Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 8 (Cánh diều 2024): Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

379

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 9 Bài 8: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 9.

Lịch Sử 9 Bài 8: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 8: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

I. Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991

1. Tình hình chính trị

♦ Chính sách đối nội:

- Củng cố hơn nữa chế độ xã hội chủ nghĩa, dân chủ xã hội, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Áp dụng những biện pháp kiên quyết để cũng cố nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Tăng cường hoạt động của các cơ quan an ninh quốc gia, toà án, viện kiểm sát đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô.

♦ Chính sách đối ngoại:

- Chủ trương duy trì, bảo vệ hoà bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hoà bình, quan hệ hữu nghị với các nước.

- Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc.

- Đối phó với Mỹ và phương Tây trong Chiến tranh lạnh.

♦ Kết quả:

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tình hình chính trị đất nước Liên Xô khá ổn định. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không ngừng được kiện toàn. Vai trò của Xô viết đại biểu nhân dân lao động được tăng cường.

- Địa vị quốc tế của Liên Xô được nâng cao, trở thành chỗ dựa vững chắc của phong trào hoà bình và cách mạng thế giới.

- Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng chính trị ngày càng sâu sắc.

2. Tình hình kinh tế

- Từ năm 1946 đến năm 1950, Liên Xô thực hiện công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước.

+ Sau 4 năm 3 tháng, các chỉ tiêu đề ra cơ bản đạt được.

+ Trong giai đoạn này, khoa học - kĩ thuật Liên Xô cũng có sự phát triển vượt bậc. Đặc biệt, năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ.

- Từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội thông qua các kế hoạch dài hạn.

+ Từ năm 1951 đến năm 1975, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm của công nghiệp Liên Xô đạt 9,6 %.

+ Năm 1970, sản lượng dầu mỏ đạt 353 triệu tấn, than đạt 624 triệu tấn và thép đạt 121 triệu tấn; sản lượng ngành diện lực đạt 440 tỉ ki-lô-oát giờ (gấp 352 lần năm 1913, bằng sản lượng điện của bốn nước lớn Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a cộng lại).

+ Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 8: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Chân dung nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin và khoảnh khắc tàu Phương Đông rời bệ phóng

- Trong những năm 1973 - 1991, cuộc khủng hoảng năng lượng đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế Liên Xô. Trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo Liên Xô chậm đề ra những biện pháp sửa đổi để thích ứng. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Liên Xô ngày càng khó khăn, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trì trệ.

3. Tình hình xã hội, văn hoá

- Cơ cấu xã hội đã có sự biến đổi căn bản:

+ Sở hữu tư nhân bị xoá bỏ; tỉ lệ công nhân, trí thức tăng nhanh về số lượng và có vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội.

+ Khối liên minh công - nông ngày càng gắn bó chặt chẽ. Đời sống nhân dân được nâng cao.

- Nhiệm vụ xây dựng văn hoá mới được chú trọng.

+ Đời sống văn hoá, giáo dục của các tầng lớp nhân dân được nâng cao.

+ Tầng lớp trí thức, đặc biệt là đội ngũ các nhà khoa học tăng lên về số lượng và có nhiều đóng góp đối với sự phát triển của đất nước.

+ Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa từng bước được xây dựng.

II. Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

1. Tình hình chính trị

- Trong những năm 1944 - 1945, phối hợp với cuộc tiến công truy kích quân phát xít của Hồng quân Liên Xô, nhân dân và các nước Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 8: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

- Chính sách đối nội:

+ Nhà nước chuyên chính vô sản ngày càng được tăng cường, có kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân.

+ Các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ, văn hoá,... đóng vai trò lớn trong đời sống chính trị.

- Chính sách đối ngoại:

+ Thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Liên Xô.

+ Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.

- Kết quả:

+ Nhà nước dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu là chính quyền liên hiệp gồm đại biểu các giai cấp, các đảng phái chính trị từng tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít,...

+ Chính quyền nhân dân được củng cố, vai trò lãnh đạo của các đảng cộng sản ngày càng được khẳng định.

+ Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa từng bước được xây dựng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, nâng cao.

- Từ cuối những năm 70 và dầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng chính trị ngày càng sâu sắc.

2. Tình hình kinh tế

- Trong những năm 1945 - 1949, các nước Đông Âu tiến hành cải cách ruộng đất, xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn,...

- Trong giai đoạn 1950 - 1975, các nước Đông Âu thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

- Đến những năm 70 của thế kỉ XX, với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, các nước Đông Âu đã đạt được những thành tựu to lớn:

+ Xây dựng nền công nghiệp; nông nghiệp phát triển nhanh chóng, điện khí hoá toàn quốc, đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm của nhân dân,...

+ Các nước Đông Âu từng bước trở thành những nước công - nông nghiệp.

+ Bộ mặt kinh tế, xã hội đất nước có sự thay đổi căn bản và sâu sắc.

3. Tình hình xã hội, văn hoá

- Xã hội các nước Đông Âu có sự thay đổi:

+ Giai cấp bóc lột từng bước bị xoá bỏ, công nhân và nông dân là hai giai cấp cơ bản của xã hội, tầng lớp trí thức ngày càng đông lên về số lượng và có vai trò lớn đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân cũng được cải thiện rõ rệt.

- Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nước Đông Âu đều tiến hành cuộc cách mạng trong lĩnh vực văn hoá, nhằm xoá bỏ tư tưởng tư sản, xây dựng nền văn hoá, tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

III. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô

- Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu và Liên Xô từng bước lâm vào tình trạng bất ổn.

+ Ở Đông Âu, cuối năm 1988, cuộc khủng hoảng của các nước trở nên trầm trọng. Ban lãnh đạo ở các nước Đông Âu lần lượt bỏ quyền lãnh đạo của Đảng, chấp nhận chế độ đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử. Cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở hầu hết các nước.

+ Ở Liên Xô, tháng 3-1985, Goóc-ba-chốp đề ra đường lối cải tổ nhưng thất bại. Liên Xô lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Ngày 25-12-1991, Goóc-ba-chốp từ chức Tổng thống, lá cờ búa liềm trên nóc điện Krem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở quốc gia này.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 8: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu

- Nguyên nhân sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô:

+ Các đảng cộng sản, nhà nước mắc nhiều sai lầm về đường lối xây dựng mô hình kinh tế - xã hội và chính sách cải tổ không phù hợp;

+ Chưa khai thác tốt thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật;

+ Vi phạm quyền dân chủ;

+ Sự chống phá của các thế lực thù địch,...

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá