Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 20 (Kết nối tri thức 2024): Châu Á từ năm 1991 đến nay

266

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 9 Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 9.

Lịch Sử 9 Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay

A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay

1. Các nước Đông Bắc Á từ năm 1991 đến nay

a) Nhật Bản

- Từ năm 1991 đến nay, nền tế Nhật Bản vẫn chưa thoát trì trệ, xen lẫn giữa suy thoái tăng trưởng yếu ớt. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là một trong những tâm kinh tế-tài chính lớn thế giới, là quốc gia có chất cuộc sống cao với hệ thống tế, chăm sóc sức khoẻ đảm bảo toàn diện.

+ Năm 2010, vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xác lập trong hơn bốn thập kỉ của Nhật Bản đã bị Trung Quốc vượt qua.

+ Nhật Bản vẫn là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao, đạt hơn 39.000 USD; chì số phát triển con người (HDI) ở mức rất cao, đứng thứ 7 thế giới, tuổi thọ trung bình thuộc nhóm nước cao nhất thế giới (85 tuổi).

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay

b) Hàn Quốc

- Từ năm 1991, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới (NIC) và là một trong bốn “con rồng” châu Á, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Cũng từ đây, Hàn Quốc đã có thay đổi đáng kể trong định hướng sản xuất với mũi nhọn là các ngành công nghệ cao.

- Đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế Hàn Quốc duy trì được mức tăng trưởng ổn định, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của nền kinh tế thế giới, thuộc nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới, dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn và ô tô với các tập đoàn nổi tiếng.

- Mức sống, tuổi thọ của người dân không ngừng được nâng cao.

c) Trung Quốc

- Từ sau năm 1991, Trung Quốc chính thức nêu ra mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách mở cửa. Trong 30 năm (1991-2021), Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới và trở thành nền kinh tế. lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ vào năm 2010). Năm 2021, GDP của Trung Quốc chiếm khoảng 17,3% toàn thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay

Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP theo các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới

+ Trung Quốc trở thành công xưởng mới của thế giới, trong đó sản xuất công nghệ cao là mũi nhọn.

+ Quá trình đô thị hoá cũng diễn ra với tốc độ nhanh.

+ Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao.

- Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn còn thấp, mất cân bằng, không hợp lí và thiếu bền vững do ô nhiễm môi trường và mức độ chênh lệch giàu-nghèo vẫn cao.

2. Quá trình phát triển của ASEAN năm 1991 đến nay

a) Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”

- Sau năm 1991, Chiến tranh lạnh chấm dứt, vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị của khu vực được cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện cho việc mở rộng ASEAN.

+ Tháng 7-1995, Việt Nam chinh thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

+ Tháng 7-1997, Lào và Mi-an-ma cũng gia nhập ASEAN.

+ Tháng 4-1999, Cam-pu-chia được kết nạp và trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay

Lễ kết nạp Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN ngay 23-7-1997

- Năm 1999, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, tất cả các nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Đây là cơ sở để ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế và xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và phát triển phồn vinh.

+ Năm 1992, ASEAN kí kết Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thoả thuận về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

+ Năm 2007, Hiến chương ASEAN ra đời, tạo cơ sở pháp lí để tăng cường liên kết và hợp ASEAN.

+ Năm 2015, Cộng ASEAN chính thức được thành lập, dánh dấu mốc phát triển quan trọng, dưa ASEAN bước vào giai đoạn hợp tác mới.

+ Năm 2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được kí kết giữa ASEAN và năm đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân), có hiệu lực từ tháng 1-2022, góp phần tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

b) Cộng đồng ASEAN từ năm 2015 đến nay

- Ý tưởng về Cộng đồng ASEAN xuất hiện từ rất sớm, ngay từ năm 1997, khi các nhà lãnh đạo thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020. Ngày 31-12-2015, Cộng đồng ASEAN (AC) được thành lập.

- Mục tiêu tổng quát của ASEAN là: xây dựng tổ chức này trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, chia sẻ trách nhiệm xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài, hoạt động theo luật lệ và hướng tới người dân.

- Để xây dựng Cộng đồng ASEAN, tháng 1-2009, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) cùng các kế hoạch triển khai với nhiều biện pháp và hoạt động cụ thể.

- Trụ cột của cộng đồng ASEAN:

+ Cộng đồng chính trị-an ninh (APSC): Tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh ở khu vực, nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới

+ Cộng đồng kinh tế (AEC): Tạo ra một thị trường duy nhất, có sức cạnh tranh cao, phát triển đồng đều và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu

+ Cộng đồng văn hóa-xã hội (ASCC): Nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy bình đẳng, công bằng, phát triển bền vững, tăng cường ý thức cộng đồng và bản sắc chung

- Ý nghĩa:

+ Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN là kết quả hợp tác ASEAN trong gần 50 năm, phản ánh mức độ liên kết của ASEAN ngày càng cao, chặt chẽ hơn và có vai trò quan trọng ở khu vực.

+ Tuy nhiên, Cộng đồng vẫn là sự “thống nhất trong đa dạng” vì vẫn còn sự khác biệt khá lớn giữa các nước thành viên.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay

Cộng đồng ASEAN (minh họa)

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá