TOP 10 Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi

446

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi Ngữ văn 9 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 12-15 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về một vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi.

TOP 10 Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi (ảnh 1)

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi - Mẫu 1

Sau khi đọc truyện "Dế chọi" của Bồ Tùng Linh, em nhận ra một vấn đề xã hội nổi bật mà tác giả muốn truyền tải chính là sự tàn nhẫn và phi nhân tính trong việc sử dụng bạo lực vì mục đích giải trí. Trong câu chuyện, những trận đấu giữa các con dế không chỉ là một thú vui, mà còn là hình ảnh ẩn dụ cho sự vô cảm của con người trước nỗi đau và sự sống của những sinh vật khác. Tác giả đã phê phán thói quen tàn bạo này, đồng thời lên án sự ích kỷ và vô tâm của con người khi tìm kiếm niềm vui trên nỗi đau của kẻ khác. Em cảm thấy rằng, thông điệp của truyện không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ động vật, mà còn khuyến khích chúng ta suy ngẫm về sự nhân đạo và lòng từ bi trong cuộc sống hàng ngày. Trong xã hội hiện đại, mặc dù chúng ta đã tiến bộ về nhiều mặt, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hành vi bạo lực, cả trong thể thao, giải trí và thậm chí trong quan hệ giữa con người với nhau. Em tin rằng, qua câu chuyện này, mỗi người chúng ta cần tự nhìn lại và điều chỉnh hành vi của mình, biết trân trọng sự sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, để xây dựng một xã hội văn minh và giàu lòng trắc ẩn.

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi - Mẫu 2

Qua câu chuyện Dế chọi, ta thấy một xã hội bất công, tàn bạo đã hiện ra dưới ngòi bút của tác giả Bồ Tùng Linh. Nhờ những chi tiết kì ảo, hoang đường quay xung quanh gia đình Thành Danh, tác giả đã phê phán hệ thống quan lại phong kiến tàn ác đã đèn nén, bóc lột những người dân lương thiện. Chi tiết Thành Danh không muốn phiền đến dân làng nên phải tự mình bắt dế cống nạp thể hiện được cái tâm, lòng nhân đạo của một vị quan lại chân chính. Qua đó tác giả cũng bày tỏ sự cảm thông với số phận bé nhỏ của những người dân hiền lành, chất phác. Trong xã hội đó, họ không có tiếng nói, không thể tự quyết định số phận vì thế bọn quan lại, cường hào lợi dụng quyền hành để bóc lột, chà đạp dân chúng. Câu chuyện chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, con người tuân theo thuyết luân hồi báo ứng vì thế mà giá trị nhân đạo được thể hiện rõ nét qua tác phẩm này.

10+ Đoạn văn suy nghĩ về một vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi - Mẫu 3

Trong truyện "Dế chọi" của Bồ Tùng Linh, một vấn đề xã hội nổi bật được đặt ra chính là sự mê tín và tác hại của việc tin tưởng vào những điều không có cơ sở khoa học. Truyện kể về người chủ nuôi dế, vì muốn thắng trong các trận chọi dế mà đã không ngần ngại tin theo những điều mê tín, thậm chí còn thực hiện các nghi lễ kỳ lạ để cầu may. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng, sự mê tín không chỉ khiến con người mất đi lý trí mà còn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, làm tổn hại đến bản thân và xã hội. Em cảm thấy rằng, trong xã hội hiện nay, vẫn còn tồn tại rất nhiều hiện tượng mê tín, đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn, con người thường dễ dàng tin vào những điều vô căn cứ để tìm kiếm hy vọng. Điều này không chỉ làm mất đi niềm tin vào khoa học và lý trí, mà còn có thể gây ra những hậu quả khó lường. Qua câu chuyện này, Bồ Tùng Linh đã khéo léo phê phán thói quen mê tín và kêu gọi con người hãy sống dựa vào tri thức, lý trí và khoa học. Em hiểu rằng, để xây dựng một xã hội tiến bộ và văn minh, chúng ta cần phải loại bỏ mê tín, không tin vào những điều vô căn cứ và luôn tin tưởng vào khoa học.

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi - Mẫu 4

Qua câu chuyện Dế chọi của Bồ Tùng Linh, chúng ta thấy hiện lên một xã hội bất công và tàn bạo. Tác giả đã sử dụng những chi tiết kì ảo, hoang đường trong gia đình Thành Danh để phê phán hệ thống quan lại phong kiến vốn tàn ác và bóc lột những người dân lương thiện. Điều đặc biệt là Thành Danh không muốn phiền đến dân làng, nên phải tự mình bắt dế cống nạp. Đây là một thể hiện rõ nét của lòng nhân đạo và tấm lòng chân chính của một vị quan lại. Qua đó, tác giả cũng bày tỏ sự cảm thông với số phận bé nhỏ của những người dân hiền lành, chất phác, những người không có tiếng nói và không thể tự quyết định số phận của mình. Bọn quan lại và cường hào đã lợi dụng quyền hành để bóc lột và chà đạp dân chúng. Câu chuyện cũng có chi tiết kì ảo về chi tiết con trai của Thành hóa thành con dế chọi, luôn chiến thắng trong mọi cuộc đấu. Thể hiện ước mơ của người dân về điều kì diệu sẽ luôn giúp đỡ người tốt trong hoàn cảnh khó khăn. Và người tốt sẽ được sống cuộc đời sung sướng về sau. Cũng như gia đình Thành sau khi tìm được dế cho vua đã được ban thưởng rất hậu hĩnh và có một cuộc đời sung túc. Câu chuyện chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, khi con người tuân theo thuyết luân hồi báo ứng. Chính vì thế, giá trị nhân đạo được thể hiện rõ nét qua tác phẩm này.

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi - Mẫu 5

Tính chất kì ảo là một trong những yếu tố đã làm nên thành công của truyện Dế chọi. Và đặt ra một vấn đề về ước mơ sống hạnh phúc của người dân. Truyện có hai sự việc mang tính chất kì ảo. Sự việc thứ nhất là mảnh giấy do bà đồng gù ném ra sau khi vợ Thành sắm lễ đến xin bói, những hình vẽ trên mảnh giấy kia là sự chỉ dẫn kì lạ giúp Thành bắt được con dế quý. Sự việc thứ hai: sau khi làm chết con dế quý của cha, đứa con trai 9 tuổi của Thành đã hóa thân thành con dế, tuy nhỏ, nhưng có thể thắng bất cứ con dế kì lạ nào. Để thấy được ý nghĩa, vai trò của từng yếu tố kì ảo trong truyện, cần đặt nó vào mạch chuyện. Sự kiện thứ nhất xuất hiện lúc Thành đang lâm vào thế bế tắc: không làm sao mà tìm được con dế đạt tiêu chuẩn để nộp quan, khiến Thành rơi vào khốn đốn: bị đánh đập, o ép đến mức muốn tự tử. Mảnh giấy có tính chất chỉ dẫn của bà đồng gù đã giúp Thành tìm được con dế quý. Mặc dù con dế đó không nộp được cho quan (vì bị đứa con trai làm chết), nhưng có vai trò dẫn đến sự việc có tính chất kì ảo thứ hai: đứa con trai đã hoá thành một con dế để cứu cha. Như vậy, các yếu tố kì ảo trong truyện có quan hệ liên đới, cùng tập trung tháo gỡ bế tắc của nhân vật, đẩy câu chuyện phát triển theo chủ ý sáng tạo của tác giả. Với ý nghĩa sâu xa, yếu tố kì ảo chính là sự giúp đỡ của các vị thần cho người tốt trong những lúc gặp khó khăn. Mở rộng hơn câu chuyện còn muốn giáo dục con người về việc sống tốt, sống thanh khiết ắt sẽ được trờ xanh an bảo vệ.

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi - Mẫu 6

Qua câu chuyện Dế chọi, Bồ Tùng Linh đã mở ra trước mắt độc giả một bức tranh phản ánh chân thực về xã hội bất công và tàn bạo của thời đại. Tác giả đã sử dụng những chi tiết kì ảo, hoang đường trong gia đình Thành Danh để lên án hệ thống quan lại phong kiến, những kẻ tàn ác và bóc lột những người dân lương thiện. Điều đặc biệt là nhân vật Thành Danh, một vị quan lại chân chính, lại không muốn phiền đến dân làng, nên phải tự mình bắt dế cống nạp. Điều này thể hiện rõ tấm lòng nhân đạo và sự cảm thông của Thành với số phận bé nhỏ của những người dân hiền lành, chất phác. Trong xã hội đó, những người dân này không có tiếng nói, không thể tự quyết định số phận của mình, bởi lũ quan lại và cường hào đã lợi dụng quyền hành để bóc lột và chà đạp họ. Họ phải phục vụ những yêu cầu rất quái gở của bọn vua chúa chỉ để thỏa niềm vui thích. Và nếu không đáp ứng được thì sẽ phải chịu cái chết. Câu chuyện mang tính khái quát giá trị hiện thực cao. Thời đại phong kiến lạc hậu, áp bức con người. Chà đạp đến những người dân lương thiện. Chính vì thế, giá trị nhân đạo được tác giả thể hiện rõ nét qua tác phẩm này.

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi - Mẫu 7

Dế chọi là câu chuyện mang nhiều yếu tố hoang đường, một đặc trưng nổi bật trong bút pháp nghệ thuật của “Liêu Trai chí dị”. Câu chuyện có giá trị sâu sắc trong việc giáo dục con người sống tốt và sống chính trực ắt sẽ được giúp đỡ. Thông qua yếu tố kì ảo đầu tiên chính là việc cô đồng đưa bức tranh cho Thành để đi tìm con dế cứu mạng gia đình, nhờ đó mà Thành như được sống lại, gia đình Thành có hi vọng được sống yên ổn. Sau đó là sự việc đau lòng đứa con của Thành nhảy xuống giếng và bị chết đuối. Tuy nhiên tác giả không chỉ để dừng lại đó mà lại sử dụng tiếp yếu tố kì ảo cho việc đứa con trai sống dậy, sau đó thằng bé hóa thân vào con dế. Nhờ đó đưa gia đình Thành một bước lên mây, có cuộc sống giàu sang quyền quý. Từ những yếu tố kì ảo xuất hiện trong văn bản, chúng ta thấy được tính chất kì ảo được tác giả sử dụng đã tạo nên tính chất li kì đầy chất quái dị nhưng không kém phần hấp dẫn. Từ đó làm nổi bật lên giá trị hiện thực về một xã hội tàn bạo, đè nén gây ra bao đau thương cho người dân hiền lành lương thiện. Đồng thời truyện cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với số phận người dân không quyền không thế. Ước mong về cuộc sống hạnh phúc và ấm lo. Đồng thời giáo dục con người về sự sống liêm khiết, chính trực.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá