Với giải Câu hỏi 1 trang 46 Bài 10 Lịch Sử 9 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Câu hỏi 1 trang 46 Lịch Sử 9: Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, trình bày tình hình xã hội và văn hoá của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991.
Trả lời:
♦ Xã hội:
- Cơ cấu xã hội Liên Xô có những biến đổi tích cực, thành phần công nhân và tri thức gia tăng. Năm 1971, công nhân chiếm hơn 55% lực lượng lao động trong cả nước và có trên 30 triệu người làm việc trí óc.
- Từ cuối những năm 70, do khó khăn kinh tế ngày càng gia tăng làm cho đời sống của nhân dân Liên Xô suy giảm, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội lung lay dẫn đến bất bình gia tăng.
- Từ năm 1989, nhiều cuộc biểu tình, bãi công đã nổ ra.
♦ Văn hoá:
+ Sau năm 1945, văn hoá của Liên Xô phát triển, thực hiện chế độ giáo dục miễn phí-thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
+ Liên Xô cũng thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong nước và với các quốc gia trên thế giới.
- Khi công cuộc cải tổ được thực hiện, đời sống văn hoá ở Liên Xô trở nên “cởi mở" với tinh thần “dân chủ” và “công khai”. Điều này đem lại luồng không khí mới, kích thích sự sáng tạo văn hoá. Tuy nhiên, do sự buông lỏng quản lí văn hoá của Nhà nước đã thúc đẩy chủ nghĩa đa nguyên và tư tưởng chống chủ nghĩa xã hội trong nước gia tăng.
Lý thuyết Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991
a) Chính trị
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành bầu cử Xô viết các cấp, thực hiện dân chủ hoá hệ thống chính trị.
- Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình và an ninh thế giới, giúp đỡ to lớn về vật chất và tinh thần cho các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô lâm vào khủng hoảng chính trị. Tháng 3-1985, M. Goóc-ba-chốp được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và công cuộc cải tổ được tiến hành. Trong đó, cải tổ chính trị với khẩu hiệu “dân chủ hoá”, “công khai hoá” đã xác lập chế độ đa nguyên, đa đảng và hệ thống chính quyền tổng thống.
- Tháng 3-1990, Đại hội dại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ ba bầu M. Goóc-ba-chốp làm Tổng thống.
- Ngày 19-8-1991, một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô dã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ M. Goóc-ba-chốp, nhưng không thành công. Hệ quả là:
+ Mâu thuẫn chính trị gia tăng, Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động, chính quyển Liên bang bị tê liệt.
+ Các nước cộng hoà tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang.
- Ngày 25-12-1991, M. Gooc-ba-chốp buộc phải từ chức Tổng thống vào đánh dấu sự tan rã của Liên bang Xô viết.
b) Kinh tế
- 1946 - 1950, Liên Xô thực hiện khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
- 1950 - giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và đạt nhiều thành tựu, như:
+ Đến những năm 60, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới (sau Mỹ).
+ Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ có người lái vào quỹ đạo Trái Đất (1961), mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Chân dung nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin và khoảnh khắc tàu Phương Đông rời bệ phóng
- Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô có dấu hiệu trì trệ. Công cuộc cải tổ kinh tế được thực hiện từ năm 1985, nhưng thiếu đồng bộ và hiệu quả, dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong những năm 1989-1991.
c) Xã hội và văn hoá
♦ Xã hội:
- Cơ cấu xã hội Liên Xô có những biến đổi tích cực, thành phần công nhân và tri thức gia tăng. Năm 1971, công nhân chiếm hơn 55% lực lượng lao động trong cả nước và có trên 30 triệu người làm việc trí óc.
- Từ cuối những năm 70, do khó khăn kinh tế ngày càng gia tăng làm cho đời sống của nhân dân Liên Xô suy giảm, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội lung lay dẫn đến bất bình gia tăng.
- Từ năm 1989, nhiều cuộc biểu tình, bãi công đã nổ ra.
♦ Văn hoá:
+ Sau năm 1945, văn hoá của Liên Xô phát triển, thực hiện chế độ giáo dục miễn phí - thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
+ Liên Xô cũng thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong nước và với các quốc gia trên thế giới.
- Khi công cuộc cải tổ được thực hiện, đời sống văn hoá ở Liên Xô trở nên “cởi mở" với tinh thần “dân chủ” và “công khai”. Điều này đem lại luồng không khí mới, kích thích sự sáng tạo văn hoá. Tuy nhiên, do sự buông lỏng quản lí văn hoá của Nhà nước đã thúc đẩy chủ nghĩa đa nguyên và tư tưởng chống chủ nghĩa xã hội trong nước gia tăng.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 45 Lịch Sử 9: Trình bày tình hình chính trị của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991...
Câu hỏi trang 45 Lịch Sử 9: Trình bày tình hình kinh tế của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991....
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 9. Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)
Bài 10. Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Bài 11. Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Bài 12. Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
Bài 13. Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Bài 14. Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946-1950