Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12 Cánh diều có đáp án năm 2024

0.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Địa lí lớp 12 sách Cánh diều năm 2024 - 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Địa lí 12. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12 Cánh diều có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Nội thuỷ là:

A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.

B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.

C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.

D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.

Câu 2. Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở

A. vùng đồi núi thấp.

B. khu vực núi cao.

C. ven biển, các đảo.

D. trung du, hải đảo.

Câu 3. Ở vùng đồi núi thấp, nhóm đất chủ yếu nào dưới đây?

A. Đất mặn.

B. Đất phèn.

C. Đất feralit.

D. Đất mùn thô.

Câu 4. Ý nghĩa lớn nhất của đặc điểm nằm chủ yếu trong một múi giờ thứ 7 là 

A. giúp cho việc tính toán giờ quốc tế được dễ dàng hơn.

B. thuận lợi để quản lí, điều hành các hoạt động trong cả nước. 

C. dễ phân biệt múi giờ giữa nước ta với các nước láng giềng. 

D. thuận lợi cho việc tính giờ của các địa phương trong cả nước. 

Câu 5. Cảnh quan đặc trưng của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là đới rừng

A. cận xích đạo gió mùa.

B. nhiệt đới gió mùa. 

C. cận nhiệt đới gió mùa.

D. ôn đới gió mùa.

Câu 6 Vùng kinh tế nào ở nước ta có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 7. Kiểu rừng đặc trưng nhất ở nước ta là? 

A. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Rừng cận nhiệt ẩm gió mùa. 

C. Rừng ngập mặn ven biển.

D. Rừng ôn đới trên núi cao.

Câu 8. Diện tích đất canh tác ở nước ta hiện nay

A. màu mỡ, giàu dinh dưỡng.

B. bị thoái hóa ở nhiều nơi.

C. tăng lên nhanh ở miền núi.

D. mở rộng ở dọc ven biển.

Câu 9. Lao động nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào các ngành nào sau đây?

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Dịch vụ.

D. Xây dựng.

Câu 10. Việt Nam nằm trong múi giờ số

A. 6.

B. 7. 

C. 8.

D. 9.

Câu 11. Thảm thực vật chủ yếu ở đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước là 

A. các loài cây ôn đới.

B. rừng cận nhiệt đới ẩm.

C. các loài cây tre, trúc.

D. các loài cây cận nhiệt.

Câu 12. Nguồn lao động nước ta dồi dào cho thấy

A. số người trong độ tuổi tham gia lao động rất lớn.

B. số người đang làm việc trong ngành kinh tế lớn.

C. số người trẻ đang chuẩn bị tham gia làm việc lớn.

D. số trẻ em chưa đến tuổi lao động ngày càng tăng.

Câu 13. Ô nhiễm không khí xảy ra chủ yếu ở khu vực nào sau đây ở nước ta? 

A. Khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển. 

B. Khu vực đô thị có hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển. 

C. Khu vực miền núi, trung du có trồng nhiều cây công nghiệp. 

D. Khu vực đồng bằng có trồng nhiều cây lương thực, thực phẩm.

Câu 14. Vùng nào ở nước ta có mật độ dân số thấp nhất?

A. Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 15. Địa hình ở miền núi nước ta bị chia cắt hiểm trở là do yếu tố ngoại lực nào sau đây?

A. Phong hoá nhanh, nhiều sông ngòi.

B. Lượng mưa lớn, dòng chảy mạnh. 

C. Địa hình cao, lượng mưa lớn.

D. Khí hậu lạnh, lượng mưa nhiều. 

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đô thị hoá ở nước ta hiện nay?

A. Đang diễn ra trên khắp cả nước.

B. Không gian đô thị được mở rộng. 

C. Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng.

D. Lối sống đô thị chưa hình thành.

Câu 17. Công nghiệp hóa phát triển mạnh là nguyên nhân dẫn tới

A. kìm hãm sự phát triển của đô thị hóa.

B. số lượng đô thị lớn ngày càng giảm.

C. quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.

D. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.

Câu 18. Nguyên nhân chính nào sau đây khiến mùa đông của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ đến muộn và kết thúc sớm hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Do độ cao địa hình cao hơn.

B. Do dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa.

C. Do hướng địa hình tây bắc – đông nam.

D. Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.

Câu 19. Nguyên nhân nào sau đây không gây suy giảm tài nguyên nước?

A. Tình trạng mất rừng đầu nguồn.

B. Xả thải mà chưa được xử lí.

C. Xây dựng các công trình thuỷ lợi.

D. Thiên tai và biến đổi khí hậu.

Câu 20. Biểu hiện rõ rệt nhất về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là

A. nguồn tài nguyên dần cạn kiệt.

B. ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi.

C. kinh tế phát triển tương đối chậm.

D. GDP bình quân đầu người giảm.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Việt Nam nằm trên trên đường di lưu của nhiều loài động, thực vật, góp phần tạo nên sự đa dạng của tài nguyên sinh vật. Nước ta nằm ở vị trí liền kể của 2 vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 9)

a) Tài nguyên sinh vật của nước ta kém đa dạng và phong phú.

b) Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, ít chủng loại.

c) Tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hóa sản phẩm.

d) Nằm trên đường di lưu của nhiều loài động thực vật nên tài nguyên sinh vật dồi dào.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước: Sự phân hoá của tự nhiên đã tạo cho các vùng, miền của nước ta có thể mạnh khác nhau. Đây là một trong những cơ sở để phân vùng kinh tế; Tạo ra sự phân hoá lãnh thổ sản xuất của các ngành kinh tế mới cùng những sản phẩm đặc trưng; Tạo ra sự phân hoá về phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất quy mô lớn ở các vùng. Ngoài ra, mỗi vùng lại có thiên tai khác nhau gây tác hại rất lớn đến việc phát triển các ngành kinh tế và đời sống người dân, đòi hỏi trong phát triển kinh tế – xã hội phải có kế hoạch để khắc phục nhịp điệu mùa của khí hậu và thiên nhiên nước ta.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 22)

a) Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên cũng tạo ra sự đồng đều trong phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ.

b) Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên đòi hỏi các vùng phải đảm bảo tính liên kết khi tổ chức lãnh thổ sản xuất.

c) Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi vùng, nhà nước cần chú trọng đến các kế hoạch để khắc phục nhịp điệu mùa của khí hậu và thiên nhiên nước ta.

d) Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên là cơ sở quan trọng để quy hoạch các vùng kinh tế dựa trên thế mạnh tự nhiên của mỗi vùng, là căn cứ để xây dựng các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với đời sống người dân là có nhiều thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, đất trượt, nắng nóng, hạn hán,... tác động xấu tới sức khoẻ con người và có thể gây tổn thất lớn về người, tài sản.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 13)

a) Thiên tai gây nhiều thiệt hại đến đời sống và sản xuất của con người.

b) Nước ta thường xuyên xảy ra thiên tai là do vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ kết hợp với hoạt động của gió mùa, dải hội tụ nhiệt đới và biến đổi khí hậu.

c) Các thiên tai hay xảy ra ở nước ta là: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, đất trượt, nắng nóng, hạn hán,...

d) Nước ta không cần chú ý đến các biện pháp để phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 làm cải tiến năng lực sản xuất thúc đẩy sự phát triển kinh tế theo xu hướng tăng cường ký kết các hiệp định… Xu thế này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cầu lao động và yêu cầu về kỹ năng trình độ thay đổi nhanh chóng.”

(Nguồn: dẫn theo “Thực trạng lực lượng lao động ở Việt Nam hiện nay”, 

Trang Tạp chí Tài chính, ngày 19/8/2023)

a) Ngày nay, nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn có xu hướng giảm.

b) Một số công nghệ như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ mạng 5G, công nghệ sinh học,… trong cuộc cách mạng 4.0 là thách thức lớn đối với chất lượng lao động của nước ta.

c) Nhà nước cần chú trọng đến các chính sách đào tạo nguồn lao động có chuyên môn kỹ thuật cao.

d) Phát triển của nguồn nhân lực được coi là một trong những tiền đề giúp phát triển kinh tế đất nước.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2.

Câu 1. Cho bảng số liệu: 

Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2022 của tuyên quang

(Đơn vị: mm)

Tháng

1

2

3

4

5

6

Tuyên Quang

110,7

241,1

192,0

64,7

541,2

243,8

Tháng

7

8

9

10

11

12

Tuyên Quang

234,3

447,8

301,1

35,4

11,2

12,9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022)

a) Tính tổng lương mưa năm của Tuyên Quang năm 2022 (làm tròn đến hàng đơn vị của mm).

b) Có bao nhiêu tháng lượng mưa trên 100mm?

Câu 2. Cho biết: Năm 2021, nước ta có số dân là 98,5 triệu người. Trong đó, tỉ lệ nam, nữ trong tổng số dân lần lượt là 49,84% và 50,16%. Hãy:

a) Tính dân số nữ của nước ta năm 2021(làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

b) Tính tỉ số giới tính của nước ta năm 2021 (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên), dựa vào công thức sau: 

CT: SR = (Pm : Pf) x 100.

(Đơn vị: nam/100 nữ)

Trong đó: SR là tỉ số giới tính.

Pm là dân số nam.

Pf là dân số nữ.

ĐÁP ÁN

PHẦN I.

(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

C

B

B

C

A

B

C

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

A

B

B

B

D

C

B

C

D

PHẦN II.

(Mỗi lựa chọn đúng thí sinh được 0,25 điểm)

 

Nội dung a

Nội dung b

Nội dung c

Nội dung d

Câu 1

S

S

Đ

Đ

Câu 2

S

Đ

Đ

Đ

Câu 3

Đ

Đ

Đ

S

Câu 4

S

Đ

Đ

Đ

PHẦN III.

(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Câu 1.

a) 2436 mm.

b) 8 tháng.

Câu 2.

a) 49,4 triệu người.

b) 99,4 nam/100 nữ.

Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm

A. vùng núi, đồng bằng, vùng biển.

B. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.

C. vùng núi cao, núi thấp, ven biển.

D. vùng đất, vùng trời, vùng biển.

Câu 2. Địa điểm nào trên đất liền ở nước ta có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhau nhất?

A. Điểm cực Bắc.

B. Điểm cực Nam.

C. Điểm cực Đông.

D. Điểm cực Tây.

Câu 3. Khoáng sản nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

A. than đá, sắt, kẽm, thiếc.

B. đá vôi, dầu mỏ, kẽm, chì.

C. dầu khí, bô-xit, titan, sắt.

D. thiếc, apatit, chì, dầu khí.

Câu 4. Vị trí nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa điển hình ở châu Á nên

A. 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, 1/4 diện tích lãnh thổ là đồng bằng.

B. luôn là nơi đầu tiên đón các đợt gió mùa về ở khu vực Đông Nam Á.

C. có sự phân mùa của khí hậu, các thành phần và cảnh quan tự nhiên.

D. quanh năm chỉ có gió mùa đông hoạt động.

Câu 5. Thiên nhiên nước ta không có đai cao nào dưới đây?

A. Đai cận nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

C. Đai nhiệt đới gió mùa.

D. Đai ôn đới gió mùa trên núi.

Câu 6. Trong các năm gần đây, dân số vùng nào dưới đây có biến động cơ học lớn nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải miền Trung.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7. Vào giữa và cuối mùa hạ, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành gió

A. Đông bắc.

B. Đông nam.

C. Tây bắc.

D. Tây nam.

Câu 8. Trong ô nhiễm môi trường, đáng chú ý nhất là ô nhiễm môi trường nào sau đây?

A. Không khí, nước.

B. Không khí và đất.

C. Đất, nước, tiếng ồn.

D. Nước và tiếng ồn.

Câu 9. Ở nước ta, tỉ lệ thất nghiệp phổ biến nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Đồng bằng.

B. Nông thôn.

C. Thành thị.

D. Miền núi.

Câu 10. Trên đất liền, nước ta không có chung biên giới với quốc gia nào sau đây?

A. Lào.

B. Thái Lan.

C. Trung Quốc.

D. Cam-pu-chia.

Câu 11. Ở miền Nam đai cận nhiệt gió mùa trên núi có giới hạn nào sau đây?

A. Từ 700-1000m lên 2600m.

B. Từ 600-900m lên 2600m.

C. Từ 900-1200m lên 2600m.

D. Từ 800-1100m lên 2600m.

Câu 12. Nguyên nhân nào làm cho dân cư nông thôn chuyển cư tạm thời ra thành thị?

A. Diện tích đất nông nghiệp giảm.

B. Lối sống ở nông thôn đơn điệu.

C. Nâng cao chất lượng cuộc sống.

D. Tận dụng thời gian nông nhàn.

Câu 13. Ý nghĩa quan trọng nhất của hệ sinh thái rừng là

A. cân bằng sinh thái.

B. cung cấp gỗ, củi.

C. cung cấp dược liệu.

D. tài nguyên du lịch.

Câu 14. Dân tộc nào chiếm phần lớn ở Việt Nam?

A. Thái.

B. Mông.

C. Tày.

D. Kinh.

Câu 15. Đất feralit có màu đỏ vàng là do

A. ảnh hưởng trực tiếp từ Mặt Trời.

B. đất hình thành trên đá mẹ ba-dan.

C. lượng phù sa có trong đất nhiều.

D. sự tích tụ nhiều oxit sắt và nhôm.

Câu 16. Vùng nào sau đây ở nước ta có số lượng đô thị nhiều nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 17. Các đô thị trực thuộc Trung ương ở nước ta là

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Hải Phòng, Đà nẵng.

B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang, Cần Thơ.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy Nhơn.

Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có mùa đông lạnh ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta?

A. Biên độ nhiệt độ trong năm lớn, phổ biến trên 10 °C.

B. Tổng số giờ nắng ít, thường dưới 2 000 giờ.

C. Có hai mùa là mùa đông và mùa hạ.

D. Nhiệt độ trung bình năm trên 25 °C.

Câu 19. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ngọt trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là do

A. nước thải công nghiệp và đô thị.

B. chất thải của hoạt động du lịch.

C. chất thải sinh hoạt các khu dân cư.

D. hóa chất dư thừa từ nông nghiệp.

Câu 20. Giải pháp chủ yếu và lâu dài nhằm giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị là

A. phát triển và mở rộng hệ mạng lưới đô thị ra các vùng ven đô thị.

B. giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn, tăng tỉ lệ sinh ở thành thị.

C. kiểm soát việc nhập hộ khẩu từ người dân nông thôn về thành phố.

D. phát triển kinh tế nông thôn, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á - nơi có các tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng về văn hóa và là nơi có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới; Lãnh thổ nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á và gió Mậu dịch (Tín phong); Gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, nằm trên đường di cư của nhiều loài sinh vật từ các khu hệ sinh vật khác nhau; Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai trên thế giới như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán,.. và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 4)

a) Vị trí địa lí của nước ta đem lại nhiều thuận lợi cho thiên nhiên nước ta.

b) Với nguồn tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú cho phép nước ta phát triển đa dạng hàng hóa.

c) Vị trí địa lí của nước ta gây trở ngại cho quá trình giao lưu, hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế.

d) Việt Nam nằm ở khu vực nhận được lượng bức xạ cao, có khí hậu phân hóa theo mùa.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Phần lãnh thổ phía Bắc có khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa, tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu và đất ở các khu vực mà có các hệ sinh thái rừng khác nhau.

Phần lãnh thổ phía Nam có khí hậu mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa. Khí hậu phân thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 17)

a) Đoạn thông tin trên nhắc đến nội dung của thiên nhiên phân hoá theo chiều tây - đông.

b) Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là đặc trưng miền Nam và khí hậu cận xích đạo gió mùa là đặc trưng của miền Bắc.

c) Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc – nam là do địa hình trải dài trên nhiều vĩ tuyến và ảnh hưởng của gió mùa.

d) Hệ sinh thái của miền Bắc ít phong phú và đa dạng chủng loại hơn miền Nam.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Năm 2021, tổng diện tích đất tự nhiên nước ta là hơn 33,1 triệu ha, trong đó 84,5% là đất nông nghiệp, 11,9% là đất phi nông nghiệp và 3,6% là đất chưa sử dụng. Diện tích đất canh tác ở nước ta đang bị thoái hoá ở nhiều nơi, biểu hiện cụ thể như suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở và bị ô nhiễm. Nguyên nhân suy giảm tài nguyên đất do tác động của sản xuất và sinh hoạt như: nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, việc lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt,... làm cho đất bị thoái hoá, ô nhiễm. Thiên tai và biến đổi khí hậu cũng gây suy giảm tài nguyên đất.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 28)

a) Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên nước ta (năm 2021).

b) Suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở,…là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm tài nguyên đất.

c) Vấn đề sử dụng và khai thác hợp lí tài nguyên đất là vấn đề đáng quan tâm ở nước ta.

d) Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ô nhiễm và suy thoái nguồn tài nguyên đất là do con người.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp,... Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu phát triển kinh tế, y tế, văn hoá, giáo dục – đào tạo. Tuy nhiên, so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lao động nước ta còn hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn kĩ thuật và tác phong lao động công nghiệp. Chất lượng lao động có sự phân hoá theo vùng. Lao động Việt Nam năng động, dễ dàng tiếp thu khoa học – công nghệ hiện đại trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và hội nhập với quốc tế.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 37)

a) Lao động nước ta kinh nghiệm dày dặn trong sản xuất công nghiệp.

b) Một trong những nguyên nhân làm chất lượng lao động ngày càng được nâng lên là nhờ những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật.

c) Những hạn chế của chất lượng lao động nước ta là thể lực, trình độ chuyên môn kĩ thuật và tác phong lao động công nghiệp.

d) Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, lao động nước ta chưa thể hiện được sự năng động, tiếp thu nhanh các tiến bộ của khoa học – kĩ thuật.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2.

Câu 1. Cho bảng số liệu:

Lượng mưa và khả năng bốc hơi tại một số tỉnh ở nước ta (mm).

Địa điểm

Lượng mưa

Khả năng bốc hơi

Hà Nội

1676

989

Huế

2868

1000

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 - NXB Giáo dục, trang 44)

a) Lượng mưa của tỉnh cao nhất hơn tỉnh thấp nhất bao nhiêu mm?

b) Trị số cân bằng ẩm của tỉnh cao nhất hơn tỉnh thấp nhất bao nhiêu mm?

Câu 2. Cho biểu đồ:

6 Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 12 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2022)

a) Từ năm 1979 đến năm 2021, trung bình mỗi năm nước ta tăng thêm bao nhiêu triệu người? (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

b) Từ năm 2009 đến năm 2019, tỉ lệ gia tăng dân số nước ta tăng bao nhiêu %?

Đánh giá

0

0 đánh giá