TOP 30 bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ

0.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ

TOP 30 bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (ảnh 1)

Đề bài: Viết bài văn thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ.

Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ - Mẫu 1

Cuộc sống sẽ trở nên ấm áp nếu chúng ta sống có tấm lòng. Có thể thấy, lòng vị tha có vai trò vô cùng quan trọng và góp phần làm cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn. Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính vị tha, vị tha để được sống trong tình yêu thương chân thành nhất. Người có lòng vị tha thường là những người không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu. Bên cạnh đó, người có lòng vị tha cũng là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ hiện tại. Vị tha đóng vai trò quan trọng, cốt yếu trong cuộc sống: Việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được. Vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn. Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau. Bên cạnh đó, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác. Mỗi người cần có lòng vị tha, sống rộng lượng, tha thứ cho người khác nếu bản thân cảm thấy người ta xứng đáng. Chan hòa với mọi người xung quanh, sẵn sàng cho đi yêu thương, san sẻ với người khác để thấy bản thân mình tốt đẹp hơn. Mỗi người suy nghĩ tích cực một chút, biết san sẻ, vị tha một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.

Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ - Mẫu 2

Các bạn thân mến! Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người cần phải xác định cho mình, đặc biệt là với mỗi học sinh. Để việc học đạt hiệu quả mỗi người nên xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Vậy động cơ học tập là gì? động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người?

Chúng ta hiểu động cơ học tập là việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập đúng đắn. Trên cơ sở có mục tiêu học tập đó, mỗi người sẽ có ý thức phấn đấu để hoàn thành mục tiêu và đạt được kết quả cao trong học tập. Mỗi người sẽ có mỗi động cơ học tập khác nhau, không ai giống ai cả. Dù động cơ học tập khác nhau nhưng đều giống nhau ở mục tiêu và kết quả đạt được, đó là kết quả học tập tốt. Trên thực tế không phải ai cũng xác định được mục tiêu học tập cả, có người có ý thức, trách nhiệm thì luôn luôn xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Trường hợp này thì lại thường rơi vào những người có sự chăm chỉ và có kết quả học tập tốt. Ngược lại những người có lực học kém, thường xuyên ỷ lại vào người khác sẽ không có động cơ học tập rõ ràng, hậu quả là việc học đã kém lại càng kém hơn, thành tích học tập không được như mong muốn.

Động cơ học tập hình thành từ khi nào? Chúng ta không thể ép học sinh mầm non, tiểu học mới chập chững đi học đã xác định được mục tiêu, động cơ học tập ngay được. Động cơ học tập hình thành trong quá trình lâu dài, được tích lũy dần dần và chỉ thực sự rõ ràng khi học sinh đã có những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, chính xác về việc học của mình. Có những bạn hình thành động cơ học tập từ rất sớm ngược lại lại có những người trải qua rất nhiều những thay đổi, biến động, đả kích về tinh thần hoặc nhiều lý do khác mới hình thành cho mình được động cơ học tập… Với động cơ học tập chúng ta có thể chia nó làm hai loại: một là động cơ bên trong hai là động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong chính là mục tiêu phấn đấu mà người học đề ra để mình đạt được; động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và nó cũng có tác động không nhỏ đến người học, là yếu tố thúc đẩy mỗi người hình thành được mục tiêu cho mình.

Như chúng ta đều biết động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Nhờ có động cơ học tập người học có phương hướng, mục tiêu học tập để từ đó hoàn thành được giấc mơ của mình. Chẳng hạn một người có động cơ học tập là đạt học bổng để đi nước ngoài du học thì họ sẽ luôn có ý thức phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành được mục tiêu đó. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.

Để có được động cơ học tập mỗi người cần phải xác định được tầm quan trọng của việc học, mục tiêu rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó việc hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh cũng là những yếu tố cần thiết giúp mỗi người học nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ của mình. Cha mẹ cũng không nên quá áp đặt, so sánh để tạo áp lực cho con cái. Mà hãy dành sự nhẫn nại, kiên trì, giảng giải từ từ để con em hiểu được tầm quan trọng của học tập.

Với mỗi học sinh xác định được động cơ học tập là điều vô cùng quan trọng, đó là bước đệm và là tiền đề để mỗi người có hướng phấn đấu trong học tập, hoàn thành được những mục tiêu đề ra, chinh phục được con đường học vấn của mình.

Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ - Mẫu 3

Xin chào cô (thầy) và các bạn. Em tên là...

Sau đây em xin trình bày bài nói của mình về vấn đề: ứng xử trên không gian mạng.

Đầu tiên, để hiểu hơn về vấn đề này, em sẽ giải thích "thế nào là ứng xử trên không gian mạng?". Như các bạn đã biết, ứng xử là cách con người giao tiếp, trò chuyện, đối xử và tương tác với nhau. Ứng xử trên không gian mạng cũng giống như cách ứng xử trong đời sống hàng ngày nhưng lại có sự thay đổi về môi trường. Hay hiểu rộng hơn, ứng xử trên không gian mạng chính là việc chúng ta sử dụng mạng xã hội, đưa ra thái độ, suy nghĩ của bản thân trước những thứ được truyền tải trên đó.

Tuy nhiên, thực trạng ứng xử trên không gian này lại có nhiều bất cập. Chúng ta thường tranh cãi với những phát ngôn xúc phạm, chửi rủa bằng từ ngữ tục tĩu. Đôi khi, có người còn mượn cơ hội này để tấn công cá nhân người khác. Và ngoài ra, một số người lại có suy nghĩ bảo thủ cùng cái tôi cá nhân quá cao mà tỏ ra hống hách, thô lỗ và bất lịch sự.

Từ thực trạng đang tồn tại hiện nay, tất cả phải cùng nhau chung tay cải tạo "không gian mạng". Mỗi người cần có ý thức chịu trách nhiệm với những hành xử và phát ngôn của mình. Chúng ta tham gia thảo luận, chia sẻ ý kiến một cách tích cực trên cơ sở tôn trọng các cá nhân khác. Thay vì sử dụng các từ ngữ thô tục, mỗi người hãy lựa chọn cách nói hài hòa và văn minh. Ngoài ra, hãy thật tỉnh táo trước những thông tin đúng và sai, giả và thật để không a dua hay bị "dắt mũi" và gây nên sự việc không đáng có.

(HS sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh minh họa về các comment chửi rủa, xúc phạm cá nhân/ tổ chức,...)

Như vậy, để không gian mạng của chúng ta luôn văn minh, mình thấy mỗi người cần chung tay góp sức để bảo vệ những điều tốt đẹp và tích cực. Hãy trở thành những người dùng mạng xã hội thông thái và tỉnh táo!

Trên đây là bài thuyết trình của em về vấn đề "ứng xử trên không gian mạng". Bên cạnh những điều mà em vừa trình bày ở trên, em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè để bài trình bày của em thêm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ - Mẫu 4

Chào thầy/cô và các bạn. Mình tên là …, hôm nay mình xin được phép thuyết trình về một vấn đề khá quan trọng đối với học sinh chúng ta.

Tôi từng nghe một câu chuyện rất hay như thế này. Chuyện xưa kể rằng, có đôi bạn rất thân, từ nhỏ đã sống và học hành bên nhau. Tuy nhiên hai người có chút khác biệt là một người thì siêng năng học hành, còn một người thì không chú tâm đủ cho việc học. Nên trong kỳ thi kén chọn nhân tài của nhà vua, người học trò siêng năng đã đậu trạng nguyên. Còn người bạn kia không được gì đành ôm nỗi buồn mà về quê nhà. Tân trạng nguyên rất vui vì thành quả sau bao năm đèn sách đã thu hoạch được. Tuy nhiên, anh cũng rất buồn vì người bạn chí cốt không đỗ đạt cùng mình. Với niềm hy vọng và lòng yêu mến bạn, anh đã dùng một cách rất độc đáo để khích lệ và tạo động lực cho bạn là không nhận người kia là bạn nữa, xa lánh, coi thường và kể cả việc dùng những lời lẽ thậm tệ để mạt sát anh bạn kia nữa.

Cách cư xử đó đã làm người bạn kia rất tức giận và tự nhủ : “ anh nghĩ anh được làm quan là ghê ghớm hả? Tôi cũng sẽ làm quan cho anh thấy.” Và quả như vậy, ba năm sau anh đã trong đợt thi trạng nguyên kế tiếp, anh đã ghi danh bảng vàng với danh hiệu Trạng nguyên cùng số điểm rất cao. Sau đó anh tìm cách gặp lại người bạn cũ năm nào đã phụ bạc mình để “trả đũa”. Nhưng rồi qua tiếp xúc, anh mới nhận ra tấm chân tình của người bạn giành cho anh. Thế là từ đó mối thâm tình của hai người lại càng sâu đậm hơn. Đây quả là một tình bạn đẹp mà ai trong chúng ta cũng muốn có. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây không phải là tình bạn mà là nguyên nhân tại sao sau ba năm, một thời gian không dài lắm đã biến một con người lười biếng, không có chí tiến thủ trở thành một trạng nguyên xuất chúng như vậy? Hay nói cách khác, câu chuyện trên đã phản ánh một vấn đề xã hội đó là tầm quan trọng của động cơ học tập.

Tôi xin phép được khảo sát một số bạn. Động cơ học tập của bạn là gì?; “Theo bạn, động cơ học tập có quan trọng không?

Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.

Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.

Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.

Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.

Bài thuyết trình đến đây là kết thúc. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy/cô và tất cả các bạn. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để phần thuyết trình của mình được hoàn thiện hơn.

Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ - Mẫu 5

Chào các bạn, hôm nay, tôi muốn chia sẻ cùng các bạn về một vấn đề trong cuộc sống. Trước khi bắt đầu phần chia sẻ của mình, tôi muốn các bạn hãy cùng tôi quan sát những bức ảnh sau và nêu cảm nhận nhé!

Những bức tranh trên gợi ra 2 thái độ sống trái ngược trong xã hội, theo các bạn, đó là gì? (người nghe trả lời)

Đúng vậy! Đó chính lẽ sống cống hiến, hi sinh cao đẹp và lối sống ích kỉ, vô cảm. Có lẽ tất cả chúng ta đều thấy rằng cuộc sống càng hiện đại phát triển, khoa học kĩ thuật càng cao thì con người lại càng xa lánh nhau. Con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, chúng ta đang thu nhỏ lại với bản tính cá nhân, sống vì bản thân mình mà đánh mất mối liên kết với xã hội. Đứng trước vấn đề nhức nhối trên, điều tôi muốn chia sẻ với các bạn ngày hôm nay đó là: Tuổi trẻ và lẽ sống cống hiến.

Chúng ta đều biết rằng, tuổi trẻ là độ tuổi năng nổ nhất, nhiệt huyết nhất, có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất. Thế nhưng tuổi trẻ cũng là giai đoạn con người hưởng thụ, xa hoa và sống vì bản thân nhất. Một thực trạng đáng buồn hiện nay đó là người trẻ Việt Nam đang trở nên mất phương hướng trước những lựa chọn của bản thân. Họ sẽ lựa chọn một con đường êm ái, phẳng lặng, đi theo lối mòn của biết bao người thay vì một con đường gồ ghề đầy thách thức vắng dấu chân người. Họ sẽ lựa chọn một con đường đã được định sẵn theo ý muốn của người khác thay vì mục tiêu đã đề ra cho chính mình. Người trẻ quen với lối sống hưởng thụ, cho rằng giá trị bản thân nằm ở những thứ vật chất giàu có được phơi bày ra bên ngoài. Do đó, họ chạy theo xu hướng mà đánh mất những giá trị đích thực của cuộc sống. Điều này đã làm nảy sinh trong một lớp người lối sống vô cảm và ích kỉ cá nhân. Họ lãnh đạm trước nỗi đau của người khác, thậm chí lợi dụng sự bất hạnh của người khác để chuộc lợi cho bản thân. Họ sống trong tập thể nhưng lại chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân. Họ đề cao lối sống tự do bằng cách sống buông thả bản thân, làm những gì mình muốn mà không quan tâm đến cái nhìn của người khác. Biết bao nam thanh nữ tú sa vào con đường tệ nạn xã hội, nghiện hút ma tuý để thoả mãn lối sống hưởng thụ của mình. Biết bao thanh thiếu niên trẻ tuổi hằng đêm tổ chức đua xe trái phép trên phố gây ra cái chết thương tâm cho người vô tội mà không hay biết lỗi. Và biết bao cô gái xinh đẹp bỏ nhà, bỏ quê, xa xứ với ước muốn được đổi đời mà không hay biết đó là chốn địa ngục trần gian. Vậy đấy! Một lớp người trẻ chúng ta đang sống buông thả và vô trách nhiệm như vậy đấy!

Tưởng rằng xã hội chúng ta đang sống sẽ thật tồi tệ, tối tăm, mù mịt. Nhưng không, bên cạnh những “con sâu làm rầu nồi canh” ấy, chúng ta vẫn còn biết bao tấm gương sáng, bao con người với lẽ sống thật cao đẹp, đáng trân trọng ngợi ca. Đó là những tấm gương cống hiến âm thầm lặng lẽ. Tuổi trẻ với tinh thần nhiệt huyết, năng nổ của bản thân chính là lực lượng có những đóng góp tích cực, nổi bật nhất trong xã hội. Họ có khả năng lao động, học tập và hơn cả là sức sáng tạo vượt bậc. Họ khẳng định giá trị bản thân không nằm ở những món đồ hàng hiệu đắt tiền mà nằm trong những cống hiến có ích mà họ đóng góp trong xã hội. Họ lan toả tình yêu thương trong cuộc sống, họ đấu tranh loại trừ cái xấu, tôn vinh cái đẹp. Chỉ khi đặt vào hoàn cảnh khó khăn, con người mới bộc lộ những bản chất thật trong con người mình. Như các bạn đã biết, đã hơn một năm nay, cả thế giới đã phải trải qua một đại hoạ – đó là dịch bệnh Covid-19. Đã có biết bao người hi sinh, biết bao bệnh nhân ra đi vì một thứ virus vô hình nhưng có sức tàn phá đáng kinh ngạc. Và giữa cái u ám của đại dịch, ta thấy ngời sáng vẻ đẹp của tình người. Những y bác sĩ ngày đêm làm việc, cứu chữa những bệnh nhân nhiễm virus. Những tình nguyện viên ngày ngày túc trực, hỗ trợ bệnh nhân và các cán bộ làm việc. Những chiến sĩ bộ đội ta từ các doanh trại đồng lòng hướng về tâm dịch: họ phụ bếp, nấu cơm, họ dọn dẹp, sắp xếp và thậm chí họ nhường cả nơi nằm nghỉ ngơi của mình cho các bệnh nhân điều trị. Những sinh viên trường Y xung phong vào tuyến đầu chống dịch, góp công góp sức vào công cuộc đẩy lùi dịch bệnh. Biết bao người trẻ từ mọi vùng miền Tổ quốc không ngại khó, ngại khổ cùng nhau kêu gọi quyên góp từ thiện, ủng hộ nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân. Đã có rất nhiều mô hình ứng phó dịch bệnh được áp dụng như: Siêu thị 0 đồng, Đi chợ hộ,... với tinh thần “không để một ai bị bỏ lại phía sau”, “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Họ chính là những người anh hùng đời thường là tấm gương sáng để thế hệ trẻ chúng ta noi theo. Và như vậy, với sự quyết tâm cao độ, Việt Nam chúng ta đã đồng hành cùng những y bác sĩ, những thiện nguyện viên, những cán bộ chiến sĩ,...tiến từng bước trên con đường chiến thắng đại dịch toàn cầu.

Các bạn thấy đấy, tất cả mọi người đều đang cống hiến, chung tay đóng góp một phần nhỏ bé của bản thân cho xã hội. Sống cống hiến giúp chúng ta có trách nhiệm hơn với chính bản thân mình và những người xung quanh. Lẽ sống cống hiến giúp gắn chặt tình người, tình đoàn kết giữa cá nhân với tập thể. Nếu biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại. Cái nhận lại ấy có thể không giá trị nhưng nó là vô giá. Bởi “hạnh phúc là cho đi”. Và hơn hết, nó khiến cộng đồng, xã hội, đất nước trở nên tươi đẹp hơn, phát triển hơn. Các bạn thử nghĩ mà xem: Liệu xã hội sẽ ra sao, nhân loại sẽ như thế nào nếu một ngày cá nhân tách biệt với tập thể, con người xa lánh lẫn nhau? Có lẽ xã hội ấy thật đáng sợ mà tôi không thể tưởng tượng được hết.

Như vậy, tất cả chúng ta đều hiểu rằng: lẽ sống cống hiến có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống. Vậy chúng ta cần làm gì để lan toả lối sống đẹp đẽ ấy? Hãy biết yêu thương, hãy sẻ chia, hãy gieo mầm hạnh phúc ở mọi nẻo đường bạn đi qua. Hạnh phúc không phải điểm đến mà chính là hành trình mà bạn đã nỗ lực vượt qua. Mọi hi sinh đều nhận được sự đền đáp xứng đáng. Vì vậy, hãy cho đi mà không mong cầu được nhận lại, hãy san sẻ bằng tất cả tình yêu và sự chân thành. Hãy biết sống vì cộng đồng, hãy đóng góp những điều có ích cho xã hội. Và cụ thể bằng cách nào? Chúng ta có thể tham gia những hoạt động từ các tổ chức thiện nguyện uy tín, cũng có thể tự mình tạo ra những hoạt động ý nghĩa cho xã hội. Nhưng trước khi đóng góp cho xã hội, bạn hãy biết tự yêu thương và trân trọng chính bản thân mình và những người thân trong gia đình mình. Bởi chỉ khi có trách nhiệm với bản thân, bạn mới có thể hoàn thành nghĩa vụ với xã hội. Tuy nhiên, sống cống hiến không có nghĩa là luôn luôn phải cho đi, luôn luôn phải hi sinh bất chấp mọi ngăn cản. Bạn hãy nhớ rằng: lòng tốt cần có giới hạn và nguyên tắc. Chúng ta không thể cứ nhu nhược cho đi để rồi khiến lòng tốt bị đem ra trở thành một món hàng bị lợi dụng lúc nào không hay. Chúng ta cũng không thể lúc nào cũng phải nghĩ cho người khác mà đánh mất bản thân mình. Vì vậy, hãy cứ sống là mình, sống sao để bản thân cảm thấy thoải mái và để cuộc sống trở nên ý nghĩa, giá trị hơn bao giờ hết. Hãy sử dụng lòng tốt của bản thân đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh và đúng mục đích. Lòng tốt của chúng ta chỉ thực sự có nghĩa khi nó đem lại lợi ích cho cộng đồng mà không phải một món hàng lợi dụng.

Với tôi, dù còn là học sinh nhưng tôi nhận thức hơn ai hết, người trẻ chúng ta gánh vác trên vai trọng trách vô cùng cao cả đối với sự phát triển của xã hội. Vì vậy, bên cạnh học tập, tôi cần nỗ lực phấn đấu theo đuổi ước mơ hoài bão, sống có mục tiêu, biết cống hiến và hi sinh vì những điều có ích cho cộng đồng. Còn bạn, bạn sẽ làm gì để cống hiến cho xã hội? Hãy chia sẻ cùng tôi nhé!

Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ - Mẫu 6

Helen Keller đã từng nói “Thành công và hạnh phúc nằm trong bạn. Quyết tâm hạnh phúc, và niềm vui sẽ đi cùng bạn để hình thành đạo quân bất khả chiến bại chống lại nghịch cảnh.” Không chỉ mình tôi mà tất cả mọi người đều hi vọng có một cuộc sống thành công và hạnh phúc. Thành công và hạnh phúc luôn là hai mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta. Có thể mọi người sẽ nghĩ thành công và hạnh phúc là do sự may rủi, do số phận nhưng theo tôi, thành công và hạnh phúc là phụ thuộc vào bản thân mỗi chúng ta. Thành công và hạnh phúc nằm trong chính suy nghĩ và sự lựa chọn của bản thân.

Ta có thể hiểu đơn giản, thành công là khi ta có một mục đích nào đó và ta đạt được mục đích đó, đó chính là thành công. Hay xa hơn một chút, thì có lẽ mọi người trong chúng ta đều đồng ‎ý, mục tiêu tối hậu của mỗi một người trên đời này chính là tìm được “niềm vui và bình an” trong lòng mình; có được những niềm vui và bình an trong tâm, đó cũng là thành công. Còn hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần bị vấp ngã và hạnh phúc không tùy thuộc vào bạn là ai, bạn làm gì mà tùy thuộc vào bạn nghĩ gì. Thành công và hạnh phúc không quá khó để đạt được, chỉ cần bạn đủ nỗ lực, đủ tự tin và hơn hết là phải có sự tập trung thì bạn sẽ thành công và hạnh phúc.

Sức tập trung là chìa khóa của thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Những người thành công nhất trên thế giới này cũng chính là những người có khả năng tập trung cao độ, không bị chi phối bởi những thứ xung quanh. Trước hết muốn thành công thì không được phép để những phiền nhiễu làm xao nhãng công việc của mình. Những người thành công luôn có cách để loại bỏ mọi phiền phức sẽ cản trở họ hoàn thành công việc của mình, không bị ảnh hưởng bới những cám dỗ trong cuộc sống. Đừng để những thứ không quan trọng, những cuộc vui, trò giải trí ảnh hưởng đến việc ta đang làm, giữ sự tập trung cao độ để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Nhưng chúng ta cũng không nên làm quá nhiều công việc cùng lúc. Chúng ta nên tập trung vào một việc duy nhất để nâng cao năng suất và sự chính xác tỉ mỉ thay vì làm nhiều việc cùng lúc nhưng hiệu quả không cao. Nghiên cứu cho thấy não bộ con người có thể giải quyết hai công việc phức tạp cùng lúc mà không gặp nhiều khó khăn vì có hai thùy não để phân chia công việc một cách cân bằng. Tuy nhiên, chỉ cần làm thêm việc thứ ba là đã vượt quá khả năng não bộ và các sai lầm khi bạn làm việc bắt đầu tăng dần lên.

Né tránh rủi ro là điều chỉ có ở những người thất bại. Chúng ta phải biết rằng cuộc đời tự nó đã là một rủi ro vĩ đại rồi, thay vì thấy hối tiếc, ta cần phải nắm bắt thời cơ vì chẳng mấy chốc chúng sẽ biến mất và không xuất hiện lại nữa. Phải luôn giữ mình ở vòng an toàn có thể giúp bạn an tâm bây giờ nhưng trong dài hạn sẽ để lại nhiều nỗi đau. Khi đối mặt với khó khăn, với rủi ro, thì không được bỏ cuộc, không được thấy khó mà sợ. Không ai thành công nếu chấp nhận bỏ cuộc. Những người thành công và thực hiện được những giấc mơ của mình là những người luôn chăm chỉ làm việc và cố gắng vượt qua khó khăn. Những người không biết tập trung sẽ bỏ cuộc ngay khi gặp tí chút rắc rối; còn những người tập trung sẽ tiếp tục cố gắng khi người khác đã bỏ cuộc. Hơn tất cả, chỉ cần chúng ta thấy thỏa mãn với những thành quả gặt hái được thì chứng tỏ chúng ta đã thành công và hạnh phúc rồi.

Cuộc sống của con người không giống với sự sống của những hình thái sống khác trên trái đất, không như cây chỉ có mục đích phát triển, động vật chỉ có mục đích săn mồi. Con người có cho mình một đích đến hoàn mỹ và đầy ắp sự thỏa mãn, đó chính là thành công và hạnh phúc. Thành công và hạnh phúc không hề khó để đạt được, và yếu tố quan trọng nhất vẫn là ở chính bản thân bạn.

Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ - Mẫu 7

Chào thầy/cô và các bạn. Mình tên là Nguyễn Văn A, hôm nay mình xin được phép thuyết trình về một vấn đề khá quan trọng đối với học sinh chúng ta.

Tôi từng nghe một câu chuyện rất hay như thế này. Chuyện xưa kể rằng, có đôi bạn rất thân, từ nhỏ đã sống và học hành bên nhau. Tuy nhiên hai người có chút khác biệt là một người thì siêng năng học hành, còn một người thì không chú tâm đủ cho việc học. Nên trong kỳ thi kén chọn nhân tài của nhà vua, người học trò siêng năng đã đậu trạng nguyên. Còn người bạn kia không được gì đành ôm nỗi buồn mà về quê nhà. Tân trạng nguyên rất vui vì thành quả sau bao năm đèn sách đã thu hoạch được. Tuy nhiên, anh cũng rất buồn vì người bạn chí cốt không đỗ đạt cùng mình. Với niềm hy vọng và lòng yêu mến bạn, anh đã dùng một cách rất độc đáo để khích lệ và tạo động lực cho bạn là không nhận người kia là bạn nữa, xa lánh, coi thường và kể cả việc dùng những lời lẽ thậm tệ để mạt sát anh bạn kia nữa.

Cách cư xử đó đã làm người bạn kia rất tức giận và tự nhủ : “ anh nghĩ anh được làm quan là ghê ghớm hả? Tôi cũng sẽ làm quan cho anh thấy.” Và quả như vậy, ba năm sau anh đã trong đợt thi trạng nguyên kế tiếp, anh đã ghi danh bảng vàng với danh hiệu Trạng nguyên cùng số điểm rất cao. Sau đó anh tìm cách gặp lại người bạn cũ năm nào đã phụ bạc mình để “trả đũa”. Nhưng rồi qua tiếp xúc, anh mới nhận ra tấm chân tình của người bạn giành cho anh. Thế là từ đó mối thâm tình của hai người lại càng sâu đậm hơn. Đây quả là một tình bạn đẹp mà ai trong chúng ta cũng muốn có. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây không phải là tình bạn mà là nguyên nhân tại sao sau ba năm, một thời gian không dài lắm đã biến một con người lười biếng, không có chí tiến thủ trở thành một trạng nguyên xuất chúng như vậy? Hay nói cách khác, câu chuyện trên đã phản ánh một vấn đề xã hội đó là tầm quan trọng của động cơ học tập.

Tôi xin phép được khảo sát một số bạn. Động cơ học tập của bạn là gì?; “Theo bạn, động cơ học tập có quan trọng không?

Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.

Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.

Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.

Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.

Bài thuyết trình đến đây là kết thúc. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy/cô và tất cả các bạn. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để phần thuyết trình của mình được hoàn thiện hơn.

Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ - Mẫu 8

Chào thầy/ cô và các bạn. Chúng ta sau này ai rồi cũng phải trưởng thành, rời xa mãi trường cấp 3, đại học và chọn cho mình một định hướng nghề nghiệp riêng. Các bạn có những tiêu chí gì hay sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay ra sao? Đó là vấn đề chính mình muốn chia sẻ trong bài thuyết trình ngày hôm nay.

Cùng với đà đi lên của xã hội là sự ra đời của nhiều ngành nghề khác nhau. Đặc biệt những ngành nghề này có sự hấp dẫn rất lớn đối với giới trẻ. Giới trẻ Việt Nam giờ đây có rất nhiều cơ hội để giao lưu, học hỏi và tiếp cận với nhiều ngành nghề khác nhau. Họ sẵn sàng thay đổi bản thân bằng cách bổ sung thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng vi tính, kỹ năng ngoại ngữ để có thể chạy kịp theo sự thay đổi nhanh chóng của thời đại. Họ bỏ qua các tư tưởng lạc hậu là “Đại học là con đường duy nhất đưa bạn trẻ đến với thành công”.

Chính sự tiếp cận này đã tạo nền tảng giúp cho các bạn trẻ có thể đưa ra những tiêu chí cho bản thân để có thể chọn lựa được những ngành nghề phù hợp. Việc chọn nghề của giới trẻ được dựa vào những tiêu chí sau:

Thứ nhất, Công việc phải gắn với đam mê, sở thích và phù hợp với năng lực cá nhân. Ai sinh ra cũng sẽ một niềm đam mê hay thích thú với một ngành nghề nào đó. Vì vậy ưu tiên đầu tiên ở đây sẽ là một công việc có thể đáp ứng được sở thích cũng như năng lực mà bản thân cho phép. Thứ hai quan trọng không kém phần đó là phải Đáp ứng nguồn thu nhập ổn định. Suy nghĩ đơn giản rằng một công việc với mức lương ba cọc ba đồng không đủ chi trả cho sinh hoạt phí của mình thì hiển nhiên bạn sẽ không bao giờ lựa chọn công việc đó. Thời gian làm việc phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của cá nhân là tiêu chí thứ ba. Một công việc phân bổ thời gian hợp lý đáp ứng được thời gian làm việc cũng như có thời gian để nghỉ ngơi thư giãn sẽ luôn là một công việc lí tưởng để các bạn trẻ hướng tới. Tiếp theo, Có cơ hội thăng tiến. Không ai muốn một công việc mà bắt đầu ở đâu thì kết thúc ở đó, không có sự thăng tiến. Khi đã đi làm ai cũng muốn được khẳng định bản thân mình bằng việc cống hiến công sức trí tuệ của mình để hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất. Bên cạnh đó họ cũng muốn được nhận công sức đền đáp xứng đáng cho những đóng góp mình bỏ ra bằng việc thăng chức, tăng Giới trẻ hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn. Hãy hiểu rõ thực lực cũng như các kỹ năng mà bản thân mình có: Hãy luôn trang bị cho mình một nguồn thức dồi dào, những kỹ năng bài bản với một thái độ nhiệt tình kết hợp những thói quen tốt để có sẵn một hành trang bước vào nghề.

Bài thuyết trình của mình xin được kết thúc tại đây. Cảm ơn cả lớp đã chú ý lắng nghe và mình rất mong nhận được những ý kiến phản hồi từ mọi người.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá