Chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều Một số khái niệm

373

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Lịch sử lớp 12 Một số khái niệm sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Lịch sử 12 Một số khái niệm

Mở đầu trang 40 Chuyên đề Lịch Sử 12: Vậy hội nhập quốc tế là gì? Hội nhập quốc tế diễn ra trên những lĩnh vực nào? Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã diễn ra như thế nào?

Lời giải:

- Hội nhập quốc tế là quá trình các quốc gia tham gia vào hệ thống khu vực thế giới, trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống khu vực và thế giới.

- Hội nhập quốc tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, chính trị; An ninh-quốc phòng; văn hóa-xã hội,…

- Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, như:

+ Tham gia và có những đóng góp tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

+ Tham gia các tổ chức quốc tế, như: Liên hợp quốc; Tổ chức Thương mại thế giới; Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương,…

1. Toàn cầu hoá

Câu hỏi trang 42 Chuyên đề Lịch Sử 12: Giải thích khái niệm toàn cầu hoá.

Lời giải:

Toàn cầu hoá là quá trình gia tăng kết nối các khu vực, quốc gia dân tộc khác nhau thành một hệ thống gắn kết, tác động và phụ thuộc lẫn nhau ở quy mô toàn cầu.

Câu hỏi trang 42 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu một số dẫn chứng cụ thể về toàn cầu hoá.

Lời giải:

Một số dẫn chứng cụ thể:

- Ví dụ 1. Sự ràng buộc, chi phối lần nhau về kinh tế giữa các quốc gia khiến các cuộc khủng hoảng kinh tế dễ dàng lan từ quốc gia này sang quốc gia khác, dẫn đến những nguy cơ mất ổn định. Ví dụ như: Cuộc khủng hoảng kinh tế từ Mỹ (2008) đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới như Đức, Anh, Pháp, ... tác động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu với sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn,…

- Ví dụ 2. Theo số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), trong những năm gần đây, đã có sự gia tăng di cư từ các nước như: En Xan-va-đo, Hôn-đu-rát và Goa-tê-ma-la, ... đến Mỹ. Các nước châu Á như: Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, ... có số lượng đáng kể công dân di cư ra nước ngoài, tìm kiếm việc làm ở Mỹ, Ca-na-đa, Xin-ga-po,...

- Ví dụ 3. Khoảng đầu thế kỉ XX, phở trở thành một món ăn phổ biến ở Việt Nam. Từ những thập kỉ cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, nhiều nhà hàng phở xuất hiện tại các thành phố lớn ở Mỹ, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Liên bang Nga, Đức, Hàn Quốc, ... Phở được coi là “đại sứ ẩm thực” của Việt Nam. Quá trình phổ biến của món phở Việt Nam ra thế giới là một trong những biểu hiện của toàn cầu hoá.

Câu hỏi trang 43 Chuyên đề Lịch Sử 12: Phân tích những biểu hiện của toàn cầu hoá.

Lời giải:

Từ thập niên 80 của thế kỉ XX đến nay, quá trình toàn cầu hoá đã diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.

♦ Lĩnh vực kinh tế:

- Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và gia tăng vị thế của các công ty xuyên quốc gia.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),...

♦ Lĩnh vực công nghệ thông tin: Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như internet, dữ liệu lớn, vệ tinh liên lạc và điện thoại.

♦ Lĩnh vực chính trị, an ninh:

- Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế và khu vực quốc tế như Liên hợp quốc (UN), ASEAN, EU,...

- Sự nổi lên của nhu cầu quản trị toàn cầu để giải quyết các thách thức chung như chủ nghĩa khủng bố, nạn buôn người, tình trạng di cư bất hợp pháp,...

♦ Lĩnh vực văn hóa, giáo dục: Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế (âm nhạc, báo chí, phim ảnh, xuất bản phẩm,...) và hoạt động du lịch, du học,....

Câu hỏi trang 45 Chuyên đề Lịch Sử 12: Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá. Nêu ví dụ cụ thể

Lời giải:

 Tác động tích cực của toàn cầu hoá

- Kinh tế:

+ Tăng cường kết nối các nền kinh tế thế giới thông qua hoạt động trao đổi thương mại, tài chính, đầu tư...

+ Xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu; tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia.

- Công nghệ: Thúc đẩy quá trình hợp tác, chuyển giao khoa học, công nghệ, kĩ thuật giữa các quốc gia trên thế giới.

- An ninh, chính trị

+ Từng bước củng cố và hoàn thiện các thiết chế và hệ thống luật pháp quốc tế, tiến tới quản trị toàn cầu.

+ Đưa lại khả năng giải quyết nhiều vấn đề chung đang thách thức nhân loại như tội phạm quốc tế, di cư bất hợp pháp..

- Văn hoá, giáo dục

+ Tạo điều kiện giao lưu văn hoá, giáo dục quốc tế.

+ Thúc đẩy ngoại giao nhân dân, ngoại giao nhân dân, ngoại giao văn hoá thông qua hoạt động du lịch, du học.

- Ví dụ về tác động tích cực của toàn cầu hóa:

+ Ví dụ 1 (về kinh tế). Số lượng khách du lịch quốc tế đã gia tăng nhanh chóng trong những thập kỉ vừa qua, tạo ra nguồn thu khổng lồ cho các nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá. Từ năm 1995 đến năm 2019, lượng khách du lịch quốc tế đã tăng từ 1,08 tỉ lên 2,4 tỉ người.

+ Ví dụ 2 (về chính trị). Các thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) luôn thúc đẩy hợp tác và chia sẻ quá trình ra quyết định về các vấn đề chính trị, hợp tác xây dựng các chính sách, quy định và luật pháp liên quan đến các quốc gia thành viên. Khung thể chế chung đó thúc đẩy đối thoại, đàm phán, đảm bảo ổn định chính trị và hợp tác bền vững.

+ Ví dụ 3 (về văn hóa). Làn sóng Hallyu là một thuật ngữ tiếng Hàn được dùng để miêu tả sự lan tỏa và phổ biến của văn hóa Hàn Quốc ra nước ngoài. Làn sóng Hallyu lấy mốc ra đời từ những năm 1990, nhưng đỉnh cao của nó đã xuất hiện vào những năm 2000 và 2010. Một số yếu tố chính đã góp phần vào sự phát triển của Hallyu bao gồm: Phim ảnh và truyền hình Hàn Quốc; Nhạc K-Pop; Phong cách thời trang; Ẩm thực…. Thông qua làn sóng này, nhiều nét đẹp văn hóa của Hàn Quốc đã được quảng bá rộng rãi ra nhiều nước trên thế giới.

 Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá

- An ninh, chính trị

+ Xuất hiện nhiều nguy cơ đe doạ an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia, gây ra bởi các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

+ Xuất hiện nguy cơ lệ thuộc về an ninh, quân sự của các nước đang phát triển vào các nước lớn.

- Kinh tế, xã hội: xuất hiện nhiều thách thức về kinh tế, xã hội như sự lệ thuộc tài chính và công nghệ bên ngoài, phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội

- Văn hoá, giáo dục: xuất hiện nguy cơ xung đột giữa các nền văn hoá, làm mai một bản sắc văn hoá của các cộng đồng, dân tộc,...

- Ví dụ về tác động tiêu cực của toàn cầu hóa:

+ Ví dụ 1 (về chính trị): trong xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia phải đối mặt với nhiều nguy cơ, đặc biệt là các vấn đề an ninh phi truyền thống, như: an ninh thông tin; biến đổi khí hậu, nguồn tài nguyên cạn kiệt, bệnh truyền nhiễm, thiên tai, di cư trái phép, tình trạng thiếu lương thực, đưa người di cư trái phép, buôn bán ma túy trái pháp luật và tội phạm xuyên quốc gia….

+ Ví dụ 2 (về kinh tế): Cuộc khủng hoảng kinh tế từ Mỹ (2008) đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới như Đức, Anh, Pháp, ... tác động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu với sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn.

2. Hội nhập quốc tế

Câu hỏi trang 45 Chuyên đề Lịch Sử 12: Giải thích khái niệm hội nhập quốc tế.

Lời giải:

Khái niệm: Hội nhập quốc tế là quá trình các quốc gia tham gia vào hệ thống khu vực thế giới, trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống khu vực và thế giới.

Câu hỏi trang 45 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu một số dẫn chứng cụ thể về hội nhập quốc tế.

Lời giải:

Ví dụ:

- Ví dụ 1.  Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Hiện nay, APEC có 21 thành viên chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đóng góp khoảng 55% GDP toàn cầu và gần 43% giá trị thương mại thế giới.

- Ví dụ 2. Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) là một diễn đàn quan trọng nhất về hợp tác an ninh ở châu Á. ARF đã bổ sung vào các cơ chế liên minh song phương và đối thoại khác nhau hiện có ở châu Á, củng cố hợp tác an ninh ở khu vực. ARF tạo ra một cơ chế hoạt động giúp các thành viên có thể thảo luận về các vấn đề an ninh trong khu vực và tăng cường các biện pháp hợp tác nhằm thúc đẩy hoà bình và an ninh.

- Ví dụ 3. Trung tâm kết nối hội nhập văn hoá quốc tế là Tổ chúc Giáo dục, Khoa học

và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO). Tổ chức này hoạt động với mục đích thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học vả văn hoa, góp phần xây dựng hoà bình, phát triển bền vững và đối thoại liên văn hoá, ... UNESCO hoạt động dựa trên sự tôn trọng các giá trị chung nhằm tạo điều kiện thúc đầy đối thoại giữa các dân tộc, các nền văn minh, văn hoá.

Câu hỏi trang 47 Chuyên đề Lịch Sử 12: Trình bày nội dung hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hoá, giáo dục. Nêu ví dụ cụ thể.

Lời giải:

♦ Hội nhập trên lĩnh vực kinh tế:

- Biểu hiện: Giao lưu, hợp tác, gắn kết nền kinh tế của quốc gia này với quốc gia khác hoặc tổ chức kinh tế khu vực, toàn cầu.

- Ví dụ: Năm 2023, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bao gồm 164 thành viên, chiếm tổng số 98% thương mại của toàn thế giới.

♦ Hội nhập trên lĩnh vực Chính trị:

- Biểu hiện: Tham gia vào cơ chế quyền lực tập thể vì mục tiêu, lợi ích quốc gia.

- Ví dụ: Đến 2023, Liên hợp quốc có 193 nước thành viên, là tổ chức liên chính phủ lớn nhất trên thế giới.

♦ Hội nhập trên lĩnh vực an ninh – quốc phòng:

- Biểu hiện: Tham gia vào quá trình duy trì hoà bình, an ninh của các quốc gia, khu vực và toàn cầu thông qua các hiệp ước, quy tắc an ninh quốc phòng khu vực và quốc tế.

- Ví dụ: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là một trong những văn bản quan trọng bảo đảm an ninh hàng hải trên thế giới.

♦ Hội nhập trên lĩnh vực văn hóa:

- Biểu hiện: Trao đổi, hợp tác, giao lưu văn hoá với bên ngoài; chia sẻ giá trị văn hoá với các quốc gia khác.

- Ví dụ: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) hiện có 195 quốc gia thành viên, hoạt động với mục đích thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá.

♦ Hội nhập trên lĩnh vực giáo dục:

- Biểu hiện: Hiện đại hoá, quốc tế hoá nền giáo dục của quốc gia thông qua hợp tác giáo dục, đào tạo.

- Ví dụ: Sự xuất hiện của các trường đại học quốc tế và gia tăng số lượng lưu học sinh đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục.

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá