Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều có đáp án năm 2024

871

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 9 sách Cánh diều năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 KHTN 9. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi giữa kì 1 KHTN 9 Cánh diều có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 1 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 : Lưới tản nhiệt trong thí nghiệm khoa học tự nhiên dùng để làm gì?

  • A.

    Tăng nhiệt độ.

  • B.

    Phân tán nhiệt.

  • C.

    Đo nhiệt độ.

  • D.

    Giữ nhiệt.

Câu 2 : Đèn laser trong thí nghiệm khoa học tự nhiên dùng để làm gì?

  • A.

    Tạo ánh sáng.

  • B.

    Tạo nguồn sáng.

  • C.

    Tạo tia nhiệt.

  • D.

    Tạo nguồn nhiệt.

Câu 3 : Dụng cụ không dùng để phục vụ quan sát nhiễm sắc (NST) là:

  • A.

    Kính lúp.

  • B.

    Kính hiển vi.

  • C.

    Cầu soi.

  • D.

    Tiêu bản cố định NST.

Câu 4 : Trong quá trình viết báo cáo khoa học, mục “Phương pháp” mô tả điều gì?

  • A.

    Tóm tắt nội dung nghiên cứu.

  • B.

    Kết quả thu được của thí nghiệm.

  • C.

    Phân tích và giải thích kết quả.

  • D.

    Quá trình thực hiện thí nghiệm.

Câu 5 : Bài báo cáo một vấn đề khoa học gồm: (1) Tóm tắt; (2) Giới thiệu; (3) Tiêu đề; (4) Kết luận; (5) Tài liệu tham khảo; (6) Kết quả; (7) Phương pháp; (8) Thảo luận. Sắp xếp theo cấu trúc của bài báo cáo:

  • A.

    (3); (1); (2); (7); (6); (8); (4); (5).

  • B.

    (2); (1); (3); (7); (6); (4); (8); (5).

  • C.

    (1); (2); (3); (4); (6); (8); (7); (5).

  • D.

    (2); (1); (3); (5); (6); (8); (7); (4).

Câu 6 : Một chất điểm có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v thì động năng của nó là:

  • A.

    Wd=12mv2

  • B.

    Wt=vm2

  • C.

    Wc=mv2

  • D.

    Wd=12vm2

Câu 7 : Một chất điểm có khối lượng m đang ở độ cao h so với mặt đất có thế năng trọng trường là:

  • A.

    Wt=mh

  • B.

    Wt=ph

  • C.

    Wt=12ph

  • D.

    Wt=Ph

Câu 8 : Đơn vị của công trong hệ SI là gì?

  • A.

    Niuton (N).

  • B.

    Oát (W).

  • C.

    Jun (J).

  • D.

    Ampe (A).

Câu 9 : Công suất được xác định bằng

  • A.

    tích của công và thời gian thực hiện công.

  • B.

    công thực hiện trong một đơn vị thời gian.

  • C.

    công thực hiện được trên một đơn vị chiều dài.

  • D.

    giá trị công thực hiện được.

Câu 10 : Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi:

  • A.

    Cơ năng không đổi                                        

  • B.

    Cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất

  • C.

    Thế năng tăng                                               

  • D.

    Động năng giảm.

Câu 11 : Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên

  • A.

    động năng tăng, thế năng tăng.                        

  • B.

    động năng tăng, thế năng giảm.

  • C.

    động năng không đổi, thế năng giảm.              

  • D.

    động năng giảm, thế năng tăng.

Câu 12 : Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường:

  • A.

    bị hắt trở lại môi trường cũ.

  • B.

    bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

  • C.

    tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

  • D.

    bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Câu 13 : Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi:

  • A.

    tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.            

  • B.

    tia khúc xạ và tia tới.

  • C.

    tia khúc xạ và mặt phân cách.                         

  • D.

    tia khúc xạ và điểm tới.

Câu 14 : Hiện tượng tán sắc xảy ra là do:

  • A.

    chiết xuất của một môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau

  • B.

    các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì có màu khác nhau

  • C.

    chùm sáng trắng gồm vô số các chùm sáng có màu khác nhau

  • D.

    chùm sáng bị khúc xạ khi truyền không vuông góc với mặt giới hạn

Câu 15 : Tìm phát biểu sai về hiện tượng tán sắc ánh sáng:

  • A.

    Chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau.

  • B.

    Khi chiều chùm ánh sáng trăng qua lăng kính, tia tím lệch ít nhất, tia đỏ lệch nhiều nhất.

  • C.

    Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính

  • D.

    Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

Câu 16 : Quả bóng có khối lượng 1 kg được đặt trên mặt bàn có độ cao 2 m so với mặt đất. Thế năng của quả bóng là

  • A.

    2 J

  • B.

    20 J

  • C.

    40 J

  • D.

    4 J

Câu 17 : Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?

  • A.

    Là hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách khi truyền xiên góc từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

  • B.

    Là hiện tượng tia sáng truyền thẳng tại mặt phân cách khi truyền xiên góc từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

  • C.

    Là hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại môi trường tới khi truyền xiên góc từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

  • D.

    Là hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách khi truyền xiên góc trong môi trường đồng chất.

Câu 18 : Chiết suất các môi trường có giá trị 

  • A.

    nhỏ hơn 1

  • B.

    lớn hơn 1

  • C.

    gần đúng bằng 1

  • D.

    gần đúng bằng 0

Câu 19 : Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu nào là lớn nhất?

  • A.

    Đỏ

  • B.

    Cam

  • C.

    Lục

  • D.

    Tím

Câu 20 : Nhận định nào sau đây về hiện tượng tán sắc ánh sáng là không đúng?

  • A.

    Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc qua lăng kính.

  • B.

    Chiếu chùm ánh sáng trắng qua lăng kính, tia đỏ lệch nhiều nhất.

  • C.

    Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau.

  • D.

    Ánh sáng trắng là tập hợp các ánh sáng đơn sắc khác nhau và có bảy màu chính.

Câu 21 : Điện kế trong thí nghiệm khoa học tự nhiên dùng để làm gì?

  • A.

    Đo hiệu điện thế.

  • B.

    Phát hiện dòng điện.

  • C.

    Đo cường độ sáng của đèn.

  • D.

    Đo nhiệt độ dây dẫn.

Câu 22 : Cuộn dây dẫn có hai đèn led trong thí nghiệm khoa học tự nhiên dùng để làm gì?

  • A.

    Phát hiện dòng điện cảm ứng.

  • B.

    Phát hiện electron.

  • C.

    Phát hiện nguồn nhiệt.

  • D.

    Tạo nguồn sáng.

Câu 23 : Dầu soi dùng để làm gì trong thí nghiệm khoa học tự nhiên?

  • A.

    Làm sạch kính hiển vi.

  • B.

    Giảm độ phóng đại của vật kính.

  • C.

    Bảo vệ mẫu vật quan sát ở tiêu bản.

  • D.

    Tạo độ trong suốt và tăng chỉ số khúc xạ.

Câu 24 : Trong quá trình viết báo cáo khoa học, mục “Phương pháp” mô tả điều gì?

  • A.

    Tóm tắt nội dung nghiên cứu.

  • B.

    Kết quả thu được của thí nghiệm.

  • C.

    Phân tích và giải thích kết quả.

  • D.

    Quá trình thực hiện thí nghiệm.

Câu 25 : Bài báo cáo một vấn đề khoa học gồm: (1) Tóm tắt; (2) Giới thiệu; (3) Tiêu đề; (4) Kết luận; (5) Tài liệu tham khảo; (6) Kết quả; (7) Phương pháp; (8) Thảo luận. Sắp xếp theo cấu trúc của bài báo cáo:

  • A.

    (3); (1); (2); (7); (6); (8); (4); (5).

  • B.

    (2); (1); (3); (7); (6); (4); (8); (5).

  • C.

    (1); (2); (3); (4); (6); (8); (7); (5).

  • D.

    (2); (1); (3); (7); (6); (8); (4); (5).

Câu 26 : Động năng của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • A.

    Khối lượng và tốc độ của vật.

  • B.

    Khối lượng và độ cao của vật.

  • C.

    Tốc độ và độ cao của vật.

  • D.

    Độ cao và hình dạng của vật.

Câu 27 : Cơ năng của một vật đang chuyển động là:

  • A.

    Tổng động năng và nhiệt năng.

  • B.

    Tổng động năng và quang năng.

  • C.

    Tổng động năng và hóa năng.

  • D.

    Tổng động năng và thế năng.

Câu 28 : Đơn vị của công suất trong hệ SI là gì?

  • A.

    Niuton (N).

  • B.

    Oát (W).

  • C.

    Jun (J).

  • D.

    Ampe (A).

PHẦN 2. TỰ LUẬN

Câu 1 : Một người khối lượng 50kg đi lên cầu thang. Người này di chuyển từ mặt đất lên đến tầng lầu ở độ cao 8m trong thời gian 50s. 

a) Tính công của người này khi đi lên cầu thang 

b) Tính công suất do người này thực hiện 

Câu 2 : Thế năng trọng trường là gì? Hãy lấy ví dụ về trường hợp vật có thế năng trọng trường trong đời sống. 

Câu 3 : Một bóng đèn được đặt dưới bể nước rộng, ở độ sâu 50 cm. Biết chiết suất của nước với ánh sáng đèn là 1,332. Tìm diện tích tối thiểu của một tấm chắn sáng được đặt trên mặt nước sao cho người ở phía trên không nhìn thấy bóng đèn ở bất kì vị trí đặt mắt nào.

Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều có đáp án năm 2024 (ảnh 1)

ĐÁP ÁN

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM

Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều có đáp án năm 2024 (ảnh 2)

PHẦN 2. TỰ LUẬN

Câu 1 :

a) Công thực hiện để nâng người lên độ cao hhh:

A = mgh = 50.10.8 = 4000 J

b) Công do người này thực hiện:

P=At=400050=80W

Câu 2 :

Thế năng trọng trường là dạng năng lượng mà một vật có được do vị trí của nó trong trường trọng lực Trái Đất. Thế năng này phụ thuộc vào khối lượng của vật, gia tốc trọng trường và độ cao của vật so với mốc thế năng (thường là mặt đất).

Công thức tính thế năng trọng trường: Wt = P.h

Ví dụ trong đời sống:

- Nước trên cao trong đập thủy điện: Nước được tích trữ ở độ cao lớn có thế năng trọng trường. Khi nước chảy xuống qua tuabin, thế năng chuyển hóa thành động năng, làm quay tuabin để phát điện.

- Quả bóng trên đỉnh dốc: Một quả bóng đặt trên đỉnh dốc có thế năng trọng trường. Khi bóng lăn xuống, thế năng chuyển hóa thành động năng.

- Người leo lên cầu thang: Khi một người leo lên cầu thang, họ tăng thế năng trọng trường của mình.

Câu 3 :

Để người phía trên không nhìn thấy bóng đèn ở bất kì hướng nhìn nào, tấm chắn phải chắn hoàn toàn các tia sáng khúc xạ ra khỏi mặt nước ứng với các tia tới từ đèn. Khi đó, tấm chắn tối thiểu có hình tròn và mép của nó là điểm ứng với góc tới hạn (hình 3).

Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều có đáp án năm 2024 (ảnh 3)

Ta có: sinith=n2n1 với n1 = 1,332; n2 = 1 ta tính được ith = 48,66o.

Theo hình, bán kính tối thiểu của tấm chắn là OI, ta có OI = OS.tan 48,66o = 56,82 (cm).

Từ đó, ta tính được diện tích tối thiểu của tấm chắn là S = πR2 = 10 144,33 (cm2).

Đề thi giữa kì 1 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

(Theo chương trình dạy song song 3 phân môn)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1. Biểu thức tính công suất là

A. P = At.

B. P = At.

C. P = tA.

D. P = Fs.

Câu 2. Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào?

A. Khối lượng của vật.

B. Trọng lượng của vật.

C. Độ cao của vật.

D. Tốc độ của vật.

Câu 3. Cơ năng của vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của trọng lực được xác định bằng công thức

A. W=Ph+12m2v.

B. W=Ph+12mv2.

C. W=12Ph+12m2v.

D. W=12Ph+12m2v.

Câu 4. Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ và môi trường tới

A. luôn luôn lớn hơn 1.

B. luôn luôn nhỏ hơn 1.

C. tùy thuộc vận tốc của ánh sáng trong hai môi trường.   

D. tùy thuộc góc tới của tia sáng.

Câu 5. Động năng của một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường 400 m trong thời gian 45s là

A. 2,765.103 J.

B. 2,47.105 J.

C. 2,42.109 J.

D. 3,2.106 J.

Câu 6. Tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ khi ta

A. ngắm một bông hoa trước mắt.

B. soi gương.

C. quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh.

D. xem chiếu bóng.

Câu 7. Kim loại nào sau đây dẻo nhất?

A. Au.

B. Cu.

C. Fe.

D. Ag.

Câu 8. Kim loại nào trong số các kim loại Al, Zn, Ag, Cu hoạt động hóa học mạnh nhất?

A. Zn.

B. Ag.

C. Al.

D. Cu.

Câu 9. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Zn.

B. Al.

C. Au.

D. Ag.

Câu 10. Ứng dụng nào sau đây không phải của lưu huỳnh (sulfur)?

A. Lưu hóa cao su.

B. Sản xuất dược phẩm.

C. Sản xuất sulfuric acid.

D. Sản xuất nhựa PVC.

Câu 11. Vật chất di truyền quy định những đặc điểm riêng biệt của mỗi loài là

A. doxycycline.

B. nucleic acid.

C. ribonucleic acid.

D. deoxyribonucleic acid.

Câu 12. Loại nucleotide nào chỉ có trong phân tử DNA mà không có trong phân tử RNA?

A. Adenine.

B. Guanine.

C. Uracil.

D. Thymine.

Câu 13. Phát biểu nào dưới đây không đúng về mã di truyền?

A. Mã di truyền bao gồm ba nucleotide.

B. Nhiều bộ ba mã hóa khác nhau có thể mã hóa cùng một amino acid.

C. Các sinh vật khác nhau có thể dùng chung một mã di truyền.

D. Một bộ ba mã hóa có thể mã hóa cho nhiều hơn hai loại amino acid.

Câu 14. Kết thúc quá trình nguyên phân, số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào con là

A. lưỡng bội ở trạng thái đơn.

B. lưỡng bội ở trạng thái kép.

C. đơn bội ở trạng thái đơn.

D. đơn bội ở trạng thái kép.

Câu 15. Đâu không phải là một ứng dụng của quá trình nguyên phân?

A. Nuôi cấy mô thực vật giúp nhân lên số lượng lớn cây có cùng kiểu gene.

B. Nuôi cấy tế bào phôi tạo ngân hàng tế bào gốc sử dụng trong điều trị bệnh ở người.

C. Thụ tinh trong ống nghiệm phục vụ chuyên khoa y học hiếm muộn.

D. Thực hiện chiết cành để tạo cây trồng sớm cho ra quả và giữ được phẩm chất quả.

Câu 16. Một đoạn của nhiễm sắc thể bị đứt gãy và được nối với một nhiễm sắc thể không tương đồng. Trường hợp này là dạng đột biến

A. mất đoạn.

B. đảo đoạn.

C. lặp đoạn.

D. chuyển đoạn.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1. (1 điểm) Nêu câu hỏi nghiên cứu khoa học với đề tài: “Xác định sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong mạch điện vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch”.

Bài 2. (1 điểm)

a. Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5 m. Dốc dài 40 m, biết lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 20 N và cả người cùng xe có khối lượng 37,5 kg. Tính công tổng cộng do người đó sinh ra.

b. Thả một quả bóng cao su từ độ cao h xuống nền đất cứng và bị nảy lên. Sau mỗi lần nảy lên độ cao giảm dần, nghĩa là cơ năng giảm dần. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao?

Bài 3. (1 điểm) Viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:

(a) Đốt dây sắt (iron) trong khí chlorine.

(b) Cho một đinh sắt (iron) vào ống nghiệm đựng dung dịch copper(II) chloride.

(c) Cho kim loại magnesium vào dung dịch hydrochloric acid.

(d) Cho kim loại kẽm (zinc) tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.

Bài 4. (1,5 điểm)

a. (1 điểm) Điện phân nóng chảy 1,53 tấn Al2O3, giả thiết hiệu suất 100%, thu được khối lượng nhôm là bao nhiêu?

b. (0,5 điểm) Tại sao hợp kim lại được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và cuộc sống? Lấy ví dụ minh họa.

Bài 5. Một gene ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5 100 Å. Số nucleotide loại G của gene là 600. Sau đột biến, số liên kết hydrogen của gene là 3 601. Hãy cho biết gene đã xảy ra dạng đột biến nào? (Biết rằng đây là dạng đột biến chỉ liên quan đến một cặp nucleotide trong gene).

Bài 6.

a. Tại sao nói nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gene?

b. Vì sao cơ thể tứ bội (4n) hữu thụ còn cơ thể tam bội (3n) lại bất thụ?

Hướng dẫn giải

Phần I. Trắc nghiệm

1.B

2.D

3.B

4.C

5.A

6.C

7.A

8.C

9.B

10.D

11. D

12. D

13. D

14. A

15. C

16. D

Phần II. Tự luận

Bài 1.

Câu hỏi nghiên cứu khoa học:

- Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, cường độ dòng điện chạy trong mạch điện đó có mối quan hệ như thế nào với hiệu điện thế?

- Tiến hành các thí nghiệm như thế nào để tìm hiểu được điều đó?

Bài 2.

a. Trọng lượng của vật P = 10m = 10.37,5 = 375 N.

Công có ích để nâng vật A = Ph = 375.5 = 1875 J.

Công của lực ma sát Ams = Fmss = 20.40 = 800 J.

Công người đó sinh ra là Atp = A + Ams = 1875 + 800 = 2675 J.

b. Điều đó không có gì trái với định luật bảo toàn năng lượng. Vì trong quá trình va chạm với nền đất cứng, một hiện tượng khác đã xảy ra mà ta không nhận biết được bằng mắt đó là một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng làm nóng quả bóng và nóng chỗ đất cứng.

Bài 3.

a) 2Fe + 3Cl2 to 2FeCl3

b) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

c) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

d) Zn + H2O to ZnO + H2

Bài 4.

a.       2Al2O3 dpnc 4Al + 3O2

            204                    108

          1,53 tấn H=100%?

-> mAl=1,53.108204 = 0,81 tấn = 810 kg.

b. Hợp kim có nhiều ưu điểm so với kim loại thành phần, đặc biệt về tính chất vật lí.

Ví dụ: đuy-ra (duralumin) có độ cứng lớn hơn nhôm rất nhiều, do đó được ứng dụng rộng rãi trong chế tạo thân vỏ máy bay, ô tô, ...

Bài 5.

- Xác định số liên kết hydrogen của gene trước đột biến:

+ Số nucleotide của gene trước đột biến = 5 100 : 3,4 × 2 = 3 000.

+ Gene trước đột biến có G = 600 → A = 3 000 : 2 – 600 = 900.

→ Số liên kết hydrogen của gene trước đột biến là: 2A + 3G = 2 × 900 + 3 × 600 = 3 600.

- Xác định dạng đột biến: Sau đột biến, số liên kết hydrogen của gene là 3 601, tăng lên 1 so với gene ban đầu và đột biến này chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotide nên đây là dạng đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - C.

Bài 6.

a. Nói nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gene của tế bào vì: NST được cấu tạo từ DNA liên kết với nhiều phân tử protein histon mà trên một phân tử DNA có chứa nhiều gene. Do đó, trên NST, các gene sắp xếp theo chiều dọc tại những vị trí (locus) nhất định.

b.

- Ở các thể tứ bội, mỗi loại nhiễm sắc thể có 4 nhiễm sắc thể tương đồng, do đó vẫn ghép cặp và phân li bình thường trong giảm phân hình thành giao tử.

- Ở thể tam bội, có 3 nhiễm sắc thể tương đồng ở mỗi loại nhiễm sắc thể dẫn đến sự ghép cặp và phân li không bình thường ở giảm phân I. Do đó, gây rối loạn quá trình giảm phân dẫn đến quá trình tạo giao tử bị cản trở.

Đánh giá

0

0 đánh giá