TOP 20 Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện

0.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện

TOP 20 Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện (ảnh 1)

Đề bài: Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện - Mẫu 1

Có câu nói rằng khi khỏe người ta ước cả trăm điều nhưng khi ốm yếu, người ta chỉ ước một điều duy nhất là làm sao cho khỏe lại. Ai cũng mong muốn mình có một cơ thể khỏe mạnh nhưng không phải ai cũng được như vậy. Nhiều người chỉ vì bị khiếm khuyết một bộ phận trên cơ thể mà không thể hòa nhập được với cộng đồng, bị kì thị và đối xử bất bình đẳng trong cuộc sống. Những người khuyết tật, tàn tật cũng có quyền con người, họ xứng đáng có một cuộc sống như những người bình thường, và chúng ta cần từ bỏ quan niệm về việc kì thị người khuyết tật, tàn tật.

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Người khuyết tật họ cũng giống như bao nhiêu người bình thường khác họ cũng được pháp luật quy định là có quyền con người, họ có những quyền cơ bản của công dân không chỉ có vậy mà người khuyết tật còn được pháp luật quy định là được bình đẳng tham gia vào các hoạt động xã hội mà không phải chịu bất kì sự kì thị và phân biệt đối xử nào của xã hội. Để bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật, pháp luật cũng quy định rõ ràng và chi tiết những nghiêm cấm hành vi kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật. Do đó bất kì người nào có thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng và có hành vi xa lánh, phỉ báng, có thành kiến, hoặc ngược đãi, hạn chế quyền của người khuyết tật thì đều vi phạm quy định pháp luật người khuyết tật và sẽ phải chịu hình phạt tùy theo mức độ vi phạm của mình.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến quan niệm kì thi người khuyết tật? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật, trong đó cơ bản từ nhận thức khái niệm khuyết tật. Đầu tiên phải kể đến là do những quan niệm mê tín dị đoan cho rằng người bị khuyết tật là do thuyết nhân quả của người đó kiếp trước ở ác thì kiếp này gặp ác hay là cái quan niệm nếu bố mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái gánh và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt. Một số người cho rằng người khuyết tật là một phần hiện thân của điều đen đủi và không may mắn; họ sợ người khuyết tật sẽ đem lại sự đen đủi. Với những người không bị khuyết tật thì người khuyết tật được xem như là những người không bình thường và sự không lành lặn trên cơ thể sự khiếm khuyết đi một bộ phận nào đó chính vì điều này mà những người khuyết tật trong mắt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì những quan niệm đã khiến những người khuyết tật này khó có thể hòa nhập vào cộng cồng và sinh sống như những người bình thường khác được.

Trong cuộc sống, người khuyết tật phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do tình trạng khuyết tật gây ra, từ việc thực hiện những công việc sinh hoạt hằng ngày, học tập, việc làm đến tiếp cận các dịch vụ y tế, kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội.... Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng. Tại cộng đồng, người khuyết tật thường bị chế nhạo, bị lăng mạ; người ta thường xa lánh, tránh gặp người khuyết tật trước khi làm việc gì đó quan trọng như đi công tác xa, đi du lịch, đi thi.... Càng khó khăn hơn nữa là người khuyết tật còn bị đối xử bất công ngay trong chính gia đình mình, họ bị bố mẹ, anh chị em trong nhà coi là gánh nặng nên thường xuyên bị lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí còn bị bỏ rơi, không chăm sóc. Tuy gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống nhưng nhiều người khuyết tật vẫn vượt qua thử thách bằng chính nghị lực bản thân, đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực: học tập, lao động sản xuất, thể thao, văn hóa nghệ thuật...

Pháp luật Việt Nam quy định cá nhân, tổ chức không được kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật dưới bất kì hình thức nào. Người khuyết tật khi được sinh ra không được bình thường như bao người khác, đây đã là một sự thiệt thòi lớn nhất đối với người khuyết tật khi bị khiếm khuyết đi một phần của cơ thể. Những người khuyết tật này họ đã phải rất mạnh mẽ để có thể vượt qua được mọi khó khăn trong sinh hoạt để hòa nhập với xã hội. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện - Mẫu 2

Những người có hoàn cảnh khó khăn là người phải chịu nhiều nỗi đau khổ và bất hạnh trong cuộc sống. Thay vì giúp đỡ họ, một bộ phận người lại tỏ ra kì thị, coi thường. Lâu dần, thái độ, suy nghĩ ấy phát triển thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức của không ít người trong xã hội hiện nay.

Coi thường người có hoàn cảnh khó khăn là thái độ thiếu tôn trọng, khinh mạt người có điều kiện và mức sống thấp hơn mình. Những người này thường đặt mình ở vị trí tối cao, thượng đẳng trong xã hội để nhìn cuộc đời bằng con mắt khinh bỉ, thiếu tôn trọng người khác. 

Nguyên nhân dẫn đến hành động, quan niệm này bắt nguồn từ nhận thức sai lệch và bản chất hẹp hòi, ích kỉ của một bộ phận người. Họ cho rằng bản thân không có nghĩa vụ phải chăm lo, trợ giúp mà công việc ấy thuộc về xã hội, nhà nước và chính phủ sẽ có trách nhiệm trợ cấp cho người có hoàn cảnh khó khăn. Lối sống thờ ơ, vô cảm đã khiến họ dửng dưng trước sự khổ cực của người khác.

Để từ bỏ quan niệm coi thường người có hoàn cảnh khó khăn, chúng ta cần hướng tới cái nhìn khách quan, công nhận nỗ lực của người khác. Ai cũng có quyền được sống và khát khao về một cuộc sống no ấm, đủ đầy.

Chính vì thế, mỗi người hãy nâng cao nhận thức bản thân và san sẻ, trao đi yêu thương thông qua hành động thiết thực. Hàng năm, rất nhiều những chương trình thiện nguyện được tổ chức. Đây là cơ hội để mỗi người đóng góp nguồn lực nhỏ bé của mình để lan tỏa giá trị nhân văn và cải thiện chất lượng sống cho những người nghèo khổ trong xã hội.

Từ những phân tích trên các bạn có thể nhận thức được tầm quan trọng của việc từ bỏ quan niệm coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay giúp đỡ cộng đồng và xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp, hạnh phúc.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện - Mẫu 3

“Tôi xinh đẹp trên phong cách của mình, bởi vì Chúa đã tạo ra tôi như thế”

Quả đúng thế thật, mỗi người khi sinh ra đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng, một nét khác biệt cũng như một phong cách sống khác nhau. Không ai khi sinh ra có quyền lựa chọn giới tính, cũng như lựa chọn tính cách của bản thân. Vì vậy đồng tính không phải là một vấn đề không tốt, mà ngược lại đó còn là một vấn đề cả xã hội cần quan tâm.

Trước hết đồng tính không phải là căn bệnh và cũng không có phương thuốc, cách đặc trị riêng nào như mọi người vẫn tưởng. “Đồng tính” là từ ghép của hai từ “đồng”, có nghĩa là “cùng, giống”. Con “tính” chính là tính hướng, giới tính của mỗi người. Nói cách khác, đồng tính là một thể loại giữa những người cùng giới.

Ngày nay trong cuộc sống, đồng tính dần trở thành một vấn đề “nóng” được cả xã hội chú trọng và quan tâm. Những người đồng tính, theo một cách nào đó, luôn cố gắng che giấu tính hướng thật của mình. Họ đa phần thường là những người thích sự lặng yên, sống lặng lẽ và đôi khi một trong số họ rất ngại giao tiếp với thế giới xung quanh.

Đồng tính được chia làm hai giới: đó là đồng tính nam (gay) và đồng tính nữ (les). Một số nhà nghiên cứu nhận định rằng xu hướng giới tính của xã hội đang ngày một thay đổi. Phần lớn những người đồng tính nam (gay) có chiều hướng sống công khai hơn đồng tính nữ (les). Ho cho rằng, đó là bởi vì nam là những con người mạnh mẽ, gánh chịu dám đương đầu với dư luận và thách thức nên việc công khai có lẽ sẽ dễ dàng hơn.

Tuy là nam, nhưng gay, tự sâu thẳm vẫn tồn tại một phần mềm yếu cũng như gay thường sẽ nhạy cảm và thận trọng với thế giới trước mắt họ hơn những người khác. Les cũng vậy, họ cũng là những người đồng tính như gay nhưng phải mất một khoảng thời gian khá lâu để chúng ta gặp gỡ và tiếp xúc mới có thể nhận ra. Họ phần lớn thích sự tĩnh lặng và tình cảm, sự nhận thức mọi người, mọi vật xung quanh cũng rất lặng lẽ. Vì vậy les ít khi nào dám nói lên tính hướng thật của mình.

Đồng tính nói chung, cả les và gay cũng chỉ là những con người vô cùng bình thường như chúng ta, cùng đứng chung một bầu trời, cùng hít chung một bầu không khí. Vậy thì vì sao chúng ta phải kì thị, miệt thị họ bằng những từ ngữ cay đắng? Tại sao chúng ta lại dùng hai từ “ghê tởm, dơ bẩn” để gán cho họ? Chúng ta có chắc rằng, mỗi lời ta thốt ra chỉ là một câu nói bình thường? Chúng ta có chắc rằng họ sẽ không đau khổ, buồn tủi thậm chí là nhục nhã? Chúng ta có bao giờ chắc rằng họ sẽ không cảm thấy chán nản với thế giới đầy rẫy những người miệt thị họ?

Và liệu chúng ta, đang làm những việc kỳ thi, xúc phạm này, khi nói ra hai từ “ghê tởm, dơ bẩn” có nên nhìn lại bản thân mình trước khi nói không. Người với người sống để yêu nhau nhưng ta lại đang cố tách biệt họ khỏi vòng tròn tình thương, cố dìm họ trong vực thẳm, cố đẩy họ xuống vực thẳm sâu khôn cùng. Như vậy mà gọi là nhân đạo? Như vậy mà gọi là thương yêu? Phải chăng những tình cảm mà ta tưởng là tốt đẹp, hằng ngày vẫn được bồi đắp, vun vén kia rốt cuộc chỉ là những bằng chứng để phản pháo lại người ta mà thôi. Những người rũ bỏ tình thương yêu, giả vờ tỏ ra nhân đạo cao thượng kia thậm chí còn “ghê tởm” hơn cả những les và gay.

Mỗi lời chúng ta, dù vô tình hay cố ý cũng đều tựa như một nhát dao đâm xuyên qua trái tim họ. Sau này dù đã nguôi ngoai cơn đau nhưng vết thương trong tâm hồn và trái tim ấy vẫn sẽ là một cơn đau âm ỉ. Nó sẽ bám lấy tâm hồn họ dai dẳng, ám ảnh lấy tâm trí họ và trở thành những vết cứa trong hồi ức.

Vì vậy ta hãy dang rộng vòng tay đón nhận lấy những đồng tình nữ, nam, yêu thương cảm thông, chia sẻ với họ. Dù là les hay gay chung quy cũng chỉ là những người bình thường nhưng bị xã hội kì thị. Vì vậy, chúng ta những người có học thức, hiểu biết rõ ràng hãy dũng cảm đứng lên bảo vệ họ. Bởi vì người đi nói người khác quái dị, từ sâu thẳm họ cũng chỉ là mong muốn có được sự dũng cảm, dám nói lên sự thật như họ. Les, gay đúng là những con người sống thật với giới tính của mình, không trốn tránh hay lừa dối bản thân.

Tuy tôi không thể hiểu rõ hết thế giới của những người đồng tính nhưng tôi tin chắc sẽ luôn ủng hộ họ vì họ xứng đáng được bảo vệ. Họ chính là những thiên thần bị ngã, cần chúng ta che chở.

Đúng như câu hát của Lady Gaga: “Tôi xinh đẹp trên phong cách của mình, bởi vì Chúa đã tạo ta tôi như thế”. Chúng ta hãy tự tin sống với giới tính thật của mình và tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện - Mẫu 4

Chẳng ai mong muốn mình sinh ra lại bị thiếu thốn, thiệt thòi về thể xác cả. Chúng ta may mắn thì được lành lặn như bao người. Nhưng cũng có biết bao nhiêu người sinh ra thiệt thòi, người thị khuyết tật về chân tay, người lại khuyết tật về bộ não. Vấn nạn kỳ thị, xa lánh người khuyết tật thực sự rất nghiêm trọng, có thể gây ra những hệ luỵ lâu dài trong xã hội.

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ thiếu tôn trọng, xa lánh, phân biệt đối xử với những người khuyết tật. Có thể chỉ bằng một ánh mắt coi thường xa lánh hoặc có thể là thái độ thiếu hòa nhã, tôn trọng với họ. Thấy họ đến thì dè bỉu, chê bai, xa lánh không ngồi cùng với họ.

Pháp luật Việt Nam đã quy định người khuyết tật có quyền bình đẳng như bao người bình thường khác, họ cần được đối xử như những người bình thường. Vì vậy bất kỳ hành vi kỳ thị, đối xử phân biệt, thậm chí phỉ báng, xúc phạm, đánh đập họ đều có thể bị xử phạt.

Hậu quả của sự kỳ thị này vô cùng nghiêm trọng. Trước hết là với chính những người khuyết tật. Do bị kỳ thị, xa lánh họ không được tham gia vào các hoạt động văn hoá, xã hội, hậu quả là không xin được việc, không thể lao động sản xuất để nuôi sống bản thân mình.

Sau nữa là cho xã hội, những người khuyết tật không lao động được thì cũng là gánh nặng cho xã hội. Rất nhiều người khuyết tật bị lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí bị bỏ rơi, nguyền rủa, không chăm sóc, điều đó thực sự là tiếng chuông đáng báo động về sự suy đồi đạo đức trong xã hội.

Kỳ thị những người khuyết tật là một hành vi xấu xí, rất đáng lên án. Mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.

TOP 20 Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện (ảnh 2)

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện - Mẫu 5

Ngày nay, đi trên đường phố, ta bắt gặp rất nhiều người nhuộm tóc. Tôi cho rằng đó là một chuyện làm đẹp hết sức chính đáng và bình thường của con người. Tuy nhiên, vẫn có những quan điểm cho rằng, việc nhuộm tóc là hư hỏng. Đây là một quan niệm chưa có sự cởi mở nếu nói là sai lầm. Để lí giải cụ thể, tôi xin được trình bày trong bài viết này.

   Các cụ ta vẫn có câu: "Cái răng, cái tóc là góc con người". Thật vậy, nhìn vào hàm răng, mái tóc của một người có thể biết đó là người chăm chỉ, gọn gàng hay không. Nhìn vào hàm răng, mái tóc của một người, ta cũng có thể biết người đó có để ý đến vẻ bề ngoài của bản thân hay không. Vậy là, từ xa xưa, chuyện "tóc tai", làm đẹp cũng đã được các cụ nhà ta để ý. Quan niệm cho rằng nhuộm tóc là hư hỏng một phần đến từ quan niệm về thẩm mỹ. Màu tóc của người Việt Nam vốn là màu đen. Đến khi cao tuổi, tóc từ màu đen sẽ đổi sang màu trắng. Quan niệm về cái tự nhiên, về cái quen mắt là đẹp vốn đã có hàng nghìn năm. Thời ấy, chưa có công nghệ hiện đại và sự phát triển như bây giờ. Thế nên, chắc chắn con người ta chỉ có thể để màu của tóc theo tự nhiên và dần hình thành quan niệm về cái đẹp của mái tóc. Ngày nay, con người ta vẫn giống như ngày trước, vẫn có nhu cầu làm đẹp, vẫn biết để ý đến hình thức của bản thân. Chỉ có điều, quan niệm về thẩm mỹ đã có sự đổi khác, mái tóc không nhất thiết phải là màu đen. Nói đến quan niệm thẩm mỹ, tôi lại nhớ, trước kia, ở ta có tục nhuộm răng đen. Nhưng thời đại ngày nay, chẳng còn mấy người nhuộm răng như vậy nữa.

   Tôi cho rằng, việc nhuộm tóc chỉ cần phù hợp với điều kiện kinh tế, phù hợp với bản thân và không gây hấn với xã hội là được. Chúng ta sẽ khó thể nào mà chấp nhận một người khỏa thân đi ở ngoài đường. Điều đó vẫn nằm ngoài sức tưởng tượng và mức độ chịu đựng của tôi. Nhưng với mái tóc, tôi thấy không có vấn đề gì cả. Con người có quyền lựa chọn màu tóc là một cách để thể hiện cá tính, để làm đẹp và để tự tin hơn.

   Nhuộm tóc chưa chắc đã là hư hỏng và không nhuộm tóc chưa chắc đã là không hư hỏng. Tôi đã được biết đến một tội phạm giết người ở Việt Nam vào khoảng năm 2011. Anh ta là một người có mái tóc màu đen. Tôi cũng được biết đến hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên, một cô gái biết sử dụng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Thái, tràn đầy tự tin và cống hiến, có mái tóc nhuộm màu nâu. Và chính bản thân tôi, một học sinh có thể coi là ưu tú, con ngoài trò giỏi trong lớp, cũng đã từng nhuộm tóc. Thật may là bố mẹ tôi cũng không hề phản đối chuyện này.

   Tôi chỉ mong rằng chúng ta sẽ nhìn nhận một cách đúng đắn, bao dung, bớt khắt khe hơn về việc nhuộm tóc. Vì chỉ khi cố gắng tìm hiểu một điều gì đó, ta mới có cơ hội để hiểu được tận gốc của vấn đề.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện - Mẫu 6

Hiện nay, cụm từ LGBT đã không còn là định nghĩa mới mẻ với chúng ta. Bên cạnh những người luôn tôn trọng, ủng hộ cộng động giới tính thứ ba thì vẫn còn một số cá nhân tỏ ra khinh thường, kỳ thị họ. Đây là các suy nghĩ, hành xử phiến diện cần phải xóa bỏ ngay từ bây giờ.

Từ xưa đến nay, chúng ta thường biết đến hai giới tính là nam và nữ ở con người. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng ta còn bắt gặp sự xuất hiện của cộng đồng LGBT - người thuộc giới tính thứ ba. Bốn chữ LGBT là viết tắt của các từ: Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (song tính) và Transgender (người chuyển giới). Những người thuộc giới này vẫn có hình hài cơ thể giống người bình thường. Song, sự khác biệt lớn nhất nằm ở tâm lí và xu hướng tình dục. Họ có thể bị thu hút bởi người cùng giới, cả hai giới. Hoặc số khác thì nghĩ mình thuộc giới tính nam/ nữ nên đã phẫu thuật chuyển giới để thay đổi hình thể.

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường xuyên tiếp xúc với cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức đầy đủ về các đối tượng này. Một bộ phận người có cái nhìn phiến diện, suy nghĩ yếu kém, tỏ ra kỳ thị LGBT. Họ coi người thuộc giới tính thứ ba là kẻ tâm thần, dị dạng về hình hài và biến chất về nhân cách. Dần dần, những cá nhân này làm ra các hành động xấu xí nhằm xua đuổi, "ngăn chặn" LGBT. Ngôn từ thô tục, xúc phạm trở thành vũ khí tấn công cộng đồng LGBT. Không ít trường hợp, gia đình cấm đoán, chửi bới, thậm chí là đưa đến bệnh viện hoặc tìm đến tâm linh với mong muốn con mình trở lại "bình thường".

Đứng trước sự tấn công như vậy, không ít bạn thuộc giới tính thứ ba tỏ ra hoài nghi chính mình hoặc cảm thấy tự ti, mặc cảm về "sự khác người" của bản thân. Lâu ngày, họ trở nên nhạy cảm, lo lắng và dễ dàng tổn thương tâm lí. Mỗi khi ra ngoài, họ phải cẩn thận dè chừng để trốn tránh cái nhìn soi mói, kỳ thị của người đời.

Ngày 17 - 5 - 1990, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chính thức "loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần", "đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể "chữa", không cần "chữa" và cũng không thể làm cách nào thay đổi được". Vậy nên, xóa bỏ quan niệm kỳ thị người khác giới sẽ giúp các đối tượng này hòa nhập với cộng đồng. Từ đây, họ trở nên mạnh dạn, tự tin vào bản thân. Họ có thể thoải mái thể hiện cá tính, phô bày con người thật của mình. Không chỉ vậy, gạt bỏ quan niệm kỳ thị người khác giới còn giúp xã hội trở nên văn minh, thân thiện và hạnh phúc.

Có thể thấy, người thuộc giới tính thứ ba luôn nỗ lực thay đổi và hòa nhập cùng tập thể. Do đó, mỗi người cần nhìn nhận toàn diện về giới và cộng đồng LGBT. Để từ bỏ được quan niệm kỳ thị người khác giới, chúng ta nên tìm hiểu, tiếp thu kiến thức giới. Hãy giúp đỡ, cảm thông, lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn. Đừng vội "trông mặt mà bắt hình dong", bạn nhé!

Quan niệm kỳ thị người khác giới không nên tồn tại trong mọi xã hội bởi ai cũng có quyền được lựa chọn và sống theo cách mình mong muốn. Chúng ta hãy thay đổi nhận thức và cùng nhau chung tay một cộng đồng văn minh, lịch sự, ở đó, tất cả mọi người đều hạnh phúc và vui vẻ.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện - Mẫu 7

Có thể thấy, quan niệm coi thường người có hoàn cảnh khó khăn là quan niệm sai lầm, tiêu cực. Chúng ta hãy chung tay xóa bỏ quan niệm này để xã hội trở nên hạnh phúc, tươi đẹp và tiến bộ.

Có câu nói rằng khi khỏe người ta ước cả trăm điều nhưng khi ốm yếu, người ta chỉ ước một điều duy nhất là làm sao cho khỏe lại. Ai cũng mong muốn mình có một cơ thể khỏe mạnh nhưng không phải ai cũng được như vậy. Nhiều người chỉ vì bị khiếm khuyết một bộ phận trên cơ thể mà không thể hòa nhập được với cộng đồng, bị kì thị và đối xử bất bình đẳng trong cuộc sống. Những người khuyết tật, tàn tật cũng có quyền con người, họ xứng đáng có một cuộc sống như những người bình thường, và chúng ta cần từ bỏ quan niệm về việc kì thị người khuyết tật, tàn tật.

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Người khuyết tật họ cũng giống như bao nhiêu người bình thường khác họ cũng được pháp luật quy định là có quyền con người, họ có những quyền cơ bản của công dân không chỉ có vậy mà người khuyết tật còn được pháp luật quy định là được bình đẳng tham gia vào các hoạt động xã hội mà không phải chịu bất kì sự kì thị và phân biệt đối xử nào của xã hội. Để bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật, pháp luật cũng quy định rõ ràng và chi tiết những nghiêm cấm hành vi kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật. Do đó bất kì người nào có thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng và có hành vi xa lánh, phỉ báng, có thành kiến, hoặc ngược đãi, hạn chế quyền của người khuyết tật thì đều vi phạm quy định pháp luật người khuyết tật và sẽ phải chịu hình phạt tùy theo mức độ vi phạm của mình.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến quan niệm kì thi người khuyết tật? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật, trong đó cơ bản từ nhận thức khái niệm khuyết tật. Đầu tiên phải kể đến là do những quan niệm mê tín dị đoan cho rằng người bị khuyết tật là do thuyết nhân quả của người đó kiếp trước ở ác thì kiếp này gặp ác hay là cái quan niệm nếu bố mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái gánh và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt. Một số người cho rằng người khuyết tật là một phần hiện thân của điều đen đủi và không may mắn; họ sợ người khuyết tật sẽ đem lại sự đen đủi. Với những người không bị khuyết tật thì người khuyết tật được xem như là những người không bình thường và sự không lành lặn trên cơ thể sự khiếm khuyết đi một bộ phận nào đó chính vì điều này mà những người khuyết tật trong mắt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì những quan niệm đã khiến những người khuyết tật này khó có thể hòa nhập vào cộng cồng và sinh sống như những người bình thường khác được.

Trong cuộc sống, người khuyết tật phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do tình trạng khuyết tật gây ra, từ việc thực hiện những công việc sinh hoạt hằng ngày, học tập, việc làm đến tiếp cận các dịch vụ y tế, kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội.... Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng. Tại cộng đồng, người khuyết tật thường bị chế nhạo, bị lăng mạ; người ta thường xa lánh, tránh gặp người khuyết tật trước khi làm việc gì đó quan trọng như đi công tác xa, đi du lịch, đi thi.... Càng khó khăn hơn nữa là người khuyết tật còn bị đối xử bất công ngay trong chính gia đình mình, họ bị bố mẹ, anh chị em trong nhà coi là gánh nặng nên thường xuyên bị lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí còn bị bỏ rơi, không chăm sóc. Tuy gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống nhưng nhiều người khuyết tật vẫn vượt qua thử thách bằng chính nghị lực bản thân, đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực: học tập, lao động sản xuất, thể thao, văn hóa nghệ thuật...

Pháp luật Việt Nam quy định cá nhân, tổ chức không được kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật dưới bất kì hình thức nào. Người khuyết tật khi được sinh ra không được bình thường như bao người khác, đây đã là một sự thiệt thòi lớn nhất đối với người khuyết tật khi bị khiếm khuyết đi một phần của cơ thể. Những người khuyết tật này họ đã phải rất mạnh mẽ để có thể vượt qua được mọi khó khăn trong sinh hoạt để hòa nhập với xã hội. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện - Mẫu 8

Xăm mình không còn lạ lẫm trong thế giới hiện đại ngày nay, nhất là với giới trẻ nhưng nó không được cái nhìn thiện cảm từ những người lớn tuổi. Bởi lẽ, xăm mình luôn được gắn với hình ảnh dân chơi, dân anh chị, xăm mình là hư hỏng, là xấu,...

Xét cái nhìn chung, rõ ràng xăm mình đã có từ rất lâu, từ thời xa xưa. Về nguồn gốc của hình xăm thì ngay từ thời nguyên thủy, tục xăm hình ra đời với ý nghĩa chống thủy quái hay trong cuộc chiến Mông - Nguyên, những người lính đất Việt đã xăm chữ Sát Thát để khẳng định quyết tâm chống giặc, đánh đuổi ngoại xâm. Nhưng đến hiện nay, xăm mình lại không được hoan nghênh vì một số người cho rằng những ai xăm mình là "đầu trộm đuôi cướp", có quá khứ bất hảo, xăm những hình nhạy cảm hoặc xăm tại chỗ nhạy cảm trên cơ thể, rồi cố tình phô ra nên khiến số đông hiểu lầm về xăm mình, có cái nhìn không tốt về xăm mình.

Nhưng rõ ràng, việc có hình xăm trên người chưa bao giờ là tiêu chí đánh giá đạo đức, nhân cách một con người. Nhất là trong cuộc sống hiện đại và sự phát triển tri thức nhân loại cũng như sự khẳng định về giá trị cá nhân ngày càng tăng cao, chúng ta phải có cái nhìn toàn diện, đa chiều để hiểu rằng xăm mình không phải là xấu, không phải hư hỏng. Xăm mình lên cơ thể là quyền tự do cá nhân. Mục đích của việc xăm mình rất đa dạng và có nhiều hình xăm nghệ thuật, thể hiện gu thẩm mỹ cá nhân, thể hiện tinh thần của mỗi người tinh tế.

Nhiều người nổi tiếng, có nhiều cống hiến cho xã hội mà bản thân họ có rất nhiều hình xăm như Angelina Jolie. Cô cũng thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, giáo dục, quyền phụ nữ và đã ủng hộ người tị nạn với tư cách là Đặc phái viên của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR). Cô đã thực hiện nhiều nhiệm vụ thực địa trên toàn cầu tại các trại tị nạn và vùng chiến sự; các quốc gia cô đến thăm bao gồm Sierra Leone, Tanzania, Pakistan, Afghanistan, Syria và Sudan.

Do đó, cần phải có cái nhìn khách quan, cởi mở, không nên "nhìn mặt mà bắt hình dong", đánh giá một người tốt xấu chỉ dựa vào những hình xăm không phù hợp với thẩm mỹ của mình.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện - Mẫu 9

Thuốc lá, mối nguy hại hàng đầu cho sức khỏe con người hiện nay.

Thuốc lá là một loại sản phẩm được sản xuất từ cây thuốc lá được chế biến dưới các dạng như thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc một số dạng khác. Đối tượng sử dụng thuốc lá hiện nay rất đa dạng: trẻ vị thành niên, học sinh, phụ nữ, người già nhưng phổ biến nhất là nam giới ở mọi lứa tuổi.

Hằng năm, theo thống kê của bộ y tế, khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư. Khói thuốc lá chứa các thành phần gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe hô hấp, phổi của con người. Những người sử dụng thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, xiêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi… và thậm chí là ung thư phổi Đặc biệt, hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe người hút mà còn vô tình trở thành vũ khí giết người vô hình khi gây hại cho cả những người hít phải khói thuốc lá một cách thụ động. Khi hít phải khói thuốc lá thụ động, mọi đối tượng đều có khả năng mắc những căn bệnh giống với người hút thuốc lá hay thậm chí mức độ nặng hơn. Một số trường hợp, sản phụ do hít phải quá nhiều khói thuốc lá đã dẫn đến dị tật bẩm sinh thai nhi, người già đau ốm, trẻ em đề kháng thấp. Theo số liệu thực tế cho thấy Việt Nam mỗi năm có hơn 40.000 người tử vong vì khói thuốc lá. Và có hàng vạn những trường hợp vô tình trở thành nạn nhân của khói thuốc khi đứng và di chuyển ở nơi công cộng.

Tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người là vô cùng nghiêm trọng, tuy nhiên lại có rất nhiều người nghiện thuốc lá và nguyên do lí giải cho sự gia tăng về số lượng người hút là bởi vì thuốc lá kích thích sự tò mò và thế giới tư duy của người viết. Đặc biệt, thuốc lá rất khó để bỏ, có những người đã từng bỏ cả vài tháng nhưng sau đó lại quay lại sử dụng. Có thể thấy, mức độ thu hút của thuốc lá thực không đơn giản.

Người thân xung quanh tôi đã từng có rất nhiều người nghiện thuốc lá ví như bố tôi chẳng hạn. Một ngày ông sử dụng tới 2 bao thuốc thăng long và nhiều hơn nếu có thời gian sử dụng, răng ông ố vàng, miệng ông đượm mùi thuốc, người ông gầy gò ốm yếu và chẳng thấy da thịt sức sống gì. Không chỉ có ông, chị em tôi cũng là người bị ảnh hưởng nặng nề từ điều ấy, tôi và chị gái có sức khỏe hô hấp cực kì kém mắc viêm mũi viêm xoang từ nhỏ và rất dễ bị viêm phế quản và viêm phổi mỗi khi trời lạnh. Nhận ra sự ảnh hưởng tiêu cực lớn đến sức khỏe cả gia đình, ông đã quyết định từ bỏ thuốc lá. Ông là một người đã hút thuốc lá thâm niên tới 20 năm, nhưng đến năm 2017, ông đã chính thức từ bỏ thuốc lá, bài trừ thuốc lá ra khỏi căn nhà của tôi. Cách để ông quên hẳn thuốc lá sau nhiều lần “bỏ hụt” chính là lấy cháu gái của tôi làm động lực. Ông tự động viên mình, phải cho cháu gái một môi trường sống khỏe mạnh khi ra đời, vậy nên ông đã ném bỏ bao thuốc ngay thùng rác bệnh viện ngày cháu bé xuất hiện. Đó là một điều kì diệu mà chính chúng ta cũng không thể lí giải được. Bên cạnh những cách thức cai nghiện thuốc lá bằng tâm lí thì cũng có những phương pháp khác qua vật lí trị liệu hoặc sử dụng các loại viên ngậm, nước súc miệng tạo cảm giác không thèm thuốc giúp người nghiện thuốc bài trừ dần dần và loại bỏ thói quen xấu này.

Đến nay, ông đã bỏ thuốc được năm năm, sức khỏe ông tốt lên rất nhiều, từ một người nặng 50kg nay ông đã lên 65kg, răng ông trắng hơn, miệng không còn hôi, không còn mệt mỏi và thể lực tốt, tinh thần thoải mái, thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng nâng cao sức khỏe và sức khỏe hệ hô hấp của cả gia đình tôi cũng có những chuyển biến tích cực hơn rất nhiều.

Chúng ta không xấu, môi trường công cộng không xấu nhưng khói thuốc chúng ta sử dụng rất xấu vì vậy hãy chung tay xây dựng một môi trường trong sạch, lành mạnh cho sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội. “Hãy nói không với thuốc lá, hãy là người thông thái với những thói quen sống của bản thân mình”.

Đánh giá

0

0 đánh giá