nhiều bạn học sinh đã tích cực hưởng ứng. Tuy nhiên, bạn K lại cho rằng: “hoạt động này là vô bổ; sách và quần áo cũ thì có giá trị gì đâu mà đem tặng”.

A. Không quan tâm vì không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Đồng tình với bạn K vì ý kiến này rất hợp lí.

C. Chỉ trích K gay gắt vì K thiếu lòng nhân ái.

D. Khuyên K nên tích cực hưởng ứng phong trào.

Phần 2. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

a) Em hãy cho biết thế nào là sống có lí tưởng và ý nghĩa của sống có lí tưởng.

b) Em hãy nêu 2 hành vi là biểu hiện của sống có lý tưởng và 2 hành vi không phải là biểu hiện của sống có lý tưởng.

Câu 2 (2 điểm): Em hãy đọc tình huống sau để trả lời câu hỏi:

Tình huống. D luôn cảm thấy day dứt vì đã mắc lỗi với ông nội. Bây giờ, ông đã mất, D càng cảm thấy ân hận vì không còn cơ hội để nhận lỗi với ông nữa. Nỗi day dắt khiến D thường xuyên khóc, mất ngủ, tâm trạng buồn rầu và không muốn nói chuyện với mọi người trong gia đình.

a) Dựa vào biểu hiện của lòng khoan dung, em có nhận xét gì về hành động của bạn D?

b) Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên D điều gì?

Đánh giá

0

0 đánh giá