Sách bài tập Địa lí 6 Bài 1 (Kết nối tri thức): Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

3.5 K

Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

Câu 1 trang 6 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Lựa chọn đáp án đúng.

a) Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến

A. 23027'.                    B. 00.                           C. 900.                         D. 66033’.

b) Chí tuyến là vĩ tuyến

A. 00.                           B. 66033’.                    C. 23027’.                    D. 900.

Trả lời:

a) Chọn B.

b) Chọn C.

SGK/102, lịch sử và địa lí 6 cơ bản.

Câu 2 trang 6 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hãy chú thích cho hình sau dựa vào các dữ liệu: Xích đạo, chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam.

Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

Trả lời:

Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

Câu 3 trang 6 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hãy cho biết số lượng kinh tuyến, vĩ tuyến phải vẽ trong các trường hợp sau:

- Cách 50 vẽ một kinh tuyến, vĩ tuyến.

- Cách 200 vẽ một kinh tuyến, vĩ tuyến.

- Cách 300 vẽ một kinh tuyến, vĩ tuyến.

Trả lời:

 

Số lượng kinh tuyến

Số lượng vĩ tuyến

Cách 50

72

37

Cách 100

36

19

Cách 200

18

9

Câu 4 trang 7 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Ghép các ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp.

 

Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

Trả lời:

Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

Câu 5 trang 7 sách bài tập Địa Lí lớp 6:

a) Hãy xác định toạ độ địa lí và ghi lại toạ độ địa lí của các điểm A, B, C, D, E.

Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

b) Xác định vị trí của các địa điểm sau trên hình: G (100N, 100Đ); H (400B, 200T).

Trả lời:

a) Tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D, E

- A (300B, 300Đ).

- B (200B, 00).

- C (300N, 200Đ).

- D (100B, 200T).

- E (100N, 300T).

b) Xác định vị trí của các địa điểm: G (100N, 100Đ); H (400B, 200T).

Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

Câu 6 trang 7 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Cho biết toạ độ địa lí của các địa điểm sau:

- Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa: 109024'Đ.

- Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang: 23023'B.

- Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên: 102009'Đ.

- Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau: 8034’B.

Hãy xác định địa điểm nào là cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của nước ta.

Trả lời:

- Cực Bắc: Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang: 23023'B.

- Cực Nam: Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau: 8034'B.

- Cực Đông: Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa: 109024'Đ.

- Cực Tây: Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên: 102009'Đ.

Lý thuyết Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

Kinh tuyến là những nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa cầu.

Vĩ tuyến là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu và vuông góc với các kinh tuyến.

- Kinh tuyến gốc là đường đi qua đài thiên văn Grin-Uýt ở ngoại ô Luân Đôn - thủ đô nước Anh (đánh số độ là 0o).

+ Dựa vào kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0°) và kinh tuyến 180° đối diện để nhận biết kinh tuyến đông, kinh tuyến tây.

+ Dựa vào vĩ tuyến gốc (Xích đạo) để biết vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

+ Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí | Kết nối tri thức

2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí

- Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó tới kinh tuyến gốc.

- Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

- Tọa độ địa lí của một điểm là nơi giao nhau giữa kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí | Kết nối tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá