Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 sách Cánh diều năm 2024 - 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Ngữ văn 9. Mời các bạn cùng đón xem:
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 Cánh diều có đáp án năm 2024
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
(Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến, dẫn nguồn thivien.net)
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Câu 2 (0,5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn trích trên?
Câu 3 (1,0 điểm) Anh/chị suy nghĩ như thế nào về hai câu thơ dưới đây?
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
Câu 4 (1,0 điểm) Theo anh/chị biển, đảo và quần đảo có ý nghĩa như thế nào với đất nước?
Câu 5 (1,0 điểm) Từ đoạn trích anh/chị hãy cho biết bản thân có trách nhiệm và hành động như thế nào với biển đảo quê hương đất nước?
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về tình yêu quê hương đất nước của giới trẻ trong xã hội hiện nay.
Câu 2 (4,0 điểm). Anh/ chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích bài thơ sau:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Thu điếu – Nguyễn Khuyến)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
|
Câu
|
Nội dung
|
Điểm
|
Đọc hiểu
|
1
|
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
|
0,5 điểm
|
2
|
Thể thơ: Tự do
|
0,5 điểm
|
3
|
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
- Cả dân tộc ta suốt những năm tháng rộng dài của lịch sử cho đến nay đều không chịu khuất phục trước kẻ thù.
- Hình ảnh “dáng con tàu” ẩn dụ cho những con người, những thế hệ tiếp bước cha ông hướng mãi về biển đảo quê hương với ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.
|
1,0 điểm
|
4
|
Biển, đảo và quần đảo có ý nghĩa rất quan trọng với đất nước.
- Đối với an ninh - quốc phòng: Biển, đảo và quần đảo thuận lợi hình thành các tuyến phòng thủ bảo vệ đất nước.
- Đối với kinh tế: biển, đảo, quần đảo mang lại lợi ích kinh tế lớn đối với đất nước.
|
1,0 điểm
|
5
|
Học sinh rút ra được
- Bản thân mỗi cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ biển đảo quê hương đất nước.
- Học sinh chỉ ra được những hành động cụ thể, thể hiện được trách nhiệm của mình với đất nước.
|
1,0 điểm
|
Viết
|
1
|
Từ nội dung bài đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về tình yêu quê hương đất nước của giới trẻ trong xã hội hiện nay.
|
2,0
|
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.
|
0,25 điểm
|
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
- Giải thích: Tình yêu quê hương, đất nước: Tình cảm thiêng liêng gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn.
- Biểu hiện: Tình cảm đối với gia đình, với mọi người xung quanh, với hàng xóm láng giềng. Dù đi đâu xa vẫn luôn nhớ về quê hương, luôn có tinh thần phấn đấu phát triển quê hương mình. 🡪 đưa ra dẫn chứng: những người con xa quê trở về đều đóng góp công sức phát triển quê hương
- Lý do: Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là cả tuổi thơ của mỗi con người, là nơi con người ta trưởng thành
- Mở rộng: Trên đà đất nước đang phát triển, cần nỗ lực phát triển quê hương nơi mình sinh ra, mỗi cá nhân đều cần phải có trách nhiệm với quê hương
- Phản đề + liên hệ bản thân: Phê phán những người không có tình yêu với quê hương đất nước
|
1,5 điểm
|
Có sự sáng tạo trong cách viết
|
0,25 điểm
|
2
|
Viết bài văn phân tích bài thơ Thu điếu – Nguyễn Khuyến
|
4,0
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
|
0, 25 điểm
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích bài thơ Thu điếu – Nguyễn Khuyến.
|
0,25 điểm
|
c Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Thu điếu.
2. Thân bài
* Hai câu đề
- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;
+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo 🡪 rất nhỏ
+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện
- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao 🡪 đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
* Hai câu thực
- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:
+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
- Sự chuyển động:
+ hơi gợn tí 🡪 chuyển động rất nhẹ 🡪 sự chăm chú quan sát của tác giả
+ “khẽ đưa vèo” 🡪 chuyển động rất nhẹ rất khẽ 🡪 Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế
🡪 Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”
* Hai câu luận
- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:
+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu
+ Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.
+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng 🡪 đặc trưng của mùa thu.
+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc
+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng
🡪 Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng
* Hai câu kết
- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:
+ “ Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu
+ “Lâu chẳng được” : Không câu được cá
🡪 Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn
- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” 🡪 sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”
🡪 Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng , “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”
🡪 Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương
* Nghệ thuật
- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công
- Cách gieo vẫn “eo” và sử dụng từ láy tài tình
3. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha
|
3,0 điểm
|
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
|
0,25 điểm
|
e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
|
0,25 điểm
|
*Lưu ý: Phần hướng dẫn trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng. Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm và câu trả lời của học sinh để đánh giá cho điểm phù hợp, ưu tiên những bài làm có tính sáng tạo cao,. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 Cánh diều có đáp án - Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: phút
(Đề 2)
Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu
Thoại Khanh - Châu Tuấn là một truyện thơ Nôm khuyết danh nổi tiếng với nhân dân Nam Bọ. Chuyện kể về nàng Thoại Khanh là con gái của quan thừa tướng nước Tống đẹp người, đẹp nết. Mồ côi cha mẹ sớm, nàng gặp chàng thư sinh Châu Tuấn và kết duyên cùng chàng (Gặp gỡ). Gia biến và lưu lạc: Châu Tuấn đi thi đỗ trạng nguyên, do từ chối hôn sự mà bị đi đày 17 năm. Thoại Khanh bị bạn chồng dụ dỗ và đuổi đi. Hai me con dắt nhau đi tìm tìm Châu Tuấn, trải qua nhiều kiếp nạn. Đói khát, nàng cắt thịt mình cho mẹ chồng ăn, lấy mắt mình nộp cho dâm thần để hắn khỏi giết mẹ. Đoàn tụ: Thoại Khanh gặp lại Châu Tuấn, nàng được Phật cho mắt sáng trở lại. Châu Tuấn làm vua 2 nước, đầy đủ hạnh phúc, báo ân báo oán công bằng.
Dưới đây là trích đoạn “Thoại Khanh thay chồng nuôi mẹ”, em hãy đọc kĩ và trả lời câu hỏi:
“ Này đoạn Thoại Khanh ở nhà,
Chồng đi ứng cử (1) kể đà bảy năm.
Phận đành cần kiệm khó khăn,
Bữa no bữa đói, thiết thân cơ hàn.
Quần áo rách rưới lang thang,
Làm thuê nuôi mẹ, phần nàng ăn rau
Hai hàng nước mắt thấm bâu(2),
Tóc rối bù đầu, chẳng gỡ chẳng trâm..
Đêm đông gió lạnh căm căm,
Ôm mẹ vào lòng cho ấm mẹ ngơi.
Tóc dài lại đắp phía ngoài,
Giả làm mềm chiếu, chi làm tấm thân.
Nàng rằng muốn xuống âm cung,
Cho tròn đạo chồng, mất thảo mẹ cha.
Biết ai nuôi dưỡng mẹ già,
Hai hàng nước mắt nhỏ sa ròng ròng...”
Tương Tử bạn học cùng chồng
Đi thi chẳng đỗ, uổng công, về nhà.
Cửa hàng phú quý vinh hoa,
Vàng ròng mười nén mua mà chức sang.
Quyền đặng thái thú cao quan(3)
Mua cho chú chàng thái thú tại gia.
Tương Tử xem thấy mặt hoa phải lòng.
|
Muốn sao cho được một phòng,
Vàng ròng hai nén nói trong với nàng:
“Chồng nàng qua chốn Tề bang,
Thác bảy năm tràng còn chực làm chi?
Ta thì phú quý vinh quy,
Cửa nhà giàu có thiếu chi bạc vàng!
Tội chi rách rưới lang thang
Về ta cấp dưỡng cho an phận nàng.
Trời đã định chữ nhơn duyên,
Ta nay đã có vợ hiền tốt thay.
Qua(4) cưới bậu đặng về rày:
Chia đôi sự nghiệp làm hai cửa nhà”
Thoại Khanh thôi mới nói ra:
“Và người bạn học cũng là đồng song(5)
Sử kinh người đã làu thông(6)
Sao người lại dám ra lòng tà tây?(7)
Dụ tôi làm chuyện chẳng ngay,
Thật là súc vật chẳng hay đạo người.
Của người đem dụ lòng tôi
Tôi thà đói lạnh, của người chẳng ham
Của chàng trả lại cho chàng,
Tôi thà dắt mẹ đi tìm bạn xưa”.
(Trích Kho tàng truyện Nôm khuyết danh, tập 2, Nhiều tác giả,NXB Văn học, 2000)
|
Chú thích:
(1) ứng cử: ở đây có thể được hiểu là ứng thi, dự thi
(2) thấm bâu: thấm áo
(3) thái thú: chức quan tương đương tri huyện/ ở đây ý nói chức quan mua danh chứ không có thực tài.
|
4) Qua: ta, tôi/ bậu: nàng (xưng hô thân thiết ở Nam Bộ xưa)
(5) đồng song: cùng học với nhau 1 trường
(6) làu thông: hiểu sâu sắc
(7) tà tây: không chính đáng.
|
Câu hỏi:
Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0.5 điểm)
Câu 2. Tác giả đã khắc hoạ vẻ đẹp của nàng Thoại Khanh bằng những cách nào? (1 điểm)
Câu 3. Trong văn bản, Trương Tử hiện lên là con người như thế nào? (0.5 điểm)
Câu 4. Thoại Khanh đã làm gì để bảo vệ hạnh phúc gia đình? Từ đó, em hãy nhận xét về cảm hứng nhân đạo của tác phẩm. (1,5 điểm)
Câu 5. Từ câu chuyện của nàng Thoại Khanh, câu chuyện Thuý Kiều bán mình chuộc cha và câu chuyện nàng Vũ Thị Thiết nuôi mẹ chồng khi chồng đi chinh chiến, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam? (0,5 điểm)
Phần II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1: Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, kết hợp với những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lòng tự trọng trong cuộc sống.
Câu 2: Em hãy phân tích văn bản truyện ngắn sau:
BỐ TÔI
Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.
Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.
Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Bà ơi, con mình vừa gửi thư về”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?”. Ông nói:“Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt[...]
Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.
(Theo Bố tôi - Nguyễn Ngọc Thuần, NXB Hội nhà văn, 1992)
Chú thích: Nguyễn Ngọc Thuần (sinh năm 1972- quê: Bình Thuận) là nhà văn đương đại với nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi hay, đạt được nhiều giải thưởng văn chương trong và ngoài nước. Các tác phẩm của ông mang đến một thế giới trong trẻo, tươi mới, ấm áp, đầy chất thơ như: Giăng giăng tơ nhện, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng, …
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo cần nắm chắc hướng dẫn chấm để đánh giá thật chính xác, khách quan, đầy đủ kết quả làm bài của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Trong quá trình chấm thi, cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm nhất là đối với những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần
|
Câu
|
Nội dung
|
Điểm
|
I
|
|
ĐỌC HIỂU
|
6,0
|
1
|
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là tự sự
|
0,5
|
2
|
Tác giả khắc hoạ vẻ đẹp của Thoại Khanh bằng nhiều cách khác nhau:
- Thông qua sự quan sát từ bên ngoài: Này đoạn Thoại Khanh ở nhà... Hai hàng nước mắt nhỏ sa ròng ròng.
- Thông qua lời đối thoại của nhân vật và ng lời đối thoại của nhân vật: Và người bạn học cũng là đồng song... Tôi thà dắt mẹ đi tìm bạn xưa.
=> Qua đó, vẻ đẹp của nhân vật hiện lên khách quan: hiếu thảo, ngay thẳng, thuỷ chung. Đồng thời, tác giả cũng bộc lộ sự tôn trọng, yêu mến dành cho nhân vật của mình.
|
0,25
0,25
0,5
|
3
|
Trong văn bản, Tương Tử hiện lên là một kẻ:
+ Bất tài, cậy quyền thế, dùng tiền bạc để mua chức tước.
+ Bất nhân, bất nghĩa: Dụ dỗ Thoại Khanh, dùng tiền bạc mua chuộc, đòi cưới nàng trong khi chồng nàng vốn là bạn mình bị đi đày xa nhà.
|
0,25
0,25
|
4
|
Thoại Khanh là người phụ nữ đã vượt lên hoàn cảnh, giữ gìn hạnh phúc gia đình: hiếu thảo với mẹ chồng, kiên quyết chối từ cám dỗ, giữ gìn nhân phẩm của chính mình, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
– Hiếu thảo: Chồng đi lưu đày, Thoại Khanh ở nhà chịu cảnh thiếu thốn vật chất nhưng nàng giữ trọn đạo làm con, làm thuê nuôi mẹ, ủ ấm cho mẹ, dùng tóc làm chăn cho mẹ, giữ trọn bổn phận làm con.
– Giữ trọn đạo làm vợ: từ chối lời dụ dỗ của Tương Tử; thể hiện thái độ quyết liệt tôi thà dắt mẹ đi tìm bạn xưa.
– Đoạn trích cũng cho thấy tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của nhân vật; bênh vực người phụ nữ, lên án những kẻ xấu xa, lợi dụng như Tương Tử.
|
0,5
0,5
0,5
|
5
|
Từ câu chuyện của nàng Thoại Khanh và câu chuyện Thuý Kiều bán mình chuộc cha hay câu chuyện nàng Vũ Thị Thiết nuôi mẹ chồng khi chồng đi chinh chiến có thể khẳng định nhân cách nhân vật nữ mang vẻ đẹp của lòng hiếu thảo. Đó là truyền thống nhân đạo tốt đẹp của người Việt Nam từ ngàn xưa và là bài học cho tất cả chúng ta ngày nay.
|
0,5
|
II
|
1
|
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội: Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài phân tích được vấn đề. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về vấn đề nghị luận.
|
0,25
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề + đảm bảo dung lượng 2/3 trang giấy
|
0,25
|
c. Nội dung: phối hợp các thao tác lập luận, đưa lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ vấn đề:
- Giải thích khái niệm lòng tự trọng
- Biểu hiện - dẫn chứng
- Vai trò - ý nghĩa
- Bàn luận mở rộng - liên hệ bản thân phù hợp
|
0,25
0,5
0,25
|
2
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích tác phẩm truyện hoàn chỉnh.
|
0,25
|
b Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân trích truyện “Bố tôi” của Nguyễn Ngọc Thuần.
|
0,25
|
c. Triển khai hợp lí các luận điểm. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách song cần đảm bảo một số nội dung sau:
* Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần. Nêu ấn tượng chung về tác giả, tác phẩm.
|
0,5
|
* Thân bài:
- Nêu nội dung câu chuyện (Đề tài, nhân vật, tóm tắt sự việc chính...).
|
0,5
|
- Nêu chủ đề của câu chuyện: Ca ngợi tình yêu thương của cha mẹ dành cho con và gợi nhắc lòng biết ơn, trân trọng của con với tình yêu đó.
|
0,5
|
- Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu qua tình huống truyện và cách ứng xử của nhân vật qua tình huống đó với rất ít chi tiết và lời kể ngắn gọn. Với nhân vật người bố và người mẹ, đặc biệt là nhân vật chính- bố “tôi”, tác chủ yếu xoay quanh tình huống thường nhận được thư con nhưng không biết chữ. Từ tình huống này, tác giả tập trung ca ngợi tình yêu con rất đặc biệt của hai nhân vật, đặc biệt là nhân vật ông bố. (Phân tích hành động của ông bố khi nhận thư ở bưu điện, cất giữ những lá thư, quan điểm không cần nhờ ai đọc thư cũng biết con viết gì của ông bố, lời mẹ khen chữ của con trong thư ....). Qua đây, tác giả ca ngợi tình yêu thương con vô bờ của cha mẹ. Cha mẹ luôn yêu thương, tự hào, thấu hiểu với con; cha mẹ có thể còn khiếm khuyết nhưng tình yêu con của cha mẹ là trọn vẹn và tuyệt vời, bên con suốt chặng đường đời. Về nhân vật “tôi”- người con, tác giả chỉ để nhân vật xuất hiện trong lời kể, lời tâm sự và tự nhủ ở đoạn kết. “Tôi” là người con biết thấu hiểu, trân trọng và biết ơn tình yêu của cha mẹ dành cho mình. Lời tự nhủ của nhân vật giúp câu chuyện thêm xúc động và có chiều sâu suy tư.
+ Tác giả đã lựa chọn cốt truyện đơn tuyến, tình huống độc đáo song rất đời thường, ngôn ngữ kể giản dị, giọng kể nhẹ nhàng giúp câu chuyện trở nên gần gũi, dễ tiếp cận và giúp bạn đọc dễ hiểu được ý nghĩa của truyện về tình yêu thương của cha mẹ dành cho con và đạo hiếu làm con. Cách lựa chọn ngôi kể thứ nhất “tôi”, người con kể về bố mẹ mình và những suy ngẫm tình cảm của chính mình khiến câu chuyện thêm chân thực, xúc động.
|
1,0
|
* Kết bài: Khẳng định giá trị và ý nghĩa của câu chuyện, liên hệ.
|
0,5
|
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
|
0,25
|
e. Sáng tạo lời văn kết hợp kể, tả, biểu cảm, sinh động; bài viết lôi cuốn, hấp dẫn.
|
0,25
|
*Lưu ý: Phần hướng dẫn trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng. Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm và câu trả lời của học sinh để đánh giá cho điểm phù hợp, ưu tiên những bài làm có tính sáng tạo cao,. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 Cánh diều có đáp án - Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: phút
(Đề 3)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau:
Một em bé đáng yêu đang cầm hai quả táo trong tay. Mẹ bước vào phòng và mỉm cười hỏi cô con gái nhỏ: “Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không?”
Em bé ngước nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó lại nhìn xuống từng quả táo trên hai tay mình. Bất chợt, em cắn một miếng trên quả táo ở tay trái, rồi lại cắn thêm một miếng trên quả táo ở tay phải.
Nụ cười trên gương mặt bà mẹ bỗng trở nên gượng gạo. Bà cố gắng không để lộ nỗi thất vọng của mình.
Sau đó, cô gái nhỏ giơ lên một trong hai quả táo vừa bị cắn lúc nãy và rạng rỡ nói: “quả này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ!”.
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1 (0.5 điểm). Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (1.0 điểm). Xác định lời dẫn trực tiếp trong văn bản và trình bày ngắn gọn dấu hiệu để xác định lời dẫn trực tiếp đó.
Câu 3 (0.5 điểm). Giải thích từ: thất vọng
Câu 4 (1.0 điểm). Tại sao người mẹ cảm thấy thất vọng khi em bé cắn hai quả táo? Em hãy hình dung gương mặt người mẹ sẽ ra sao khi nghe lời con gái nói: “Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ”.
Câu 5 (1.0 điểm). Tại sao em bé không đưa ngay một quả táo cho mẹ mà phải cắn từng trái? Qua đó em nhận xét về hành động và tình cảm của em bé đối với mẹ?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm). Dựa vào nội dung câu “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Câu 2 (2.0 điểm). Viết đoạn văn (10 – 12 câu) phân tích đoạn thơ sau:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
(Trích bài thơ Quê hương, Tế Hanh)
ĐÁP ÁN
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
Câu 2.
- Lời dẫn trực tiếp:
+ Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không?
+ Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ!
- Dấu hiệu: đặt sau dấu hai chấm và đặt trong ngoặc kép.
Câu 3.
Thất vọng là: cảm giác không vui, không hài lòng khi điều mong đợi không được như ý.
Câu 4.
- Mẹ thất vọng vì mẹ nghĩ bé là một người tham lam, không hiếu thảo.
- Hình dung hình ảnh người mẹ: ngạc nhiên, hạnh phúc, xấu hổ.
Câu 5.
- Em bé không đưa cho mẹ ngay vì sợ một trong hai quả sẽ có quả không ngon, nếu lỡ đưa mẹ quả không ngon em sẽ thương mẹ và buồn vì không dành cho mẹ được điều tốt nhất.
- Nhận xét:
+ Hành động thể hiện em bé là người ân cần, chu đáo.
+ Tình cảm: yêu thương mẹ hết lòng.
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1.
Gợi ý:
- Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
- Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố,…
- Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo,…
- Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà,…
- Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả.
- Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hàng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả,… nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hy sinh thầm lặng của các anh.
Câu 2.
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Tế Hanh và bài thơ "Quê hương".
- Giới thiệu đoạn thơ cần phân tích: tái hiện cuộc sống lao động của người dân làng chài và cảnh vật thiên nhiên nơi quê hương.
2. Thân bài:
- Khung cảnh làng quê và nghề nghiệp của người dân làng chài:
+ Câu thơ đầu: "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới" giới thiệu về nghề truyền thống của làng chài.
+ Hình ảnh "nước bao vây, cách biển nửa ngày sông" thể hiện vị trí địa lý đặc trưng, gần sông nước, vừa thể hiện sự cách biệt và liên kết với biển khơi.
- Thiên nhiên tươi đẹp và yên bình:
+ Hình ảnh "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng" gợi lên khung cảnh buổi sáng thanh bình, trong trẻo và đầy sức sống của vùng biển.
- Hình ảnh người dân lao động:
+ "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá": Hình ảnh người dân khỏe khoắn, hăng hái trong công việc đánh bắt cá.
+ So sánh thuyền như "con tuấn mã", mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang: Thuyền trở thành biểu tượng cho sự dũng mãnh, tinh thần kiên cường, không ngại khó khăn.
- Cánh buồm và tâm hồn làng quê:
+ "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" là hình ảnh đầy cảm xúc, cánh buồm không chỉ là vật dụng mà còn mang theo tâm hồn, khát vọng của làng chài.
+ "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" thể hiện sự mạnh mẽ, hiên ngang, sức sống mãnh liệt của người dân chài trên biển.
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của đoạn thơ trong việc tái hiện vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi làng chài.
- Đoạn thơ là lời ca ngợi tấm lòng yêu quê hương, lòng tự hào về cuộc sống lao động của người dân chài trong thơ Tế Hanh.