Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 9 sách Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 KHTN 9. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi giữa kì 1 KHTN 9 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 1 KHTN 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.

Câu 1 : Một vật có khối lượng 2 kg đang chuyển động với vận tốc 5 m/s. Động năng của vật là bao nhiêu?

  • A.

    10 J

  • B.

    20 J

  • C.

    25 J

  • D.

    50 J

Câu 2 : Công thức tính thế năng trọng trường của vật là:

  • A.

    Wt=mgv

  • B.

    Wt=12mv2

  • C.

    Wt=mgz

  • D.

    Wt=mgh

Câu 3 : Vật có khối lượng 4 kg đặt ở độ cao 2 m so với mặt đất. Thế năng của vật là bao nhiêu? Lấy g=10 m/s2

  • A.

    20 J

  • B.

    40 J

  • C.

    80 J

  • D.

    100 J

Câu 4 : Động năng của vật phụ thuộc vào:

  • A.

    Khối lượng và vận tốc của vật

  • B.

    Thể tích và khối lượng của vật

  • C.

    Vận tốc và chiều cao của vật

  • D.

    Khối lượng và độ cao của vật

Câu 5 : Ánh sáng truyền trong môi trường không khí với vận tốc khoảng:

  • A.

    3.108 m/s

  • B.

    3.105 m/s

  • C.

    3.106 m/s

  • D.

    3.107 m/s

Câu 6 : Ánh sáng khi đi qua thấu kính hội tụ sẽ:

  • A.

    Phân kỳ

  • B.

    Song song

  • C.

    Hội tụ

  • D.

    Đổi chiều

Câu 7 : Khi tia sáng đi từ môi trường không khí vào nước, hiện tượng nào xảy ra?

  • A.

    Khúc xạ về phía pháp tuyến

  • B.

    Khúc xạ ra xa pháp tuyến

  • C.

    Tia sáng không đổi hướng

  • D.

    Tia sáng bị phản xạ

Câu 8 : Ảnh của một vật qua gương phẳng là:

  • A.

    Ảnh ảo cùng chiều và lớn bằng vật

  • B.

    Ảnh thật cùng chiều và nhỏ hơn vật

  • C.

    Ảnh thật cùng chiều và lớn hơn vật

  • D.

    Ảnh ảo ngược chiều và lớn hơn vật

Câu 9 : Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng gì?

  • A.

    Ánh sáng bị bẻ cong khi đi qua môi trường

  • B.

    Ánh sáng bị chia thành các màu khác nhau khi đi qua lăng kính

  • C.

    Ánh sáng bị phản xạ khi chiếu vào vật thể

  • D.

    Ánh sáng bị hấp thụ bởi vật đen

Câu 10 : Vì sao ông Hôn-đơ mang chiếc mũ miện về nhà?

  • A.

    Vì ông muốn khoe với con trai và cô cháu gái.

  • B.

    Vì ông muốn đem chiếc mũ về trưng bày.

  • C.

    Vì không tin tưởng vào hệ thống bảo vệ ngân hàng.

  • D.

    Vì ông muốn tặng nó cho con trai.

Câu 11 : Công suất điện được tính bằng công thức nào?

  • A.

    P = U.I

  • B.

    P = U + I

  • C.

    P=UI

  • D.

    P = U.I2

Câu 12 : Điện trở của dây dẫn có công thức là:

  • A.

    R=UI

  • B.

    R=UI

  • C.

    R=U+I

  • D.

    R=U2I

Câu 13 : Trong mạch điện nối tiếp, cường độ dòng điện:

  • A.

    Tăng dần theo từng điện trở

  • B.

    Giảm dần theo từng điện trở

  • C.

    Là như nhau qua các điện trở

  • D.

    Phụ thuộc vào điện trở lớn nhất

Câu 14 : Một đoạn mạch có hiệu điện thế 12V và cường độ dòng điện 2A. Điện trở của đoạn mạch là:

  • A.

    6 Ω

  • B.

    10 Ω

  • C.

    8 Ω

  • D.

    4 Ω

Câu 15 : Khi hai điện trở R1​ và R2​ mắc nối tiếp, tổng trở của mạch sẽ là:

  • A.

    R=1R1+1R2

  • B.

    R=R1.R2

  • C.

    R=R1+R2

  • D.

    R=R1+R2R1.R2

Câu 16 : Hiệu điện thế của mạch gồm 3 điện trở mắc song song có thể được tính bằng:

  • A.

    U=U1=U2=U3

  • B.

    U=U1+U2+U3

  • C.

    U=U1U2+U3

  • D.

    U=U1.U2

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Một vật có khối lượng 2 kg rơi từ độ cao 5 m. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g = 9,8 m/s2.

a) Thế năng của vật ở độ cao 5 m là 98 J.

 Đúng
 Sai

b) Động năng của vật ngay trước khi chạm đất là 98 J.

 Đúng
 Sai

c) Tổng cơ năng của vật không đổi trong quá trình rơi.

 Đúng
 Sai

d) Khi vật chạm đất, thế năng của vật là 49 J.

 Đúng
 Sai
Câu 2 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Một thấu kính hội tụ có độ tụ D = 2 dp.

a) Tiêu cự của thấu kính là 0,5 m.

 Đúng
 Sai

b) Ảnh của vật đặt trước thấu kính ngoài tiêu cự sẽ là ảnh thật.

 Đúng
 Sai

c) Ảnh thật qua thấu kính luôn nhỏ hơn vật.

 Đúng
 Sai

d) Độ tụ của thấu kính càng lớn thì tiêu cự càng nhỏ.

 Đúng
 Sai
Câu 3 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Một điện trở có trị số 10 Ω được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 12 V.

a) Cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,2 A.

 Đúng
 Sai

b) Công suất tiêu thụ của điện trở là 120 W.

 Đúng
 Sai

c) Năng lượng tiêu thụ của điện trở trong 1 phút là 720 J.

 Đúng
 Sai

d) Điện trở càng lớn thì cường độ dòng điện qua mạch càng nhỏ.

 Đúng
 Sai
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.

Câu 1 : Một vật có khối lượng 4 kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s. Lấy g=9,8 m/s2.

a) Động năng của vật khi vừa được ném lên là bao nhiêu J.

b) Thế năng của vật ở độ cao cực đại là bao nhiêu J.

c) Vận tốc của vật khi rơi xuống đến độ cao 2 m là bao nhiêu m/s.

d) Chiều cao cực đại mà vật đạt được là bao nhiêu m.

Câu 2 : Một tia sáng truyền từ không khí vào nước với góc tới 45°. Biết chiết suất của nước là n = 1,33.

a) Góc khúc xạ của tia sáng là bao nhiêu độ.

b) Nếu góc tới là 60°, góc khúc xạ sẽ là bao nhiêu độ.

c) Tỉ số giữa vận tốc ánh sáng trong không khí và trong nước là bao nhiêu lần.

d) Nếu góc khúc xạ là 30°, góc tới trong không khí là bao nhiêu độ.

Câu 3 : Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 6 Ω và R2 = 3 Ω được mắc song song. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch là 12V.

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là bao nhiêu Ω.

b) Cường độ dòng điện tổng của mạch là bao nhiêu A.

c) Cường độ dòng điện qua R1​ là bao nhiêu A.

d) Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở là bao nhiêu V.

ĐÁP ÁN

Phần I. Câu trắc nghiệm phương án nhiều lựa chọn

1. C 2. D 3. C 4. A
5. A 6. C 7. B 8. A
9. B 10. C 11. A 12. A
13. C 14. A 15. C 16. A
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 :
a) Đúng. Thế năng của vật ở độ cao 5 m: Wt=mgh=2.9,8.5=98J
b) Đúng. Động năng của vật ngay trước khi chạm đất: Tại điểm chạm đất, toàn bộ thế năng đã chuyển hóa thành động năng, do đó: Wd=Wt=98J

c) Đúng. Tổng cơ năng của vật không đổi trong quá trình rơi: Theo định luật bảo toàn cơ năng, tổng cơ năng (gồm động năng và thế năng) không đổi khi không có lực cản.

d) Sai. Khi vật chạm đất, thế năng của vật là 49 J: Khi vật chạm đất, độ cao h = 0, do đó thế năng:

Wt=mgh=2.9,8.0=0J

Câu 2 : 

a) Từ công thức D=1f ta có: f=1D=12=0,5m

=> Đúng.

b) Khi vật được đặt ngoài tiêu cự (xa hơn so với tiêu cự), ảnh thu được sẽ là ảnh thật.

=> Đúng.

c) Ảnh thật có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật, tùy vào khoảng cách giữa vật và thấu kính:

- Nếu vật đặt xa hơn hai lần tiêu cự, ảnh sẽ nhỏ hơn vật.

- Nếu vật đặt giữa tiêu cự và 2 lần tiêu cự, ảnh sẽ lớn hơn vật.

=> Sai.

d) Từ công thức D=1f ​, khi độ tụ D tăng, tiêu cự f giảm.

=> Đúng.

Câu 3 : 

a) Cường độ dòng điện chạy qua điện trở: I=UR=1210=1,2A

=> Đúng.

b) Công suất tiêu thụ của điện trở: P=U.I=12.1,2=14,4W

=> Sai.

c) Năng lượng tiêu thụ của điện trở trong 1 phút (60 giây): A=Pt=14,4.60=864J

=> Sai.

d) Điện trở càng lớn thì cường độ dòng điện qua mạch càng nhỏ: Theo định luật Ohm: I=UR, nếu R tăng, I giảm khi U không đổi

=> Đúng.

PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.

Câu 1 : 

a) Động năng của vật khi vừa được ném lên: Wd=12mv2=12.4.82=128J

=> Động năng là 128 J.

b) Thế năng của vật ở độ cao cực đại: Tại độ cao cực đại, toàn bộ động năng đã chuyển thành thế năng. Do đó, thế năng tại độ cao cực đại cũng bằng 128 J.
=> Thế năng cực đại là 128 J.

c) Vận tốc của vật khi rơi xuống đến độ cao 2 m: Sử dụng bảo toàn cơ năng:

v=v022g(h0h)=822.9,8.(52)=6458,8=5,22,28m/s

=> Vận tốc là khoảng 2,28 m/s.

d) Chiều cao cực đại mà vật đạt được: hmax=v022g=822.9,8=6419,63,27m

=> Chiều cao cực đại là khoảng 3,27 m.

Đáp án:

a) 128

b) 128

c) 2,28

d) 3,27

Câu 2:

a) n1sini=n2sinr1.sin45=1,33.sinrsinr=0,7071,330,531r=32

b) n1sini=n2sinr1.sin60=1,33.sinrsinr=0,8661,330,651r=40,6

c) v1v2=n=1,33

d) n1sini=n2sinr1.sini=1,33.sin30sini=1,33.0,5=0,665i=41,8

Đáp án:

a) 32

b) 40,6

c) 1,33

d) 41,8

Câu 3:

a) 1Rtd=1R1+1R21Rtd=16+13Rtd=2Ω

b) I=URtdI=122=6A

c) Vì các điện trở được mắc song song, nên hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở đều bằng nhau và bằng hiệu điện thế của đoạn mạch: UR1=U=12V

IR1=UR1R1=126=2A

d) Vì hai điện trở được mắc song song, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở đều bằng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch: UR1=UR2=U=12V

Đáp án:

a) 2

b) 6

c) 2

d) 12

Đề thi giữa kì 1 KHTN 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

(Theo chương trình dạy song song)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào

A. khối lượng.

B. trọng lượng riêng.

C. khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.

D. khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 2. Trong các vật sau, vật nào không có động năng?

A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.

B. Hòn bi lăn trên sàn nhà.

C. Máy bay đang bay.

D. Viên đạn đang bay.

Câu 3. Vật có cơ năng khi

A. vật có khả năng sinh công.

B. vật có khối lượng lớn.

C. vật có tính ì lớn.

D. vật có đứng yên.

Câu 4. 1Wh bằng

A. 3600 J.

B. 1000 J.

C. 60 J.

D. 1 CV.

Câu 5. Trường hợp nào sau đây có công cơ học?

A. Khi có lực tác dụng vào vật.

B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực.

C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực.

D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên.

Câu 6. Biểu thức tính công suất là

A. P = At.

B. P = At

C. P = tA

D. P = Fs

Câu 7. Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là

A. copper (Cu).

B. aluminium (Al).

C. silver (Ag).

D. gold (Au).

Câu 8. Kim loại phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2 

A. Hg.

B. Cu.

C. Zn.

D. Ag.

Câu 9. Thép là hợp kim của sắt (iron) với carbon trong đó hàm lượng carbon chiếm:

A. từ 2% đến 6%.

B. dưới 2%.

C. từ 2% đến 5%.

D. trên 6%.

Câu 10. Khí X được dùng để khử trùng nước sinh hoạt. Khí X là chất nào sau đây?

A. CO2.

B. O2.

C. Cl2.

D. N2.

Câu 11. Một số đặc điểm của con cái không giống nhau và không giống bố mẹ của chúng được gọi là

A. biến dị.

B. biến đổi.

C. di truyền.

D. di truyền và biến dị.

Câu 12. Nhân tố di truyền trong quan điểm của Mendel có đặc điểm là

A. hòa trộn vào với nhau.

B. không hòa trộn vào với nhau.

C. luôn được biểu hiện ra kiểu hình.

D. luôn được biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái dị hợp.

Câu 13. Phép lai phân tích có vai trò

A. xác định được kiểu hình của cơ thể cần kiểm tra.

B. xác định được kiểu gene của cơ thể cần kiểm tra.

C. xác định được tính trội lặn của tính trạng.

D. xác định được khả năng di truyền của tính trạng.

Câu 14. Loại liên kết hóa học nào được tìm thấy giữa các cặp nitrogenous base của chuỗi xoắn kép DNA?

A. Hydrogen.

B. lon.

C. Cộng hóa trị.

D. Phosphodiester.

Câu 15. Loại nucleotide nào chỉ có trong phân tử RNA mà không có trong phân tử DNA?

A. Adenine.

B. Guanine.

C. Uracil.

D. Thymine.

Câu 16. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng về quá trình nhân đôi DNA?

(1) Sau khi các mạch đơn mới được tổng hợp xong thì các mạch cùng chiều sẽ liên kết với nhau để tạo thành phân tử DNA con.

(2) Hai mạch đơn mới được tổng hợp xoắn lại tạo thành một phân tử DNA con và hai mạch của DNA mẹ xoắn lại tạo thành một phân tử DNA con.

(3) Mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử DNA được tổng hợp liên tục, còn mạch kia tổng hợp gián đoạn do trên hai mạch khuôn có hai loại enzyme khác nhau xúc tác.

(4) Quá trình nhân đôi của sinh vật nhân thực hình thành một đơn vị nhân đôi, quá trình nhân đôi của sinh vật nhân sơ hình thành nhiều đơn vị nhân đôi.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1. (1 điểm) Khi thực hiện lấy hóa chất rắn, lỏng, cần lưu ý gì để các hóa chất đảm bảo được độ tinh khiết và bảo quản được lâu dài?

Bài 2. (1 điểm) Một vật có khối lượng m = 1kg được thả rơi từ độ cao h = 3m so với mặt đất.

a) Tính thế năng của vật ở độ cao h.

b) Chọn gốc thế năng ở mặt đất, tính tốc độ của vật vừa đến chạm mặt đất. Biết toàn bộ thế năng của vật chuyển hóa thành động năng của vật.

Bài 3. (1 điểm) Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho:

(a) magnesium tác dụng với khí oxygen.

(b) kim loại iron tác dụng với sulfur.

(c) hơi nước tác dụng với sắt (iron) ở nhiệt độ cao (tạo Fe3O4).

(d) kim loại kẽm (zinc) vào dung dịch hydrochloric acid.

Bài 4. (1,5 điểm)

a. (1 điểm) Trong công nghiệp, phương pháp nào dùng để sản xuất nhôm? Nguyên liệu để sản xuất nhôm là gì? Viết phương trình hóa học minh họa.

b. (0,5 điểm) Cho biết thành phần cơ bản và tính chất quan trọng của hợp kim dùng để chế tạo mỏ neo của tàu biển.

Bài 5. (1 điểm)

a. (0,5 điểm) Phân biệt mRNA và rRNA.

b. (0,5 điểm) Đoạn mạch bổ sung của một gene ở vi khuẩn có trình tự các nucleotide: 3'-TCGGCTGGGCCC-5'. Xác định trình tự mRNA được tạo ra đoạn gene trên.

Bài 6. (0,5 điểm) Ở cây đậu hà lan, xét tính trạng màu quả và chiều cao cây: allele A (quả xanh) là trội so với a (quả vàng), B (cây cao) là trội so với b (cây thấp). Hãy viết sơ đồ lai của phép lai P: Aabb × aaBb và cho biết các kiểu gene và kiểu hình biến dị tổ hợp ở thế hệ con.

Hướng dẫn giải

Phần I. Trắc nghiệm

1. C

2. A

3. A

4. A

5. C

6. B

7.C

8.C

9.B

10.C

11. A

12. B

13. B

14. A

15. C

16. D

Câu 16.

(1) Sai. Phân tử DNA con có 2 mạch song song ngược chiều nhau.

(2) Sai. Trong hai phân tử DNA con mới được hình thành sau khi phân tử DNA mẹ tự nhân đôi, mỗi phân tử DNA con gồm có một mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp.

(3) Sai. Mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử DNA được tổng hợp liên tục, còn mạch kia tổng hợp gián đoạn do hai mạch khuôn có chiều ngược nhau và enzyme DNA polymerase chỉ gắn nucleotide kéo dài mạch mới theo chiều từ 5’ → 3’.

(4) Sai. Quá trình nhân đôi của sinh vật nhân thực hình thành nhiều đơn vị nhân đôi, quá trình nhân đôi của sinh vật nhân sơ hình thành một đơn vị nhân đôi.

Phần II. Tự luận

Bài 1: Lưu ý khi lấy hoá chất:

- Chất rắn dạng bột: Dùng thìa xúc hoá chất để lấy hoá chất rắn dạng bột.

- Chất rắn dạng miếng: Dùng kẹp gắp hoá chất cho trượt nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm.

- Khi cho hoá chất lỏng vào ống nghiệm: Dùng ống hút nhỏ giọt.

- Hoá chất dùng xong nếu thừa không cho ngược trở lại bình/lọ chứa, chỉ lấy lượng hoá chất đủ dùng.

Bài 2.

a) Ở độ cao h vật có thế năng là Wt = m.g.h = 1.10.3 = 30 J.

b) Ở tại vị trí vừa chạm mặt đất vật có động năng là:

 Wđ 12mv2 12.1.v2=0,5v2

Do toàn bộ thế năng của vật chuyển hóa thành động năng của vật nên:

t = Wđ ⇔ 30 =  0,5.v2⇒ v = 215 m/s

Bài 3.

(a) 2Mg + O2 to 2MgO.

(b) Fe + S to FeS.

(c) 3Fe + 4H2O to Fe3O4 + 4H2.

(d) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

Bài 4.

a.

- Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.

- Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng bauxite.

- Phương trình hóa học minh họa: 2Al2O3 đpnc 4Al + 3O2.

b.

- Thành phần cơ bản: Thép (hợp kim của Fe với C, Mn, Ni, Cr)

- Tính chất cơ bản: Khối lượng riêng lớn (nặng); bền trong môi trường nước sông, biển; khả năng chống mài mòn cao

Bài 5.

a. Phân biệt mRNA và rRNA.

Loại RNA

Đặc điểm

mRNA

tRNA

Cấu trúc

Là chuỗi polynucleotide dạng mạch thẳng, không có vùng tự bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotide.

Là chuỗi polynucleotide có một số vùng (nhiều hơn tRNA) tự bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotide (A – U, G – C) tạo nên cấu trúc đặc trưng.

Chức năng

Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất, làm khuôn cho quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide (dịch mã).

Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên ribosome - nơi tổng hợp chuỗi polypeptide.

b.

Mạch bổ sung: 3'-TCG GCT GGG CCC-5'

                    ↔ 5'-CCC GGG TCG GCT-3'

Mạch khuôn:    3'-GGG CCC AGC CGA-5'

mRNA:             5'-CCC GGG UCG GCU-3'

Bài 6.

- Viết sơ đồ lai của phép lai P: Aabb × aaBb

P:        Aabb (Quả xanh, cây thấp) × aaBb (Quả vàng, cây cao)

GP:                 Ab, ab                                     aB, ab

F1:

GP

Ab

ab

aB

AaBb

aaBb

ab

Aabb

aabb

+ Tỉ lệ kiểu gene: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb

+ Tỉ lệ kiểu hình: 1 quả xanh, cây cao : 1 quả xanh, cây thấp : 1 quả vàng, cây cao : 1 quả vàng, cây thấp.

- Các kiểu gene và kiểu hình biến dị tổ hợp ở thế hệ con: AaBb quy định quả xanh, thân cao; aabb quy định quả vàng, thân thấp.

Đánh giá

0

0 đánh giá